Những lưu ý trong cách cư xử với người bị bệnh đa nhân cách
Bệnh rối loạn đa nhân cách là một căn bệnh đặc biệt và ít người mắc phải. Vì thế nhiều người gặp khó khăn không biết phải cư xử với người bị bệnh đa nhân cách như thế nào. Trong bài viết này, các chuyên gia của Hello Doctor sẽ hướng dẫn bạn cách giao tiếp cũng như chăm sóc người bị bệnh đa nhân cách phù hợp.
===
Bác sĩ tham vấn thông tin và hỗ trợ khám bệnh:
✍ Sài Gòn: Các bác sĩ Bv Tâm Thần HCM, Đại Học Y Dược, Đại học Phạm Ngọc Thạch
✍ Hà Nội: Viện Tâm Thần Bạch Mai- Đại Học Quốc Gia (khoa Y) - Đại Học Y Hà Nội.
✍ Đà Nẵng: Bệnh viện tâm thần Đà Nẵng.
☎ Gọi điện tư vấn miễn phí và hẹn khám Bác sĩ: 19001246
===
1. Cách cư xử với bệnh nhân rối loạn đa nhân cách
Hiểu về căn bệnh
Để hiểu về bệnh đa nhân cách, bạn cần chú ý đến các triệu chứng, các nguyên nhân và cách làm giảm triệu chứng. Để hiểu thông suốt về bệnh, bạn cần phải gặp các chuyên gia trong lĩnh vực này. Xem triệu chứng bệnh đa nhân cách để biết cách nhận biết nhanh bệnh. Một vài biểu hiện cơ bản của rối loạn đa nhân cách là:
- Khi một người có nhiều nhân cách khác nhau cuhftồn tại cùng nhân cách gốc, mỗi nhân cách sẽ có một kí ức khác nhau nên nếu bệnh nhân (nhân cách gốc) làm những chuyện trong khi bị điều khiển bởi nhân cách khác thì bệnh nhân sẽ không nhớ gì về những chuyện đó.
- Các nguyên nhân thường gây ra bệnh là xâm hại tình dục, chấn thương, bị tra tấn hoặc sống trong sợ hãi khi còn nhỏ.
- Các triệu chứng của bệnh bao gồm ảo thính (nghe các tiếng kì lạ mà chỉ bệnh nhân nghe được), mất trí nhớ, mất nhận thức về bản thân, bị trầm cảm, bị rối loạn lo âu.
_____________________________
☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246
☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor
☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor
HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG
_____________________________
Bình tĩnh khi bệnh nhân thay đổi nhân cách
Mặc dù sẽ khó chịu khi đối mặt với các nhân cách khác nhưng bạn hãy cố gắng đừng hoảng loạn khi gặp họ. Để bình tĩnh, bạn hãy tìm hiểu về bệnh để tập làm quen với việc có nhiều nhân cách khác trong cơ thể người mà bạn quan tâm, sự khác biệt giữa các nhân cách có thể rất lớn từ tuổi tác cho đến tính cách, có khi khác nhau cả giới tính. Hãy nhớ rằng, khi có sự thay đổi nhân cách, bệnh nhân là một người hoàn toàn khác. Có thể một số nhân cách sẽ không nhận ra hoặc thậm chí không biết về bạn. Ngoài ra, các nhân cách có thể đột ngột chuyển đổi trong khi đang làm việc, nói chuyện hay làm các việc khác.
Bạn có thể thừa nhận hoặc giả vờ không biết bệnh nhân khi thay đổi nhân cách tùy thuộc vào các tình huống cụ thể (ví dụ: nếu xung quanh bạn là người lạ và bạn chỉ ở đây một chút thì tốt nhất là bạn nên tránh các chủ đề không mong muốn hay một cuộc đối thoại dài) và nhân cách đang hiện diện (ví dụ: nhân cách đó có thể sẽ khó chịu nếu tiếp tục thảo luận chủ đề đang nói).
Kiên nhẫn
Bệnh nhân đang đối mặt với tình trạng vô cùng thách thức. Đôi lúc bạn sẽ cảm thấy tuyệt vọng hoặc gánh chịu hậu quả mà bệnh nhân đã gây ra, nhưng bạn nên nhớ rằng bệnh nhân có thể không biết những gì họ đang nói. Bệnh nhân sẽ không thể kiểm soát bản thân khi bị nhân cách khác điều khiển. Vì vậy bạn hãy cố gắng kiên nhẫn, kể cả nhân cách khác có nói hoặc làm gì khiến bạn thất vọng. Nếu điều đó vượt quá giới hạn chịu đựng của bạn, hãy viện cớ để tránh xa cuộc đối thoại và nghỉ ngơi một lát.
Mặc dù rất khó để rút ngắn thời gian biểu hiện của các nhân cách khác, nhưng có một phương án điều trị đa nhân cách can thiệp ngay lập tức sau khi chấn thương. Vì vậy, nếu bạn có thể giúp bệnh nhân vượt qua rối loạn đa nhân cách, các triệu chứng có thể sẽ giảm và đẩy nhanh quá trình điều trị. Tuy nhiên, việc này cần được thực hiện dưới sự giám sát của các chuyên gia có chuyên môn giỏi về tâm thần.
_____________________________
☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246
☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor
☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor
HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG
_____________________________
Thể hiện sự đồng cảm
Đi kèm với sự kiên nhẫn, bạn cần phải có sự đồng cảm. Bệnh nhân đang phải trải qua một tình huống rất đáng sợ. Họ sẽ cần nhiều sự yêu thương và giúp đỡ từ bạn. Hãy đối xử tốt với bệnh nhân, lắng nghe họ khi họ muốn trò chuyện về tình trạng của họ và cho họ thấy sự quan tâm của bạn.
Tránh xung đột và các tình huống căng thẳng
Sự căng thẳng là một trong những yếu tố lớn nhất làm thay đổi nhân cách. Điều này rất quan trọng nên hãy cố gắng hết sức để làm giảm căng thẳng cho bệnh nhân và tránh các cuộc xung đột hay tranh luận. Nếu bệnh nhân làm gì khiến bạn nổi giận, hãy bình tĩnh hít thở một hơi thật sâu và kiểm soát cơn nóng giận của mình. Bạn có thể nói chuyện sau khi đã nguôi giận về những việc khiến bạn nóng giận để họ không tái phạm trong tương lai. Nếu bạn không đồng ý một vấn đề nào đó, hãy sử dụng kỹ thuật “Có, nhưng mà….” khi bệnh nhân khẳng định điều gì mà bạn không đồng ý. Nó sẽ giúp bạn tránh các cuộc xung đột không mong muốn.
_____________________________
☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246
☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor
☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor
HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG
_____________________________
Động viên bệnh nhân tham gia vào các hoạt động
Một số người bị rối loạn đa nhân cách có thể làm chủ thời gian và lịch trình hoạt động của họ, một số khác lại không thể quản lý thời gian của họ do bị mất trí nhớ hoặc do mỗi nhân cách có một mục tiêu khác nhau cho bản thân mỗi khi nhân cách đó chiếm hữu cơ thể. Nếu bệnh nhân khó duy trì những việc họ định làm, hãy giúp đỡ bằng cách nhắc nhở bệnh nhân thực hiện các hoạt động đã được lên kế hoạch từ trước.
Bạn có thể làm một biểu đồ và đặt ở một nơi trong tầm mắt của bệnh nhân. Trong biểu đồ, hãy ghi những gì quan trọng mà bệnh nhân nên làm cũng như gợi ý các hoạt động vui chơi khác để làm.
_____________________________
☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246
☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor
☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor
HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG
_____________________________
2. Cách chăm sóc cho bệnh nhân rối loạn đa nhân cách
Giúp bệnh nhân theo sát liệu trình điều trị
Bệnh rối loạn đa nhân cách thường đi kèm với các bệnh khác như trầm cảm hoặc lo âu, nên bạn cần nhắc nhở bệnh nhân uống thuốc hoặc đến khám bác sĩ đúng hẹn. Nếu bệnh nhân có khó khăn khi làm theo kế hoạch, bạn có thể làm một quyển lịch có đầy đủ các lịch hẹn hoặc nếu bệnh nhân có điện thoại, bạn có thể thêm các lịch hẹn vào điện thoại để nhắc nhở bệnh nhân.
Nhận biết các dấu hiệu cảnh báo khi bệnh nhân sắp thay đổi nhân cách
Vì mỗi nhân cách có một tính cách khác nhau nên thường sẽ có những dấu hiệu cảnh báo khi một nhân cách khác chuẩn bị hoán đổi. Bạn cần để ý điều này vì nó sẽ giúp bạn phát hiện để chuẩn bị tâm lý đối phó với nhân cách khác nhau. Những dấu hiệu đó bao gồm:
- Thường xuyên hồi tưởng đến những kí ức tồi tệ hoặc lúc bị lạm dụng
- Trầm cảm hoặc buồn phiền nhiều
- Thường xuyên có tâm trạng thất thường
- Mất trí nhớ
- Thái độ hung hăng
- Tê mỏi
Theo dõi nỗi ám ảnh của bệnh nhân
Khi bệnh nhân chuyển đổi qua một nhân cách khác, bệnh nhân có thể không nhớ các kí ức của nhân cách trước đó. Điều này sẽ gây khó khăn trong việc ghi nhớ các vật quan trọng như ví, điện thoại và các vật dụng cá nhân khác, vì vậy bạn có thể bỏ những món đồ đó của bệnh nhân vào một cái túi và viết giấy ghi chú gồm thông tin liên lạc của bạn vào đó. Bằng cách này, nếu ai có thể tìm được đồ mà bệnh nhân làm mất thì có thể liên hệ với bạn để trả lại. Tương tự đối với các giấy tờ quan trọng, bạn nên sao lưu một bản như hồ sơ bệnh án, bảo hiểm, mật khẩu…
Theo dõi hành động tự gây tổn thương của bệnh nhân
Những người bị rối loạn đa nhân cách hầu hết đều trải qua những quá khứ tồi tệ, nên họ thường có các hành vị tự hành hạ bản thân như tự sát, bạo lực, lạm dụng chất kích thích hay làm như việc nguy hiểm khác. Nguyên nhân mà xảy ra các hành vi này là do bệnh nhân muốn chấm dứt các cảm xúc như xấu hổ, kinh dị, sợ hãi từ quá khứ tồi tệ. Nếu bạn để ý thấy bệnh nhân bắt đầu có các dấu hiệu tự hành hạ mình, bạn hãy gọi cho các chuyên gia hay cảnh sát ngay lập tức.
_____________________________
☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246
☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor
☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor
HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG
_____________________________
3. Cách chăm sóc cho chính bản thân bạn
Hãy dành thời gian làm việc mà bạn thích
Điều này hết sức quan trọng vì bạn sẽ rất căng thẳng khi chăm sóc một người mắc rối loạn đa nhân cách. Bạn nên duy trì chế độ dinh dưỡng hợp lý, tận dụng các thời gian để nghỉ ngơi. Đôi lúc bạn cũng cần ưu tiên làm những việc bạn muốn để có tinh thần và sức khỏe tốt để chăm sóc bệnh nhân.
Nghỉ ngơi nếu bạn cần
Bạn cũng cần có những khoảng thời gian nghỉ ngơi, thời gian đó bạn không cần quan tâm đến việc quản lý thời gian của người khác. Hãy giữ liên lạc với bạn bè và đôi khi hãy tự thưởng cho chính bạn một buổi vui chơi cuối tuần nếu muốn để hồi phục sức khỏe và chăm sóc bệnh nhân tốt hơn. Bạn cũng thể tham gia vào các buổi tập yoga, đó là một cách giúp bạn điều hòa cơ thể, giảm căng thẳng và xóa bỏ các phiền muộn.
Tham gia tâm lý trị liệu gia đình
Có nhiều cơ sở giúp điều trị tâm lý người nhà của bệnh nhân bị rối loạn đa nhân cách. Các liệu pháp này sẽ giúp các thành viên hiểu về cách bệnh nhân sống với căn bệnh như thế nào, từ đó giúp bản thân mạnh mẽ hơn và đồng cảm hơn.
_____________________________
☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246
☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor
☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor
HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG
_____________________________
Giữ hy vọng
Sẽ có những ngày bạn cảm thấy rất tồi tệ, nhưng bạn cần phải luôn giữ ngọn lửa hi vọng trong lòng. Với sự giúp đỡ của bạn và các chuyên gia, bệnh nhân có thể sẽ vượt qua được căn bệnh và cuối cùng sẽ liên kết được tất cả các nhân cách lại với nhau. Để giữ vững được hi vọng, bạn có thể:
- Tự nhủ rẳng mình là người mạnh mẽ và mình sẽ vượt qua tình huống tồi tệ này.
- Hãy nghĩ về những việc tốt đẹp để thấy rằng mặc dù cuộc sống của bạn gặp nhiều khó khăn, những vẫn có những điều tốt đẹp xảy ra.
Xem thêm các lưu ý trong quá trình chăm sóc bệnh nhân đa nhân cách tại bài viết Chăm sóc bệnh nhân đa nhân cách.
Bác sĩ khám, điều trị
Thạc sĩ - Bác sĩ Lê Thành Nhân
Khoa: Tâm thần, Nội thần kinh
Nơi làm việc: Bệnh viện Chợ Rẫy
Kinh nghiệm: 7 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Thạc sĩ - Bác sĩ Nguyễn Thi Phú
Khoa: Tâm thần
Nơi làm việc: Bệnh viện Đại Học Y Dược
Kinh nghiệm: 21 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Khoa: Tâm thần
Nơi làm việc: Bệnh viện Tâm thần TP Hồ Chí Minh
Kinh nghiệm: 23 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Khoa: Tâm thần
Nơi làm việc: Trung tâm Pháp Y Tâm thần Khu vực TP. Hồ Chí Minh
Kinh nghiệm: 15 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Bác sĩ Chuyên khoa II Vũ Thị Lan
Khoa: Tâm thần
Nơi làm việc: Bệnh viện tuyến Trung Ương
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Bác sĩ Chuyên khoa II Phạm Công Huân
Khoa: Tâm thần
Nơi làm việc: Bệnh viện tuyến Trung Ương
Kinh nghiệm: 12 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Khoa: Tâm thần
Nơi làm việc: Bệnh viện Tâm thần thành phố Đà Nẵng
Kinh nghiệm: 19 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Thạc sĩ - Bác sĩ nội trú Lê Thị Phương Thảo
Khoa: Tâm thần
Nơi làm việc: Bệnh viện tuyến Trung Ương
Kinh nghiệm: 11 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Bình luận, đặt câu hỏi