Điều trị bệnh rối loạn ám ảnh cưỡng chế nặng như thế nào?

Điều trị bệnh rối loạn ám ảnh cưỡng chế nặng như thế nào?

Những người mắc bệnh rối loạn ám ảnh cưỡng chế nặng gặp rất nhiều trở ngại trong cuộc sống hàng ngày. Việc điều trị bệnh là vô cùng cần thiết để giúp người bệnh lấy lại cân bằng trong đời sống.

Những thông tin bạn có thể tham khảo trong bài viết:

  1. Bệnh rối loạn ám ảnh cưỡng chế nặng là gì
  2. Điều trị bệnh rối loạn ám ảnh cưỡng chế nặng

===

Bác sĩ tham vấn thông tin và hỗ trợ khám bệnh:

✍ Sài Gòn: Các bác sĩ Bv Tâm Thần HCM, Đại Học Y Dược, Đại học Phạm Ngọc Thạch

✍ Hà Nội: Viện Tâm Thần Bạch Mai- Đại Học Quốc Gia (khoa Y) - Đại Học Y Hà Nội.

✍ Đà Nẵng: Bệnh viện tâm thần Đà Nẵng.

☎ Gọi điện tư vấn miễn phí và hẹn khám Bác sĩ: 19001246

⌨ CHAT FACEBOOK

Tư vấn qua CHAT ZALO

===

1. Thế nào là bệnh rối loạn ám ảnh cưỡng chế nặng?

Độ nặng của rối loạn ám ảnh cưỡng chế có thể khác biệt rất nhiều giữa người này với người kia và trong cùng một người độ nặng của bệnh cũng dao động rất nhiều giữa các lần. Có những trường hợp các triệu chứng của bệnh thuyên giảm trong nhiều ngày nên chúng ít gây trở ngại ho cuộc sống hàng ngày và cảm xúc của người bệnh. Nhưng khi bệnh tiến triển, sự ám ảnh có thể bị cường hóa do sự hình thành nhiều ý nghĩ bất an, tần suất xuất hiện các ý nghĩ đó nhiều hơn dẫn đến những đáp ứng lo âu vì những ý nghĩ đó tăng lên nhiều lần. Đồng thời, các hành động cưỡng chế cũng trở nên phức tạp và tốn nhiều thời gian hơn. Sự tăng độ nặng như thế này thường khởi phát bằng những sự đau đớn về cảm xúc.

Mỗi người sẽ có những biểu hiện rối loạn ám ảnh cưỡng chế theo cách riêng, dưới đây là những câu chuyện của người mắc rối loạn ám ảnh cưỡng chế với những biểu hiện triệu chứng nặng hơn sau một sự cố nào đó:

- Sau khi mẹ của John mất, anh ta bắt đầu kiểm tra mọi thứ. Mỗi ngày, khi chuẩn bị rời khỏi nhà, anh ta phải kiểm tra căn nhà gần hơn 1 tiếng đồng hồ. Anh ta kiểm tra mọi cửa sổ, cửa phòng và những thiết bị trong căn nhà rất nhiều lần để chắc chắn rằng mọi thứ đã an toàn trước khi anh ta ra khỏi nhà. Ngay cả khi đã kiểm tra mọi thứ xong xuôi, khi John lên xe chuẩn bị đi thì có gì đó như mách bảo rằng có điều vẫn chưa ổn. Lúc này lý trí anh ấy bắt phải quay lại và kiểm tra lại một lần nữa. Điều này không kết thúc khi John đến nơi làm việc. John phải kiểm đi kiểm lại công việc của mình nhiều lần, điều này làm anh ấy luôn luôn bị chậm tiến độ hơn so với mọi người xung quanh. Mặc dù anh ấy rất lo sợ việc chậm lỡ tiến độ sẽ làm mất công việc này nhưng nếu anh ấy không kiểm tra, sự lo lắng sẽ dâng lên đến cực độ. 

- Mặc dù Sarah là một người hiểu rằng những triệu chứng rối loạn ám ảnh cưỡng chế sẽ điều khiển cuộc sống của mình như thế nào nhưng từ thời điểm cô ấy bước vào tuổi thiếu niên, Sarah luôn nghĩ rằng mình sẽ gây hại cho người khác bằng việc lây truyền bệnh tật. Khi cô lớn lên, ý nghĩ rằng mình bị nhiễm bệnh và sẽ kết thúc cuộc đời của những người xung quanh. Điều này làm cô có một quyết định mạnh mẽ rằng cô sẽ bảo vệ những người mà cô yêu thương tránh khỏi bệnh lây nhiễm. Trước đó, cách cô làm chỉ là rửa tay thật kỹ lưỡng, nhưng bây giờ mọi chuyện đã trở nên nghiêm trọng hơn. Nếu cô ấy muốn gặp một ai đó, việc đầu tiên cô ấy phải làm là tắm thật nhiều lần và sẽ chỉ mặc những quần áo mới giặt gần nhất và sẽ không chạm vào họ. Cô ấy cũng sẽ ghi lại một danh sách những người đã tiếp xúc với mình và khi nào đã tiếp xúc với họ để cô ấy có thể dễ dàng kiểm tra dòng thời gian trong trường hợp họ bị mắc bệnh sau đó. Chẳng bao giờ Sarah mời bất cứ ai đến nhà vì cô ấy sẽ không thể dọn dẹp hết cả căn nhà sau đó. Những mối quan hệ tình cảm là điều cô ấy không bao giờ nghĩ đến vì cô ấy luôn phải cố gắng hạn chế hết mức những mối quan hệ với mọi người. Thậm chí cô ấy cũng không thể mở cửa cho người giao hàng mà yêu cầu anh ta để lại thùng đồ trước cửa. 

Thật sự mà nói, với những người như Sarah, bệnh có thể trở nên rất nghiêm trọng với biểu hiện của các hành động làm tốn nhiều thời gian và không thể xây dựng mối quan hệ với người xung quanh được. Hơn nữa, những lo lắng cộng với sự tách biệt xã hội và không thể thực hiện các hoạt động hàng ngày có thể dẫn đến nỗi đau tâm lý nặng nề, tự ghê tởm bản thân và trầm cảm. Ở một số người bị rối loạn ám ảnh cưỡng chế nặng, họ còn có thể có những ý nghĩ tự tử.

_____________________________

Bác sĩ tư vấn và hẹn khám

☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246

☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor

☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor 

  HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG

_____________________________

2. Điều trị bệnh rối loạn ám ảnh cưỡng chế nặng như thế nào? 

Mặc dù rối loạn ám ảnh cưỡng chế nặng có thể làm tổn thương nặng nề đến cảm xúc và hành vi của con người, bệnh vẫn có khả năng chữa được bằng cách sử dụng kết hợp giữa điều trị bằng thuốc và các liệu pháp tâm lý:

Điều trị thuốc: Thuốc được dùng thường nhất là thuốc ức chế tái hấp thu chọn lọc serotonin (SSRIs). Thuốc ức chế tái hấp thu serotonin norepinephrine và thuốc chống trầm cảm ba vòng cũng được dùng trong một vài trường hợp. Các thuốc này có thể được xài cùng với thuốc chống loạn thần. Tuy nhiên nếu chỉ áp dụng điều trị bằng thuốc đơn độc thường không đưa lại kết quả mỹ mãn. 

Liệu pháp tâm lý: Liệu pháp tâm lý là một phần quan trọng trong việc điều trị rối loạn ám ảnh cưỡng chế dù là kết hợp cùng với điều trị thuốc hay chỉ áp dụng đơn độc. Thực tế, liệu pháp tâm lý được ghi nhận là cho kết quả tốt hơn thuốc chống loạn thần. Đây như một chiến lược tăng cường cho bệnh nhân rối loạn ám ảnh cưỡng chế nặng. Đặc biệt là phương pháp tiếp xúc và ngăn ngừa. Ở bệnh nhân được tiếp xúc với những sự việc hay tình huống gợi cho họ sự ám ảnh, điều này được lặp đi lặp lại và bệnh nhân sẽ học cách ngừng những hành vi cưỡng chế đến khi bệnh nhân có thể không cần làm những hành vi đó để giảm sự ám ảnh nữa. Phương pháp này có thể kết hợp với liệu pháp nhận thức để giúp người bạn yêu thương xác định và đánh giá lại những niềm tin bị tổn thương, thay thế chúng bằng những niềm tin tốt và giống với thực tế hơn. Làm như vậy họ sẽ có thể phá bỏ các ám ảnh và sau đó là bỏ các hành vi cưỡng chế.

Xem đầy đủ các phương pháp chữa bệnh tại Cách chữa trị bệnh rối loạn ám ảnh cưỡng chế.



Bác sĩ khám, điều trị

Lê Thành Nhân

Thạc sĩ - Bác sĩ Lê Thành Nhân

Khoa: Tâm thần, Nội thần kinh

Nơi làm việc: Bệnh viện Chợ Rẫy

Kinh nghiệm: 7 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Nguyễn Thi Phú

Thạc sĩ - Bác sĩ Nguyễn Thi Phú

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Bệnh viện Đại Học Y Dược

Kinh nghiệm: 21 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Nguyễn Trọng Tuân

Bác sĩ Nguyễn Trọng Tuân

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Bệnh viện Tâm thần TP Hồ Chí Minh

Kinh nghiệm: 23 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Phạm Hồng Phát

Bác sĩ Phạm Hồng Phát

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Hello Doctor

Kinh nghiệm: 10 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Lê Duy

Bác sĩ Lê Duy

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Trung tâm Pháp Y Tâm thần Khu vực TP. Hồ Chí Minh

Kinh nghiệm: 15 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Vũ Ngọc Anh Thư

Bác sĩ Vũ Ngọc Anh Thư

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Hello Doctor

Kinh nghiệm: 11 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Vũ Thị Lan

Bác sĩ Chuyên khoa II Vũ Thị Lan

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Bệnh viện tuyến Trung Ương

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Phạm Công Huân

Bác sĩ Chuyên khoa II Phạm Công Huân

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Bệnh viện tuyến Trung Ương

Kinh nghiệm: 12 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Nguyễn Viết Chung

Thạc sĩ Nguyễn Viết Chung

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Khoa Y Dược - Đại học Quốc Gia Hà Nội.

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Phan Đình Huệ

Bác sĩ Phan Đình Huệ

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Bệnh viện Tâm thần thành phố Đà Nẵng

Kinh nghiệm: 19 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Phạm Thị Hoài Mai

Bác sĩ Phạm Thị Hoài Mai

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Bệnh viện Tâm thần Đà Nẵng

Kinh nghiệm: 4 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Nguyễn Thúy Anh

Bác sĩ Nguyễn Thúy Anh

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Bệnh viện Tâm thần Hà Nội

Kinh nghiệm: 16 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Lê Thị Phương Thảo

Thạc sĩ - Bác sĩ nội trú Lê Thị Phương Thảo

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Bệnh viện tuyến Trung Ương

Kinh nghiệm: 11 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Lê Thị Mỹ Giang

Thạc sĩ Tâm Lý Gia Lê Thị Mỹ Giang

Khoa: Tâm lý, Tâm thần

Nơi làm việc: Hello Doctor

Kinh nghiệm: 10 năm

Vị trí: Chuyên gia

Thông tin thêm về Rối loạn ám ảnh cưỡng chế

Bệnh rối loạn ám ảnh cưỡng chế có chữa được không?
Chào bác sĩ của Hello Doctor, em trai tôi mới đi khám và bác sĩ có chẩn đoán nó bị bệnh rối loạn ám ảnh cưỡng chế. Xin hỏi...
Hội chứng rối loạn ám ảnh cưỡng chế có nguy hiểm không?
Chào bác sĩ, tôi mới đưa em gái mình đi khám và bác sĩ chẩn đoán là mắc hội chứng rối loạn ám ảnh cưỡng chế. Tôi...
5 nguyên nhân chính gây ra bệnh rối loạn ám ảnh cưỡng chế - OCD
Tuy nguyên nhân chính xác gây ra bệnh rối loạn ám ảnh cưỡng chế vẫn chưa được khẳng định nhưng bất thường trong cấu trúc, chức năng và...
Luôn nghi ngờ nguy cơ bệnh Rối loạn ám ảnh cưỡng chế (OCD)
Rối loạn ám ảnh cưỡng chế (Obsessive-compulsive disorder/OCD) là một loại bệnh tâm thần. Những người bị OCD có thể có những suy nghĩ ám ảnh và...
Chứng sợ vi khuẩn OCD
Chứng sợ vi khuẩn dùng để chỉ nỗi sợ có tính chất bệnh lý đối với nhiễm vi khuẩn và sự dơ bẩn. Ngoài ra cũng có những cách gọi tương tự như...

Đánh giá bài viết Gửi đánh giá

  • Anh Huy

    Tôi có người thân bị bệnh OCD và nó khiến cho cả nhà tôi thực sự mệt mỏi. Cảm ơn chia sẻ của bác sĩ.

    03/11/2018

Bình luận, đặt câu hỏi

Các thông tin cá nhân của bạn sẽ không bị công khai

Nội dung