Có những cách điều trị bệnh run tay chân như thế nào?

Có những cách điều trị bệnh run tay chân như thế nào?

Chào bác sĩ, tôi tên là Hà. Mẹ của tôi thời gian gần đây bị bệnh run chân tay và gia đình tôi muốn đưa mẹ đi khám. Bác sĩ có thể tư vấn giúp tôi những cách điều trị bệnh run chân tay để tôi có thể tham khảo được không ạ. Mong bác sĩ sớm hồi đáp. Cảm ơn bác sĩ.

===

Tham vấn thông tin, tư vấn và hẹn khám bệnh:

Bác sĩ Nguyễn Tường Vũ

Bác sĩ Lê Thành Nhân

===

Trả lời:

Chào bạn Hà, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Để trả lời câu hỏi của bạn, trước hết chúng ta hãy tìm hiểu xem bệnh run tay chân là gì, các triệu chứng của nó và nguyên nhân thường gặp gây run tay chân nhé!

1. Bệnh run tay chân là gì

2. Triệu chứng của bệnh run tay chân là gì

3. Yếu tố nguy cơ bị mắc bệnh run chân tay

4. Nguyên nhân gây ra bệnh run chân tay

5. Điều trị bệnh run tay chân như thế nào

1. Bệnh run tay chân là gì?

Run tay chân là tình trạng cử động tay chân nhịp nhàng bất thường không theo ý muốn của cơ thể. Đây không phải là một tình trạng bệnh lí đe dọa tính mạng, nhưng bệnh có thể làm bạn gặp nhiều khó khăn trong sinh hoạt hằng ngày. Triệu chứng này cũng có thể là dấu hiệu sớm của một vài bệnh lí thần kinh hoặc các bệnh lí thoái hóa. Triệu chứng run này hay gặp ở bàn tay và cánh tay, ngoài ra bạn còn có thể gặp triệu chứng này ở đầu, mặt, lưỡi, cổ. Trong các trường hợp hiếm, bạn còn có thể gặp run chân và ngón chân.

2. Các dấu hiệu, biểu hiện và triệu chứng của bệnh run tay chân là gì?

Triệu chứng này có thể xuất hiện thường xuyên hoặc thỉnh thoảng mới xuất hiện, có thể ảnh hưởng tới cả hai bên cơ thể hoặc chỉ ở một bên. Hầu hết các bệnh nhân than phiền về triệu chứng này thường bị run tay chân lúc họ đang cố gắng thực hiện một việc gì đó như cột dây giày. Các cơn run tay chân này được gọi là run khi hoạt động. Ngược lại, có những người than phiền họ bị run tay chân khi nghỉ ngơi và các cơn run này gọi là run lúc nghỉ. 

Triệu chứng có thể dao động từ rất nhẹ tới cực kì nặng. Lúc đầu khi mới xuất hiện, triệu chứng run tay chân rất nhẹ, hầu như không ảnh hưởng tới bất kì hoạt động nào của bạn. Sau đó tiến triển dần tới mức ảnh hưởng tới các hoạt động thường ngày của bạn.

Các dấu hiệu dưới đây có thể gợi ý cho bạn triệu chứng run tay chân:

  • Bạn để ý tới các cơn run tay hay cánh tay khi cố gắng thực hiện các công việc cần dùng tay
  • Run cẳng chân, bàn tay có thể ảnh hưởng tới khả năng giữ thăng bằng của bạn. Chúng còn có thể thay đổi tư thế và dáng đi của bạn.

_____________________________

Bác sĩ tư vấn và hẹn khám

☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246

☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor

☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor 

  HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG

_____________________________

3. Yếu tố nguy cơ bị mắc bệnh run chân tay

Các yếu tố dưới đây có thể làm cho triệu chứng run tay chân trở nên tệ hơn:

  • Căng thẳng 
  • Mệt mỏi
  • Đói
  • Nhiệt độ môi trường rất lạnh hoặc rất nóng
  • Uống các loại thức uống có chứa caffeine
  • Hút thuốc lá

Những người trên 40 tuổi có nguy cơ cao mắc chứng run tay chân. Ngoài ra, gen di truyền cũng là một yếu tố ảnh hưởng tới nguy cơ mắc bệnh. Triệu chứng này có thể di truyền, nhưng cũng có trường hợp bệnh nhân có tiền sử gia đình không ai mắc bệnh này. Nếu trong gia đình bạn có gen gây run tay chân thì khả năng con bạn mắc bệnh này là 50%.

4. Nguyên nhân gây ra bệnh run chân tay

Có 5 nhóm nguyên nhân chính gây ra các triệu chứng trên:

Chứng run vô căn

Trong tất cả các nguyên nhân gây run tay chân thì đây là nguyên nhân thường gặp nhất. Đây là bệnh phổ biến nhất của hệ thần kinh. Bệnh thường bắt đầu ở tay, sau đó có thể di chuyển tới cánh tay, đầu, dây thanh âm hay các phần khác của cơ thể. Bệnh ảnh hưởng tới tay chân ngay cả khi chúng đang cử động, không như các chứng bệnh khác chỉ ảnh hưởng lúc nghỉ. Chất độc trong môi trường xung quanh cũng có thể gây bệnh, nhưng hiện nay vẫn chưa có bằng chứng khoa học nào chứng minh được mối liên hệ giữa chúng.

Bệnh Parkinson

Run tay chân là dấu hiệu sớm của bệnh Parkinson – căn bệnh ảnh hưởng tới 10 triệu người trên thế giới. Không phải bất kì ai mắc bệnh Parkinson đều có triệu chứng run tay chân, nhưng hầu hết những bệnh nhân Parkinson trong giai đoạn sớm của bệnh đều sẽ có thay đổi nhỏ trong cử động của tay chân, thậm chí là ngón tay.

Đại đa số thời gian mắc bệnh, các cơn run tay chân chỉ ảnh hưởng tới 1 bên cơ thể. Triệu chứng này thường gặp nhất khi cơ thể bạn đang thư giãn. Đó là lí do tại sao nó được gọi là run lúc nghỉ. Khi bạn cử động hay di chuyển thì triệu chứng này biến mất. Thậm chí bạn chỉ cần cử động ngón tay rất nhẹ thôi thì cơn run cũng ngay lập tức ngừng lại. Cũng như các kiểu run tay chân khác, căng thẳng hoặc vui mừng quá mức đều có thể làm triệu chứng nặng thêm. Theo thời gian, cơn run có thể lan ra từ một bên cơ thể sang bên kia.

Để biết bản chất của bệnh Parkinson, bạn cần xem tại goo.gl/78aZ1d.

Bệnh đa xơ cứng

Bệnh đa xơ cứng ảnh hưởng tới hệ miễn dịch, não bộ, các dây thần kinh và tủy sống, do đó có thể làm tay bạn bị run. Khi mắc bệnh, bạn sẽ bị run tay và chân. Bệnh này có thể gây ra nhiều kiểu run, hay gặp nhất là run khi hoạt động.

Hội chứng cai rượu

Trong hội chứng này, run tay chân là một trong những triệu chứng đầu tiên. Nếu bạn chưa say quá nhiều thì cơn run tay chỉ kéo dài vài ngày. Nếu bạn uống quá nhiều hoặc uống rượu trong thời gian dài thì triệu chứng này có thể kéo dài cả năm hoặc thậm chí lâu hơn.

Các nguyên nhân khác

Trong nhiều trường hợp, run tay chân không phải bệnh mà chỉ là cách cơ thể bạn đáp ứng lại với những thứ dưới đây:

- Thuốc: thủ phạm thường gặp nhất là những thuốc có tác dụng ngăn chặn hóa chất dẫn truyền thần kinh trong não bộ gọi là chất dopamine. Chất này truyền thông tin từ phần này sang phần khác của não. Những loại thuốc này được dùng để kiểm soát tâm trạng của bạn. Các cơn run tay chân sẽ biến mất khi bạn ngưng dùng thuốc

- Thiếu vitamin B12: nếu thiếu vitamin B12, hệ thần kinh của bạn sẽ không làm việc hiệu quả. Bạn có thể bổ sung thêm vitamin B12 từ thịt, cá, thịt gia cầm, trứng, sữa.

- Căng thẳng trong công việc và cuộc sống hằng ngày sẽ làm nặng thêm tình trạng run tay chân. Tức giận dữ dội, cực kì đói bụng hay thiếu ngủ đều có thể làm bạn run tay chân. Đây gọi là run sinh lí.

- Hạ đường huyết kích thích trung tâm đáp ứng căng thẳng tự nhiên của cơ thể và làm cho bạn run tay chân.

- Cường giáp: khi bị cường giáp, cả cơ thể bạn đều tăng hoạt động. Bạn có thể bị khó ngủ, tim đập nhanh và run tay.

- Tổn thương dây thần kinh: chấn thương hoặc mắc các bệnh liên quan tới hệ thần kinh trung ương đều có thể gây run tay. Bác sĩ gọi là bệnh thần kinh ngoại biên. Bệnh có thể ảnh hưởng tới cả tay và chân.

_____________________________

Bác sĩ tư vấn và hẹn khám

☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246

☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor

☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor 

  HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG

_____________________________

5. Điều trị bệnh run tay chân như thế nào?

Có nhiều phương pháp điều trị triệu chứng run tay chân. Tùy vào tình trạng bệnh mà bác sĩ sẽ quyết định điều trị cho bạn bằng phương pháp nào. Dưới đây là các phương pháp điều trị run tay chân thường được sử dụng.

Dùng thuốc

Không phải ai bị run tay chân đều cần điều trị. Tùy thuộc vào tình trạng run tay chân của bạn mà bác sĩ sẽ lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp, bắt đầu bằng việc dùng thuốc. Bác sĩ có thể kê cho bạn một trong các nhóm thuốc dưới đây:

  • Chẹn bêta
  • Thuốc chống co giật
  • Thuốc chống lo âu

Phẫu thuật có điều trị được run tay chân không?

Thông thường bác sĩ sẽ không lựa chọn phẫu thuật là phương pháp điều trị đầu tay khi điều trị run tay chân cho bệnh nhân. Việc điều trị run tay chân bằng phẫu thuật thường được sử dụng cho các bệnh nhân bị run tay nặng. Lựa chọn phẫu thuật được cân nhắc tới nếu bạn đã lớn tuổi hoặc triệu chứng run tay chân nặng dần lên. Có 2 loại phẫu thuật được sử dụng để điều trị run tay chân là kích thích não sâu và cắt đồi thị.

- Kích thích não sâu

Kích thích não sâu là thủ thuật được sử dụng để điều trị run tay chân. Trong quá trình thực hiện thủ thuật, bác sĩ phẫu thuật sẽ đặt một thiết bị điện vào trong não bộ của bạn. Một khi đã được đặt thành công, thiết bị này sẽ phát ra một tín hiệu điện làm ảnh hưởng tới vùng não gây run tay. Thủ thuật này hiện nay chỉ được thực hiện cho các bệnh nhân bị run tay trầm trọng.

- Cắt phẫu thuật đồi thị

Đây là một lựa chọn phẫu thuật khác dùng để điều trị run tay chân. Trong quá trình thực hiện thủ thuật này, bác sĩ phẫu thuật sẽ cắt một phần tổn thương trong đồi thị ở não. Việc này sẽ làm gián đoạn các hoạt động não bất thường và làm giảm hoặc ngưng run tay.

Ngoài dùng thuốc và phẫu thuật thì có phương pháp trị liệu nào có thể dùng để điều trị triệu chứng run tay không?

Bác sĩ có thể gợi ý cho bạn những cách thay đổi lối sống để giúp bạn làm giảm các triệu chứng run tay chân. Các gợi ý đó bao gồm:

  • Dùng các vật nặng hơn: bạn có thể thay các vật dụng nhẹ ở nhà như li thủy tinh, bộ dao nĩa hay dĩa ăn bằng các vật tương tự nặng hơn. Khối lượng dư ra làm cho bạn dễ dàng cầm chúng lên hơn.
  • Sử dụng các dụng cụ được thiết kế đặc biệt 
  • Đeo băng cánh tay

Run tay chân có thể điều trị khỏi không?

Việc lựa chọn phương pháp điều trị phụ thuộc khá nhiều vào nguyên nhân gây run tay chân, mặc dù hầu hết các nguyên nhân đều không thể điều trị khỏi được. Nếu nguyên nhân gây run tay chân là do một trong số các bệnh đã kể trên, điều trị các bệnh này có thể làm giảm bớt hay loại bỏ triệu chứng run tay. Nếu run tay là do dùng caffeine, rượu hay các chất kích thích khác thì bạn nên ngưng sử dụng. Nếu run tay là do tác dụng phụ của thuốc, bạn nên báo cho bác sĩ để bác sĩ đổi cho bạn thuốc khác ít tác dụng phụ hơn.

Run tay chân không ảnh hưởng tới tính mạng nhưng nó đem lại khá nhiều rắc rối trong cuộc sống hàng ngày. Hãy đi khám bác sĩ để được chẩn đoán, tìm ra nguyên nhân và điều trị càng sớm càng tốt. Bạn Hà có thể liên hệ đặt khám với các bác sĩ của Hello Doctor theo số điện thoại 1900 1246.



Bác sĩ khám, điều trị

Nguyễn Tường Vũ

Thạc sĩ-Bác sĩ Nguyễn Tường Vũ

Khoa: Nội thần kinh, Ngoại thần kinh

Nơi làm việc: Bệnh viện Chợ Rẫy

Kinh nghiệm: 28 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Lê Thành Nhân

Thạc sĩ - Bác sĩ Lê Thành Nhân

Khoa: Tâm thần, Nội thần kinh

Nơi làm việc: Bệnh viện Chợ Rẫy

Kinh nghiệm: 7 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Nguyễn Văn Hào

Thạc sĩ Nguyễn Văn Hào

Khoa: Cơ xương khớp, Nội thần kinh, Ngoại thần kinh

Nơi làm việc: Phòng Quân y – Bộ Tư lệnh Pháo binh

Kinh nghiệm: 22 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa cấp 2

Thông tin thêm về Run tay chân

Bệnh hồi hộp run tay - Nguyên nhân và cách khắc phục
Run tay là một trong những dấu hiệu cho thấy bạn đang lo âu. Triệu chứng này có thể gây khó chịu và ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng cuộc...
Run tay khi làm việc
Không như run tay do bệnh Parkinson – bệnh nhân thường bị run tay khi tay ở tư thể nghỉ ngơi và thường không ảnh hưởng tới công việc – run tay khi...
Run tay khi đứng trước đám đông
Run tay khi đứng trước đám đông có thể bị gây ra do nhiều nguyên nhân và có thể khó để chẩn đoán xác định nguyên...
Bệnh run tay bẩm sinh
Bệnh bẩm sinh là những bất thường mà một người có ngay từ lúc sinh ra, có thể biểu hiện ngay từ lúc mới sinh hoặc cũng có thể rất nhiều năm về sau...
Bệnh run tay chân và cách chữa
Run tay chân không phải là bệnh đe dọa tính mạng nhưng nó có thể ảnh hưởng đến sinh hoạt của bệnh nhân. 1. Bệnh run tay chân là...

Đánh giá bài viết Gửi đánh giá

  • Trần Minh Tuấn

    Tôi cũng bị run chân tay. Đi khám bác sĩ Thái thì được biết là do bị chứng run vô căn. Tôi đã được điều trị và sau một thời gian bệnh tình của tôi đã thuyên giảm rõ rệt. Tôi không còn cảm thấy run chân tay nữa. Cảm ơn bác sĩ.

    02/03/2018
  • Nguyễn Thị Oanh

    Tôi cũng đang có băn khoăn y như bạn Hà. Được người bạn chia sẻ nên biết được bài viết này của bác sĩ. Cảm ơn bác sĩ rất nhiều

    02/03/2018
Lê Thanh Bình (02/03/2018)
Tôi cũng thường xuyên bị run chân tay. Rất may đi khám thì bác sĩ bảo là do thiếu vitamin B12 nên mới bị run chân tay. Sau khi về nhà được bổ xung thêm vitamin B12 thì đã thấy đỡ hơn nhiều. Không thấy run chân tay nữa.

Bình luận, đặt câu hỏi

Các thông tin cá nhân của bạn sẽ không bị công khai

Nội dung