Triệu chứng giảm thính lực, nguyên nhân và cách chữa trị

Triệu chứng giảm thính lực, nguyên nhân và cách chữa trị

Chào bác sĩ, tôi tên là Nguyên, 35 tuổi. Thời gian gần đây tôi thấy mình bị giảm khả năng nghe rõ rệt, càng ngày càng nghe không rõ. Tôi rất lo lắng về tình trạng của mình, mong bác sĩ giải thích giúp tôi tình trạng của mình và cho tôi lời khuyên. Cảm ơn bác sĩ. 

Trả lời:

Chào bạn Nguyên, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Về tình trạng của bạn, chúng tôi xác định bạn đang gặp phải triệu chứng giảm thính lực. Để bạn có thể hiểu rõ hơn về triệu chứng của mình, chúng tôi xin cung cấp một số thông tin như sau:

1. Giảm thính lực là gì

2. Nguyên nhân gây ra triệu chứng giảm thính lực

3. Biến chứng của giảm thính lực

4.  Biểu hiện của giảm thính lực

5. Phương pháp điều trị giảm thính lực

6. Phòng ngừa giảm thính lực

===

Tham vấn thông tin, tư vấn và hẹn khám bệnh:

Bác sĩ Nguyễn Tường Vũ

Bác sĩ Lê Thành Nhân

===

1. Giảm thính lực là gì

Giảm thính lực là khi bạn không thể nghe một phần hoặc toàn bộ âm thanh bằng một hoặc cả hai tai. Giảm thính lực thường xảy ra từ từ theo thời gian. Các tên gọi khác của giảm thính lực là: giảm khả năng nghe, điếc, điếc dẫn truyền.

Tai có ba phần chính là ống tai ngoài, ống tai giữa và ống tai trong. Việc nghe sẽ bắt đầu khi sóng âm truyền vào ống tai ngoài tới màng nhĩ (là một phần da mỏng giữa tai ngoài và tai giữa). Khi sóng âm đụng vào màng nhĩ thì màng nhĩ sẽ rung động.

Ba xương của tai giữa được gọi là chuỗi xương con. Chúng bao gồm xương búa, xương đe, và xương bàn đạp. Màng nhĩ và chuỗi xương con cùng nhau khuếch đại sự rung động khi sóng âm truyền vào tai trong.

Khi sóng âm chạm tới tai trong, chúng truyền các dịch trong ốc tai. Ốc tai là cấu trúc hình ốc ở tai trong. Trong ốc tai có các tế bào thần kinh và hàng ngàn sợi lông siêu nhỏ gắn liền với chúng. Những sợi lông này giúp chuyển đổi sóng âm thành tín hiệu điện sau đó đi đến não. Từ đó, bộ não sẽ phiên mã các tín hiệu điện như là âm thanh. Các sự rung động âm thanh khác nhau tạo ra những phản ứng của sợi lông siêu nhỏ, do đó truyền tín hiệu âm thanh khác nhau lên não.

Tình trạng giảm thính lực xảy ra khi các bộ phận của tai gặp vấn đề. 

2. Nguyên nhân gây ra triệu chứng giảm thính lực

Những guyên nhân phổ biến nhất gây ra giảm thính lực đó là: điếc dẫn truyền, điếc tiếp nhận (SNHL), và điếc hỗn hợp.

Điếc dẫn truyền

Điếc dẫn truyền xảy ra khi âm thanh không thể truyền từ tai ngoài tới màng nhĩ và hệ thống xương của tai giữa. Khi xảy ra loại điếc này, bạn có thể thấy khó nghe những âm thanh nhẹ hoặc nhỏ. Điếc dẫn truyền không phải lúc nào cũng kéo dài vĩnh viễn. Can thiệp y khoa có thể điều trị được tình trạng này. Điều trị có thể bao gồm kháng sinh hoặc can thiệp phẫu thuật, chẳng hạn như cấy ghép ốc tai. Cấy ghép ốc tai là cấy một máy điện nhỏ dưới da của bạn phía sau tai. Nó sẽ chuyển rung động âm thanh thành các tín hiệu điện mà não của bạn có thể phiên giải như là những âm thanh có ý nghĩa.

Điếc dẫn truyền có thể là kết quả của:

  • Nhiễm trùng tai
  • Dị ứng
  • Tai của người thường xuyên bơi lội
  • Sự tích tụ ráy trong tai

Một vật lạ mà kẹt trong tai, u lành tính hoặc vết sẹo của ống tai do nhiễm trùng tái phát là tất cả các nguyên nhân có thể xảy ra dẫn tới giảm thính lực.

3. Biến chứng của giảm thính lực

Giảm thính lực được thấy có ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng cuộc sống và trạng thái tinh thần của chúng ta. Nếu bạn nghe kém, bạn có thể gặp khó khăn để hiểu người khác. Điều này có thể làm bạn cảm thấy lo lắng, mặc cảm hoặc gây ra chứng trầm cảm. Điều trị giảm thính lực có thể giúp cải thiện cuộc sống đáng kể, khôi phục sự tự tin đồng thời cải thiện khả năng giao tiếp với người khác.

Điều trị tình trạng giảm thính lực với bác sĩ

Trong trường hợp giảm thính lực kéo dài và ngày càng trầm trọng thì bạn nên đi khám bác sĩ

4.  Khi nào nên đi khám bác sĩ

Giảm thính lực thường xảy ra theo thời gian. Ban đầu, bạn không thể nhận thấy bất kỳ sự thay đổi nào trong khả năng nghe của mình. Tuy nhiên, nếu bạn có bất kỳ triệu chứng nào sau đây, bạn nên liên hệ với bác sĩ:

  • Giảm thính lực ảnh hưởng đến hoạt động hàng ngày của bạn
  • Giảm thính lực trở nên nặng hơn hoặc không biến mất
  • Giảm thính lực một bên tai nhiều hơn
  • Giảm thính lực đột ngột
  • Ù tai
  • Giảm thính lực nặng
  • Bị đau tai kèm với các vấn đề về thính lực
  • Bị đau đầu
  • Yếu

Bạn nên gọi cấp cứu nếu bạn cảm thấy đau đầu, tê hoặc yếu đi cùng với bất kỳ điều nào sau đây:

Những triệu chứng này có thể xảy ra bởi các tình trạng đe dọa tính mạng cần được chăm sóc y tế ngay lập tức, chẳng hạn như viêm màng não.

Điếc tiếp nhận (SNHL)

Điếc tiếp nhận xảy ra khi có tổn thương các cấu trúc tai trong hoặc các đường dẫn truyền thần kinh tới não. Loại giảm thính lực này thường là kéo dài vĩnh viễn. Điếc tiếp nhận làm cho các âm thanh rõ ràng, bình thường, hoặc lớn trở nên nhỏ lại hoặc không rõ nữa.

Điếc tiếp nhận có thể là kết quả của:

  • Dị tật bẩm sinh làm thay đổi cấu trúc của tai
  • Lão hóa
  • Làm việc trong môi trường tiếng ồn lớn
  • Chấn thương đầu hoặc sọ
  • Bệnh Meniere, một rối loạn của tai trong có thể ảnh hưởng đến thính lực và sự cân bằng.
  • U thần kinh thính giác, là một khối u không ung thư hóa phát triển tại dây thần kinh nối giữa tai với não được gọi là "dây thần kinh tiền đình ốc tai ".

Nhiễm trùng

Nhiễm trùng cũng có thể gây tổn thương các dây thần kinh của tai và dẫn đến điếc tiếp nhận:

  • Bệnh sởi
  • Viêm màng não
  • Quai bị
  • Sốt tinh hồng nhiệt

Thuốc gây độc tai

Một số loại thuốc, được gọi là thuốc độc cho tai, cũng có thể gây điếc tiếp nhận. Có trên 200 loại thuốc không kê đơn và thuốc kê đơn có thể gây ra giảm thính lực. Nếu bạn đang dùng thuốc điều trị ung thư, điều trị bệnh tim hoặc nhiễm trùng nặng, hãy trao đổi với bác sĩ về các nguy cơ đối với khả năng nghe của tai có thể liên quan.

Điếc hỗn hợp

Điếc hỗn hợp cũng có thể xảy ra khi đồng thời có cả điếc dẫn truyền và điếc tiếp nhận

5. Phương pháp điều trị giảm thính lực

Nếu chứng giảm thính lực do tích tụ ráy trong ống tai hay một vật nào đó mắc trong tai, bạn có thể tự lấy ở nhà. Các thuốc không cần kê toa, bao gồm các chất làm mềm ráy tai, có thể giúp lấy ráy khỏi tai. Sử dụng ống tiêm bơm nước ấm vào ống tai để lấy ráy. Tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi cố gắng loại bỏ bất kỳ vật nào bị mắc kẹt trong tai để tránh vô tình gây tổn thương tai.

Đối với các nguyên nhân khác của giảm thính lực, bạn cần gặp bác sĩ. Nếu giảm thính lực là kết quả của nhiễm trùng, bác sĩ có thể cần kê toa kháng sinh. Nếu mất giảm thính lực do các vấn đề về giảm thính lực dẫn truyền khác, bác sĩ có thể giới thiệu bạn đến một chuyên gia để nhận máy trợ thính hoặc ốc tai điện tử.

6. Phòng ngừa giảm thính lực

Không phải tất cả các trường hợp giảm thính lực đều có thể phòng ngừa. Tuy nhiên, có một vài cách bạn có thể thực hiện để bảo vệ thính lực của mình:

- Sử dụng thiết bị an toàn nếu bạn làm việc ở những khu vực có tiếng ồn lớn và gắn nút bịt tai khi bạn đi bơi và đến các buổi hòa nhạc. Viện quốc gia về Chứng câm điếc và Các rối loạn giao tiếp khác cho biết 15% người từ 20 đến 69 tuổi giảm thính giác do tiếng ồn lớn.

- Thường xuyên đi kiểm tra thính lực nếu bạn làm việc ở môi trường tiếng ồn lớn, bơi lội hoặc đi xem hòa nhạc thường xuyên.

- Tránh tiếp xúc với tiếng ồn và âm nhạc lớn.

- Tìm kiếm sự trợ giúp khi nhiễm trùng tai. Chúng có thể gây thương tổn vĩnh viễn cho tai nếu không được điều trị.

Bạn Nguyên thân mến, trong trường hợp của bạn do chưa xác định nguyên nhân gây ra tình trạng giảm thính lực nên việc bạn cần làm đó là đi khám bác sĩ. Sau khi tìm ra nguyên nhân giảm thính lực, bác sĩ sẽ giúp bạn có một phác đồ điều trị phù hợp. Bạn có thể liên hệ với các bác sĩ của Hello Doctor chúng tôi theo số điện thoại 1900 1246 để đặt khám với các bác sĩ giỏi của chúng tôi.



Đọc thêm

Triệu chứng nghe tiếng nói trong đầu nguyên nhân và cách điều trị
Ảo thanh là một triệu chứng nghe tiếng nói trong đầu thường gặp ở bệnh nhân tâm thần phân liệt. Thực chất, nó thường gặp đến mức được xem là một trong...
Chứng co giật cơ môi - Nguyên nhân và cách phòng bệnh
Đôi khi, bạn sẽ cảm thấy môi của mình bị co giật một cách không kiểm soát được. Thường nguyên nhân phổ biến gây giật cơ môi ở 10...
Nguyên nhân gây ra triệu chứng đau đầu hai bên thái dương
Chào bác sĩ. Tôi tên là Thu Hương, là nhân viên văn phòng. Thời gian gần đây tôi có tình trạng bị đau đầu hai...
Triệu chứng chán nản kéo dài là dấu hiệu của bệnh gì?
Chào bác sĩ, tôi tên là Ngọc. Tôi thấy một số bệnh như trầm cảm, stress thường có dấu hiệu đó là chán nản. Vậy bác sĩ...
Triệu chứng run tay khó thở
Triệu chứng run rẩy tay chân và khó thở  kết hợp có thể được gây ra bởi rất nhiều nguyên nhân khác nhau, như: rối loạn lo âu, rối...

Đánh giá bài viết Gửi đánh giá

  • Lê Hoàng

    Tôi cũng vì giảm thính lực với đau tai mà đi khám mới phát hiện bị nhiễm trùng. Điều trị một thời gian mới đỡ, mọi người cũng nên đi khám khi thấy có triệu chứng đi nhé.

    04/12/2017
  • Le Thị Ngọc Tình

    Tôi cũng đang có triệu chứng giảm thính lực 2 tuần này mà không rõ nguyên nhân vì sao, có lẽ tôi nên đi khám xem thế nào. Cảm ơn bài chia sẻ của bác sĩ

    04/12/2017

Bình luận, đặt câu hỏi

Các thông tin cá nhân của bạn sẽ không bị công khai

Nội dung