4 điều cần lưu ý trong cách chăm sóc người mắc đa nhân cách
Nếu bạn có người thân mắc bệnh đa nhân cách, bài viết về cách chăm sóc người bệnh đa nhân cách dưới đây có thể giúp ích cho bạn trong việc hỗ trợ cho cuộc sống và tinh thần của người thân mình.
===
Bác sĩ tham vấn thông tin và hỗ trợ khám bệnh:
✍ Sài Gòn: Các bác sĩ Bv Tâm Thần HCM, Đại Học Y Dược, Đại học Phạm Ngọc Thạch
✍ Hà Nội: Viện Tâm Thần Bạch Mai- Đại Học Quốc Gia (khoa Y) - Đại Học Y Hà Nội.
✍ Đà Nẵng: Bệnh viện tâm thần Đà Nẵng.
☎ Gọi điện tư vấn miễn phí và hẹn khám Bác sĩ: 19001246
===
Điều thứ nhất: Thấu cảm với người đa nhân cách
Nhận biết triệu chứng:
Bạn nên chú ý khi người thân mình có những thay đổi về cư xử, cách nói chuyện, thói quen ăn uống. Lúc này có thể nhân cách đang bị thay đổi. Bạn nên cư xử nhẹ nhàng, tránh các xung đột nếu các nhân cách có tính cách hung hăng, quá khích xuất hiện. Bạn nên tìm hiểu các thông tin về bệnh đa nhân cách để có thể dễ dàng chia sẻ với người bệnh. Tham khảo các thông tin về bệnh trong bài "Đa nhân cách là gì".
Tránh kỳ thị, phê phán:
Người bệnh thường bị xã hội gắn mác là "Tâm thần", hoặc một số từ ngữ không mấy tích cực.
Bạn nên hiểu rằng, người bệnh rất dễ cảm thấy bất lực, trầm cảm khi chính họ không thể kiểm soát bản thân của họ. Là người nhà, bạn nên an ủi, khuyến khích, tránh gây thêm áp lực hay phê phán, đay nghiến lên nỗi đau của họ.
_____________________________
☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246
☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor
☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor
HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG
_____________________________
Tâm sự với người bệnh:
Hãy tâm sự, hỏi thăm, trấn an họ sau mỗi khi nhân cách thay đổi. Lúc này, người bệnh thường cảm thấy yếu ớt, hoang mang nhất. Bạn có thể giúp họ biết được chuyện gì từng xảy ra khi “nhân cách kia” xuất hiện.
Ngoài ra, hãy tạo những kết nối hoặc các từ khóa giữa bạn với họ để giúp nhận biết nhanh khi Nhân cách bị thay đổi.
Điều thứ 2: Tạo môi trường an toàn, lành mạnh cho người bệnh
- Tránh hoặc hạn chế để các sang chấn tinh thần, tai nạn mà chính chúng là nguyên nhân hoặc yếu tố làm nặng thêm tình trạng bệnh, xuất hiện trong môi trường sống của ngưởi bệnh. Theo các nghiên cứu, phần lớn người bệnh đều từng mắc các sang chấn từ thuở thơ ấu như: nạn nhân của lạm dụng tình dục, Bạo lực gia đình hoặc phải chứng kiến các tai nạn thương tâm…
- Giúp người xung quanh hiểu, thông cảm với tình trạng của người bệnh.
- Tránh các yếu tố kích thích dễ dẫn đến sự xuất hiện của các “nhân cách thay thế”.
Điều thứ 3: Giúp người bệnh có chế độ sinh hoạt lành mạnh
- Người bệnh đa nhân cách hoàn toàn có thể sinh hoạt như người bình thường. Người bệnh vẫn có thể sinh hoạt, giao tiếp với mọi người.
- Không nên để người bệnh Lạm dụng chất gây nghiện, rượu bia.
- Khuyến khích họ chơi thể thao hoặc tập luyện một môn nghệ thuật mà họ yêu thích như: nhảy múa, vẽ, đánh đàn… Chính điều này sẽ giúp họ giảm stress, có sức khỏe tinh thần. Đây là điều vô cùng quan trọng, giúp hạn chế tần suất xuất hiện của các “ nhân cách thay thế”.
Để giúp đỡ được cho người bệnh, bạn nên tham khảo thêm thông tin tại Phòng tránh bệnh đa nhân cách.
_____________________________
☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246
☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor
☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor
HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG
_____________________________
Điều thứ 4 : Kết nối người bệnh với các sự hỗ trợ về y tế, tinh thần
- Hãy bảo đảm họ luôn nhận được các sự hỗ trợ về y tế, tinh thần.
- Theo dõi lịch kiểm tra định kỳ và thuốc điều trị. Bạn cũng nên khuyến khích người bệnh tuân thủ điều trị. Điều này sẽ làm giảm tần suất xuất hiện của các nhân cách thay thế.
- Nếu bạn thấy họ có các dấu hiệu Trầm cảm, Lạm dụng chất gây nghiện hoặc đang có áp lực tâm lý, stress mạn tính. Hãy báo ngay với bác sĩ điều trị để người bệnh nhận được phương pháp trị liệu tối ưu nhất.
_____________________________
☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246
☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor
☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor
HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG
_____________________________
Lời khuyên của Hello Doctor dành cho gia đình và người thân người mắc bệnh đa nhân cách
- Hãy luôn kiên nhẫn
Chúng tôi biết mặc dù rất khó khăn để kiềm chế hoặc thông cảm khi người bệnh có những hành vi khác thường. Nhưng hãy nhớ rằng người thân của bạn không hề muốn chuyện đó xảy ra. Cố gắng lắng nghe, kiên nhẫn, thấu cảm chính là chìa khóa giúp người bệnh mau chóng khôi phục cân bằng trong cuộc sống.
- Hãy liên lạc với bác sĩ hoặc chuyên gia tâm lý trị liệu nếu bạn thấy mình có các dấu hiệu trầm cảm, dấu hiệu stress
Chăm sóc người bệnh không bao giờ là điều dễ dàng. Đôi khi chính bản thân bạn cũng sẽ có lúc kiệt sức. Theo thống kê, người chăm sóc, người thân của các bệnh nhân tâm thần có tỉ lệ, nguy cơ cao mắc các bệnh như: Trầm cảm, rối loạn lo âu… Do đó, tìm đến sự hỗ trợ về y tế không có gì là xấu hổ hay ngượng ngùng cả!
- Chăm sóc chính bản thân bạn
Tránh các cảm xúc tiêu cực của người bệnh, hoặc đôi khi là của chính bạn ảnh hưởng đến sức khỏe tâm thần của mình. Hãy đảm bảo rằng mình luôn khỏe mạnh về cả tinh thần và thể chất. Chế độ ăn uống cân đối, tập luyện thể thao, thời gian biểu làm việc sinh hoạt hợp lý sẽ giúp giữ cân bằng cho cuộc sống của bạn. Khi đó, bạn mới luôn đủ năng lượng để đồng hành với người thân mình trong suốt chặng đường đấu tranh với bệnh tật.
Nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng đã nêu thì rất có thể bạn đã bị mắc chứng rối loạn đa nhân cách. Bạn nên đi khám để nhận được sự điều trị thích hợp nhất. Bạn có thể đặt khám bác sĩ chuyên khoa của Hello Doctor theo số điện thoại 1900 1246, chúng tôi luôn sẵn sàng để giúp đỡ bạn
Bác sĩ khám, điều trị
Thạc sĩ - Bác sĩ Lê Thành Nhân
Khoa: Tâm thần, Nội thần kinh
Nơi làm việc: Bệnh viện Chợ Rẫy
Kinh nghiệm: 7 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Thạc sĩ - Bác sĩ Nguyễn Thi Phú
Khoa: Tâm thần
Nơi làm việc: Bệnh viện Đại Học Y Dược
Kinh nghiệm: 21 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Khoa: Tâm thần
Nơi làm việc: Bệnh viện Tâm thần TP Hồ Chí Minh
Kinh nghiệm: 23 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Khoa: Tâm thần
Nơi làm việc: Trung tâm Pháp Y Tâm thần Khu vực TP. Hồ Chí Minh
Kinh nghiệm: 15 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Bác sĩ Chuyên khoa II Vũ Thị Lan
Khoa: Tâm thần
Nơi làm việc: Bệnh viện tuyến Trung Ương
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Bác sĩ Chuyên khoa II Phạm Công Huân
Khoa: Tâm thần
Nơi làm việc: Bệnh viện tuyến Trung Ương
Kinh nghiệm: 12 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Khoa: Tâm thần
Nơi làm việc: Bệnh viện Tâm thần thành phố Đà Nẵng
Kinh nghiệm: 19 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Thạc sĩ - Bác sĩ nội trú Lê Thị Phương Thảo
Khoa: Tâm thần
Nơi làm việc: Bệnh viện tuyến Trung Ương
Kinh nghiệm: 11 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Bình luận, đặt câu hỏi