Bệnh rối loạn ám ảnh cưỡng chế có chữa được không?

Bệnh rối loạn ám ảnh cưỡng chế có chữa được không?

Chào bác sĩ của Hello Doctor, em trai tôi mới đi khám và bác sĩ có chẩn đoán nó bị bệnh rối loạn ám ảnh cưỡng chế. Xin hỏi bác sĩ là bệnh này có thể chữa hỏi được không. Cảm ơn bác sĩ.

===

Bác sĩ tham vấn thông tin và hỗ trợ khám bệnh:

✍ Sài Gòn: Các bác sĩ Bv Tâm Thần HCM, Đại Học Y Dược, Đại học Phạm Ngọc Thạch

✍ Hà Nội: Viện Tâm Thần Bạch Mai- Đại Học Quốc Gia (khoa Y) - Đại Học Y Hà Nội.

✍ Đà Nẵng: Bệnh viện tâm thần Đà Nẵng.

☎ Gọi điện tư vấn miễn phí và hẹn khám Bác sĩ: 19001246

⌨ CHAT FACEBOOK

Tư vấn qua CHAT ZALO

===

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Để trả lời cho những thắc mắc của bạn, chúng tôi xin chia sẻ một số thông tin sau:

1. Rối loạn ám ảnh cưỡng chế nên được hiểu như thế nào?

Bạn và gia đình nên lưu ý, việc giúp đỡ người mắc rối loạn ám ảnh cưỡng chế xua tan cảm giác xấu hổ và tội lỗi của họ là điều cần thiết trong hỗ trợ điều trị hiệu quả bệnh. Với những người không mắc bệnh, để hiểu được sức mạnh của sự ám ảnh, hãy nghĩ về những lúc mà bạn nghe những tiếng leng keng quảng cáo đáng ghét hoặc một bài nhạc mà bạn không thích nhưng nó cứ kẹt trong suy nghĩ của bạn. Thông thường, nếu bạn càng cố gắng đấu tranh với nó, nó lại càng ở lại lâu hơn và bạn càng trở nên khó chịu và tuyệt vọng hơn (nhưng bạn sẽ không sợ nó).  

Với những người mắc rối loạn ám ảnh cưỡng chế, sự ám ảnh từ những suy nghĩ tiêu cực hay hình ảnh không muốn thấy có thể làm họ trở nên cực kỳ căng thẳng. Hầu hết chúng ta đều có những suy nghĩ giống nhau nhưng người không mắc bệnh không có những phản ứng lo lắng. Ngược lại, ở người mắc bệnh rối loạn ám ảnh cưỡng chế, họ không thể xua đuổi được những ý nghĩ đó. Một vài người thậm chí còn sợ hãi rằng họ đang mắc một sai lầm vì cái điều đang làm họ ám ảnh. 

Để hiểu chi tiết hơn về căn bệnh này, bạn có thể xem thêm thông tin trong bài viết "Rối loạn ám ảnh cưỡng chế là gì" được chia sẻ bởi bác sĩ Tuân.

_____________________________

Bác sĩ tư vấn và hẹn khám

☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246

☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor

☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor 

  HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG

_____________________________

2. Bệnh rối loạn ám ảnh cưỡng chế có chữa được không?

Với tất cả các dạng bệnh tâm thần, hầu như chưa thấy được trường hợp rối loạn ám ảnh cưỡng chế nào được chữa khỏi. Thuốc uống có thể làm giảm triệu chứng một phần hoặc hoàn toàn, tuy nhiên nếu người bệnh ngừng dùng thuốc thì các triệu chứng sẽ quay lại. Tương tự với các liệu pháp tâm lý, khi sử dụng sẽ rất hiệu quả nhưng khi bạn ngưng điều trị các triệu chứng sẽ nặng trở lại. 

Mặc dù việc điều trị không giúp chữa khỏi bệnh rối loạn ám ảnh cưỡng chế hoàn toàn nhưng sẽ giúp người mắc bệnh và gia đình kiểm soát được các phản ứng đối với triệu chứng của người bệnh.

_____________________________

Bác sĩ tư vấn và hẹn khám

☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246

☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor

☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor 

  HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG

_____________________________

3. Rối loạn ám ảnh cưỡng chế là một bệnh mạn tính

Rối loạn ám ảnh cưỡng chế thường được cho là một căn bệnh mạn tính giống như tiểu đường hoặc động kinh, vì người bệnh phải cố gắng kiểm soát bệnh mỗi ngày. Mặc dù nó có thể khó chấp nhận trong thời gian đầu, nhưng nếu bạn đang mắc phải một căn bệnh mạn tính như rối loạn ám ảnh cưỡng chế bạn cần tập trung vào một cách điều trị rối loạn ám ảnh cưỡng chế phù hợp để kiểm soát và đối phó với những triệu chứng của bệnh hàng ngày.

Tin tốt là có nhiều cách điều trị bệnh hiệu quả và hầu hết người bệnh đều giảm một cách đáng kể các triệu chứng của mình bằng việc dùng kết hợp nhiều phương pháp điều trị gồm thuốc và các liệu pháp tâm lý. Với những người không thấy giảm triệu chứng qua những cách điều trị trên có thể thử các liệu pháp mới điều trị bằng cách kích thích não sâu. Hơn nữa, có rất nhiều những hướng dẫn hữu ích mà bạn có thể áp dụng để sống cùng căn bệnh. 

Tóm lại, mặc dù bạn có thể sẽ thấy thất vọng khi nhận ra rằng vẫn chưa có trường hợp rối loạn ám ảnh cưỡng chế nào được chữa khỏi tính đến thời điểm này. Nhưng sẽ rất có ích nếu bạn nghĩ tích cực về những triệu chứng của mình. Ví dụ như rối loạn ám ảnh cưỡng chế sẽ cho bạn những sự căng thẳng lo lắng nhưng hãy nghĩ về sự cần thiết của lo lắng trong cuộc sống này, sự lo lắng sẽ giữ bạn an toàn và làm bạn có động lực để hành động khi có vấn đề xảy ra. Thật sự mà nói, nếu bạn mong muốn sống một cuộc sống mà không có bất kỳ sự căng thẳng nào là điều phi thực tế và đôi khi bạn sẽ thấy cuộc sống có một chút tẻ nhạt khi không có stress. Đó là những cách nghĩ tích cực bạn có thể thử, bạn càng học được cách chấp nhận và hòa nhập stress với cuộc sống hàng ngày đồng thời học những kĩ năng mới để đối phó với sự lo lắng khi stress xảy ra, khi đó việc đối phó với những triệu chứng rối loạn ám ảnh cưỡng chế không còn là điều khó khăn nữa.

Xem đầy đủ các phương pháp điều trị tại bài viết: "Cách điều trị bệnh rối loạn ám ảnh cưỡng chế".

_____________________________

Bác sĩ tư vấn và hẹn khám

☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246

☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor

☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor 

  HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG

_____________________________

4. Những mẹo hữu ích để chung sống với bệnh rối loạn ám ảnh cưỡng chế

Mặc dù việc điều trị rối loạn ám ảnh cưỡng chế phải do các bác sĩ chuyên về mảng tâm thần điều trị, nhưng chính bạn cũng có thể tự thực hiện một số cách hữu hiệu sau để đối phó với các triệu chứng của bệnh. 
Biết về bệnh

Có lẽ cách quan trọng nhất có thể giúp bạn là tìm hiểu càng nhiều càng tốt về căn bệnh này. Rối loạn ám ảnh cưỡng chế là một bệnh mạn tính cần được kiểm soát ngày qua ngày chứ không phải chỉ tập trung vào hy vọng rằng sẽ được chữa khỏi bệnh. Bạn cần phải trở thành một chuyên gia về tình trạng bệnh của mình và tìm hiểu những thông tin về nó là bước đầu tiên. 

- Học cách đối phó có hiệu quả:

Nếu bạn mắc rối loạn ám ảnh cưỡng chế, bạn cần biết rằng rối loạn ám ảnh cưỡng chế và stress sẽ đi chung với nhau. Có rất nhiều cách để người bệnh đối phó với stress, nhưng không phải tất cả đều có hiệu quả ngang nhau trong việc kiểm soát triệu chứng rối loạn ám ảnh cưỡng chế và stress. Thực tế, một vài cách đối phó có thể còn hại nhiều hơn lợi. Một công cụ hữu ích với bệnh là học những cách phù hợp và tốt với bạn để đối phó với stress như ngủ đủ giấc, ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, tập thể dục thường xuyên, ngồi thiền và theo sát kế hoạch điều trị của bác sĩ.

- Có cách thức giải quyết những lo lắng:

Giống như stress, rối loạn ám ảnh cưỡng chế và việc có quá nhiều những lo lắng cũng thường đi với nhau. Sự lo lắng này có thể hướng về những ám ảnh của bạn, những hệ quả của bệnh tật hoặc nó có thể liên quan đến những vấn đề hàng ngày như trả hóa đơn hoặc phải làm việc sao cho tốt nhất. Không may là sự lo lắng có thể thường tiêu tốn một ít năng lượng và làm bạn khó thư giãn được. Học cách đối phó với những lo âu như phân tích khả năng xảy ra của những điều bạn đang lo sợ và nghĩ về cách bạn sẽ đối phó như thế nào với tình huống xấu nhất xảy ra cũng là một cách hay.

- Tập luyện những bài tập thư giãn:

Những lo lắng và căng thẳng là nguyên nhân chính khởi phát các triệu chứng rối loạn ám ảnh cưỡng chế, vì vậy một trong những cách tốt nhất để tăng cường những kĩ năng đối phó với rối loạn ám ảnh cưỡng chế là học tập và rèn luyện theo những phương pháp giúp thư giãn. Hít thở sâu, ngồi thiền và thư giãn các cơ có thể sẽ giúp ích rất nhiều.  

- Tập thể dục:

Hầu hết chúng ta đều đã biết với những ích lợi từ việc tập thể dục nhịp điệu, như làm giảm lượng cholesterol và giảm nguy cơ bệnh tim mạch và đái tháo đường. Tuy nhiên, có một bằng chứng cho rằng tập thể dục như chạy bộ có thể là một cách quan trọng để giúp người bị rối loạn ám ảnh cưỡng chế giảm các triệu chứng của bệnh về tần số cũng như cường độ.

- Tập chánh niệm:

Có nguồn gốc từ phong tục tâm linh của phương Đông như Phật giáo, chánh niệm nhấn mạnh sự nhận thức của cơ thể đến các cảm giác cơ thể, góc nhìn, âm thanh, suy nghĩ và cảm xúc. Đầu tiên, bạn cần tập đối mặt để học cách xua tan những suy nghĩ mà bạn đang thấy sợ hãi và ám ảnh. Điều đó giống như một người sợ chó nên họ dành thời gian nhiều với chó để làm giảm nỗi sợ hãi. Chánh niệm có thể giúp bạn ít chú tâm đến những suy nghĩ và giúp bạn nhận ra rằng một ý nghĩ chỉ là một tập hợp các từ ngữ hoặc hình ảnh và nó không có gì để hù dọa bản thân chúng ta. Cách này cũng giúp làm giảm sự hợp nhất suy nghĩ và hành động – một quá trình tâm lý có thể làm các triệu chứng của bạn nặng hơn.

Ngoài ra, bạn cũng có thể xem thêm một số thông tin sau:

_____________________________

Bác sĩ tư vấn và hẹn khám

☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246

☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor

☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor 

  HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG

_____________________________



Bác sĩ khám, điều trị

Lê Thành Nhân

Thạc sĩ - Bác sĩ Lê Thành Nhân

Khoa: Tâm thần, Nội thần kinh

Nơi làm việc: Bệnh viện Chợ Rẫy

Kinh nghiệm: 7 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Nguyễn Thi Phú

Thạc sĩ - Bác sĩ Nguyễn Thi Phú

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Bệnh viện Đại Học Y Dược

Kinh nghiệm: 21 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Nguyễn Trọng Tuân

Bác sĩ Nguyễn Trọng Tuân

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Bệnh viện Tâm thần TP Hồ Chí Minh

Kinh nghiệm: 23 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Lê Duy

Bác sĩ Lê Duy

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Trung tâm Pháp Y Tâm thần Khu vực TP. Hồ Chí Minh

Kinh nghiệm: 15 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Vũ Ngọc Anh Thư

Bác sĩ Vũ Ngọc Anh Thư

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Hello Doctor

Kinh nghiệm: 11 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Vũ Thị Lan

Bác sĩ Chuyên khoa II Vũ Thị Lan

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Viện Sức khỏe Tâm thần Quốc gia - Bệnh viện Bạch Mai

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Phạm Công Huân

Bác sĩ Chuyên khoa II Phạm Công Huân

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Bệnh viện Bạch Mai

Kinh nghiệm: 12 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Nguyễn Viết Chung

Thạc sĩ Nguyễn Viết Chung

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Khoa Y Dược - Đại học Quốc Gia Hà Nội.

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Phan Đình Huệ

Bác sĩ Phan Đình Huệ

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Bệnh viện Tâm thần thành phố Đà Nẵng

Kinh nghiệm: 19 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Phạm Thị Hoài Mai

Bác sĩ Phạm Thị Hoài Mai

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Bệnh viện Tâm thần Đà Nẵng

Kinh nghiệm: 4 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Nguyễn Thúy Anh

Bác sĩ Nguyễn Thúy Anh

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Bệnh viện Tâm thần Hà Nội

Kinh nghiệm: 16 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Lê Thị Phương Thảo

Thạc sĩ - Bác sĩ nội trú Lê Thị Phương Thảo

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Bệnh viện Bạch Mai

Kinh nghiệm: 11 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Thông tin thêm về Rối loạn ám ảnh cưỡng chế

Điều trị bệnh rối loạn ám ảnh cưỡng chế nặng như thế nào?
Những người mắc bệnh rối loạn ám ảnh cưỡng chế nặng gặp rất nhiều trở ngại trong cuộc sống hàng ngày. Việc điều trị bệnh là vô cùng cần thiết để...
Hội chứng rối loạn ám ảnh cưỡng chế có nguy hiểm không?
Chào bác sĩ, tôi mới đưa em gái mình đi khám và bác sĩ chẩn đoán là mắc hội chứng rối loạn ám ảnh cưỡng chế. Tôi...
5 nguyên nhân chính gây ra bệnh rối loạn ám ảnh cưỡng chế - OCD
Tuy nguyên nhân chính xác gây ra bệnh rối loạn ám ảnh cưỡng chế vẫn chưa được khẳng định nhưng bất thường trong cấu trúc, chức năng và...
Luôn nghi ngờ nguy cơ bệnh Rối loạn ám ảnh cưỡng chế (OCD)
Rối loạn ám ảnh cưỡng chế (Obsessive-compulsive disorder/OCD) là một loại bệnh tâm thần. Những người bị OCD có thể có những suy nghĩ ám ảnh và...
Chứng sợ vi khuẩn OCD
Chứng sợ vi khuẩn dùng để chỉ nỗi sợ có tính chất bệnh lý đối với nhiễm vi khuẩn và sự dơ bẩn. Ngoài ra cũng có những cách gọi tương tự như...

Đánh giá bài viết Gửi đánh giá

    Bình luận, đặt câu hỏi

    Các thông tin cá nhân của bạn sẽ không bị công khai

    Nội dung