Tư vấn: Bị rối loạn thần kinh thực vật nên và không nên ăn gì?

Tư vấn: Bị rối loạn thần kinh thực vật nên và không nên ăn gì?

Để giúp cải thiện bệnh rối loạn thần kinh thực vật, bác sĩ sẽ giúp bạn thay đổi chế độ ăn uống qua việc hướng dẫn bạn nên ăn gì và không nên ăn gì trong thực đơn hàng ngày.

Những thông tin bạn có thể tham khảo trong bài viết này:

  1. Bị rối loạn thần kinh thực vật nên ăn gì
  2. Bị rối loạn thần kinh thực vật không nên ăn gì

===

Bác sĩ tham vấn thông tin và hỗ trợ khám bệnh:

✍ Sài Gòn: Các bác sĩ Bv Tâm Thần HCM, Đại Học Y Dược, Đại học Phạm Ngọc Thạch

✍ Hà Nội: Viện Tâm Thần Bạch Mai- Đại Học Quốc Gia (khoa Y) - Đại Học Y Hà Nội.

✍ Đà Nẵng: Bệnh viện tâm thần Đà Nẵng.

☎ Gọi điện tư vấn miễn phí và hẹn khám Bác sĩ: 19001246

⌨ CHAT FACEBOOK

Tư vấn qua CHAT ZALO

===

Nếu bạn chưa hiểu về bệnh rối loạn thực vật là gì, bạn có thể tham khảo thông tin trong bài viết Rối loạn thần kinh chức năng là gì.

Người bị bệnh rối loạn thần kinh thực vật nên ăn gì?

1. Bạn nên tăng lượng chất xơ và chất lỏng trong khẩu phần ăn, đồng thời giảm lượng chất béo. Điều này giúp bạn giảm đầy bụng hoặc khó tiêu, nhưng chú ý phải từ từ tăng chất xơ để tránh chướng bụng và đầy hơi.

Một số loại rau xanh nên dùng như bông cải xanh, rau ngót, cải thìa,… Ngoài ra, bác sĩ có thể đề nghị dùng chất xơ bổ sung như Metamucil hoặc Citrucel để tăng lượng chất xơ trong cơ thể. 

Bạn cũng nên chia thành các bữa ăn nhỏ trong ngày để tránh quá tải hệ tiêu hóa.

2. Bạn cần bổ sung thêm các thực phẩm giàu canxi, kẽm, magie, vitamin nhóm B để giữ cho hoạt động của hệ thần kinh thực vật luôn được ổn định.

3. Tăng lượng natri trong khẩu phần ăn của bạn lên 3-5 gam / ngày. Nếu không cảm thấy cải thiện và huyết áp vẫn ổn định, bạn có thể tăng lượng natri đến 5-7 gram / ngày. Điều này sẽ giúp cơ thể giữ lại chất lỏng trong các mạch máu để huyết áp được tăng lên. 

4. Bạn cũng cần bổ sung các loại thực phẩm giàu protein có nguồn gốc từ động vật như thịt, cá, trứng, sữa. Bởi vì protein có vai trò quan trọng trong việc hình thành, phát triển của não bộ và dây thần kinh.

5. Chất béo lành mạnh là một phần rất quan trọng trong chế độ ăn uống của người bệnh. Chất béo lành mạnh như Omega-3 và Omega-6 được tìm thấy trong cá, quả hạch, bơ và dầu thực vật như dừa, ôliu. Đây là những chất béo có nhiều lợi ích cho sức khỏe, giúp cơ thể chống lại tình trạng viêm và hỗ trợ chức năng của não.

6. Uống nhiều nước hơn trong ngày cũng giúp hệ tiêu hóa của bạn hoạt động tốt.

Việc đầu tiên thức dậy vào buổi sáng bạn nên làm là uống 1 ly nước 500ml, điều này sẽ làm tăng huyết áp trong vòng 5 phút. 

Bạn nên uống 2-2,5 lít nước (khoảng 8,5 đến 11 ly) trong 1 ngày.

7. Điều quan trọng là phải giữ lượng đường trong máu ổn định để cải thiện tình trạng bệnh. Đường huyết không ổn định làm tăng viêm nhiễm, gây mất cân bằng nội tiết tố và tác động tiêu cực đến sức khỏe của bạn.

Để cân bằng và ổn định lượng đường trong máu, bạn nên chia nhỏ các bữa ăn và ăn  sau mỗi 3-4 giờ. Các loại thực phẩm hàng đầu giúp ổn định đường huyết bao gồm chất béo không bão hòa, các loại thảo mộc và gia vị như nghệ và quế, cùng với giấm táo và chanh để cân bằng lượng đường trong máu.

_____________________________

Bác sĩ tư vấn và hẹn khám

☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246

☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor

☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor 

  HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG

_____________________________

Người bị bệnh rối loạn thần kinh thực vật không nên ăn gì?

1. Tránh ăn các bữa ăn quá thịnh soạn vì có thể gây các vấn đề tiêu hóa và đường huyết. Bạn nên chia thành những bữa ăn nhỏ hơn, thường xuyên hơn trong ngày thay vì ăn ba bữa chính.

2. Tránh các loại thực phẩm có chứa lactose và gluten, thường thấy ở bột mì, bánh hoặc bột nở. Nếu bạn kém hấp thu các loại đường này, bạn có thể bị chướng bụng, đầy hơi và tiêu chảy. 

3. Tránh các loại thực phẩm chế biến sẵn, chứa nhiều dầu mỡ và cholesterol.

4. Chất béo bão hòa, phổ biến trong các loại thịt béo và các sản phẩm từ sữa, có thể gây viêm và tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường type 2. Để tăng cường sức khỏe, bạn nên thay thế bằng thịt nạc và ăn một lượng vừa phải các nguồn chất béo lành mạnh.

5. Loại bỏ những thực phẩm chứa các loại đường tinh luyện và các loại ngũ cốc tinh chế có hàm lượng glycemic cao, vì chúng gây mất ổn định lượng đường trong máu. Đường bổ sung thêm hương vị nhưng ít chất dinh dưỡng. Thiếu hụt dinh dưỡng có thể dẫn đến các triệu chứng thần kinh. Chọn các loại thực phẩm dinh dưỡng như trái cây, rau và ngũ cốc nguyên hạt.

6. Tránh uống quá nhiều caffein, vì nó có thể làm tăng sản xuất nước tiểu và giảm lượng máu.

7. Tránh uống rượu. Rượu làm cho máu chảy dồn xuống chân có thể làm hạ huyết áp khi đứng.

Dinh dưỡng tốt luôn là biện pháp tiên quyết giúp cải thiện tình trạng bệnh. Cách tốt nhất để ngăn ngừa rối loạn thần kinh thực vật là kiểm soát cẩn thận bất kỳ tình trạng sức khỏe mà bạn đang mắc phải. Điều đó có nghĩa là kiểm soát lượng đường trong máu nếu bạn bị bệnh tiểu đường hoặc trao đổi với bác sĩ về phương pháp điều trị an toàn và hiệu quả nếu bạn nghiện rượu. 

Cho dù có bị bệnh hay không, bạn hãy ăn một chế độ ăn uống lành mạnh giàu trái cây, rau, ngũ cốc nguyên hạt và protein từ thịt nạc. Ghi chép nhật ký thực phẩm để nhận thức được những gì bạn đang ăn và để đảm bảo bạn có được tất cả các chất dinh dưỡng cần thiết cho mỗi ngày. Bên cạnh đó, bạn cũng nên duy trì cân nặng khỏe mạnh và tập thể dục thường xuyên để giữ gìn sức khỏe tốt.

Ngoài việc có một chế độ dinh dưỡng phù hợp, bạn cũng nên tham khảo thêm Cách phòng ngừa bệnh rối loạn thần kinh thực vật để đối phó với bệnh.



Bác sĩ khám, điều trị

Lê Thành Nhân

Thạc sĩ - Bác sĩ Lê Thành Nhân

Khoa: Tâm thần, Nội thần kinh

Nơi làm việc: Bệnh viện Chợ Rẫy

Kinh nghiệm: 7 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Nguyễn Thi Phú

Thạc sĩ - Bác sĩ Nguyễn Thi Phú

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Bệnh viện Đại Học Y Dược

Kinh nghiệm: 21 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Nguyễn Trọng Tuân

Bác sĩ Nguyễn Trọng Tuân

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Bệnh viện Tâm thần TP Hồ Chí Minh

Kinh nghiệm: 23 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Lê Duy

Bác sĩ Lê Duy

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Trung tâm Pháp Y Tâm thần Khu vực TP. Hồ Chí Minh

Kinh nghiệm: 15 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Vũ Ngọc Anh Thư

Bác sĩ Vũ Ngọc Anh Thư

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Hello Doctor

Kinh nghiệm: 11 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Vũ Thị Lan

Bác sĩ Chuyên khoa II Vũ Thị Lan

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Viện Sức khỏe Tâm thần Quốc gia - Bệnh viện Bạch Mai

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Phạm Công Huân

Bác sĩ Chuyên khoa II Phạm Công Huân

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Bệnh viện Bạch Mai

Kinh nghiệm: 12 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Nguyễn Viết Chung

Thạc sĩ Nguyễn Viết Chung

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Khoa Y Dược - Đại học Quốc Gia Hà Nội.

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Phan Đình Huệ

Bác sĩ Phan Đình Huệ

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Bệnh viện Tâm thần thành phố Đà Nẵng

Kinh nghiệm: 19 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Phạm Thị Hoài Mai

Bác sĩ Phạm Thị Hoài Mai

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Bệnh viện Tâm thần Đà Nẵng

Kinh nghiệm: 4 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Nguyễn Thúy Anh

Bác sĩ Nguyễn Thúy Anh

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Bệnh viện Tâm thần Hà Nội

Kinh nghiệm: 16 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Lê Thị Phương Thảo

Thạc sĩ - Bác sĩ nội trú Lê Thị Phương Thảo

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Bệnh viện Bạch Mai

Kinh nghiệm: 11 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Thông tin thêm về Rối loạn thần kinh thực vật

Cảnh giác với 7 tác hại của bệnh rối loạn thần kinh thực vật
Khi bị rối loạn thần kinh thực vật, nó gây ra nhiều ảnh hưởng nặng nề đến sức khỏe. Các chuyên gia Hello Doctor khuyên bạn nên cảnh giác với 7...
Hỏi đáp: Bệnh rối loạn thần kinh thực vật có chữa được không?
Chào bác sĩ Hello Doctor, mẹ tôi bị bệnh rôí loạn thần kinh thực vật đã hơn 1 năm nay, chữa trị nhiều nơi nhưng không thấy khỏi. Xin hỏi bác sĩ...
Lợi ích của các bài tập chữa rối loạn thần kinh thực vật
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc tập luyện có thể giúp cải thiện các triệu chứng của bệnh rối loạn thần kinh thực vật và tránh được những biến...
Vì sao bệnh rối loạn thần kinh thực vật gây khó thở?
Chào bác sĩ Hello Doctor, tôi có người em bị rối loạn thần kinh thực vật và thường xuyên bị khó thở. Xin hỏi bác sĩ vì sao rối loạn...
Vì sao bệnh rối loạn thần kinh thực vật gây mất ngủ?
Mất ngủ là một triệu chứng rất thường gặp ở những người rối loạn hệ thần kinh thực vật và cũng thường xảy ra ở 30% đến 50% dân số. Các chuyên gia của Hello Doctor...

Đánh giá bài viết Gửi đánh giá

    Bình luận, đặt câu hỏi

    Các thông tin cá nhân của bạn sẽ không bị công khai

    Nội dung