Hội chứng rối loạn ám ảnh cưỡng chế có nguy hiểm không?
Chào bác sĩ, tôi mới đưa em gái mình đi khám và bác sĩ chẩn đoán là mắc hội chứng rối loạn ám ảnh cưỡng chế. Tôi chưa thực sự hiểu rõ về căn bệnh nên rất lo lắng, mong bác sĩ giải đáp giúp tôi hội chứng này có nguy hiểm không. Cảm ơn bác sĩ.
===
Bác sĩ tham vấn thông tin và hỗ trợ khám bệnh:
✍ Sài Gòn: Các bác sĩ Bv Tâm Thần HCM, Đại Học Y Dược, Đại học Phạm Ngọc Thạch
✍ Hà Nội: Viện Tâm Thần Bạch Mai- Đại Học Quốc Gia (khoa Y) - Đại Học Y Hà Nội.
✍ Đà Nẵng: Bệnh viện tâm thần Đà Nẵng.
☎ Gọi điện tư vấn miễn phí và hẹn khám Bác sĩ: 19001246
===
Trả lời từ bác sĩ Hello Doctor:
Chào bạn, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Do bạn chưa hiểu rõ về rối loạn ám ảnh cưỡng chế nên chúng tôi sẽ nói sơ qua về căn bệnh này trước khi trả lời câu hỏi của bạn.
Rối loạn ám ảnh cưỡng chế là một rối loạn lo âu được đặc trưng bởi những suy nghĩ không mong muốn, không kiểm soát được và những hành vi lặp đi lặp lại mà bạn cảm thấy bắt buộc phải thực hiện. Những người mắc Rối loạn mình là không hợp lý - nhưng ngay cả như vậy, họ vẫn không thể cưỡng lại chúng. OCD làm cho bộ não bị mắc kẹt trong một suy nghĩ. Ví dụ, bạn có thể kiểm tra bếp 20 lần để chắc chắn rằng nó thực sự được tắt, hoặc rửa tay lặp đi lặp lại cho đến khi sạch. Mặc dù người bệnh không nhận được bất kỳ cảm giác vui thích nào khi thực hiện những hành vi lặp đi lặp lại này, nhưng chúng giúp giảm nhẹ sự lo lắng do những suy nghĩ ám ảnh tạo ra. Người bệnh có thể cố gắng tránh những tình huống này bằng rượu hoặc ma túy. Nhưng điều đó có vẻ không khả thi, thay vì cố thoát khỏi nỗi ám ảnh và ép buộc bản thân, có rất nhiều điều người mắc bệnh rối loạn ám ảnh cưỡng chế có thể làm để giúp bản thân lấy lại quyền kiểm soát suy nghĩ và hành động của mình.
Bạn có thể tham khảo đầy đủ thông tin về bệnh rối loạn ám ảnh cưỡng chế trong bài viết "Rối loạn ám ảnh cưỡng chế là gì".
Hội chứng ám ảnh cưỡng chế có nguy hiểm không?
Chúng tôi xin lấy một ví dụ cho bạn dễ hiểu: "Bạn cảm thấy mỗi mảnh đồ gỗ nội thất trong gia đình bạn đều cần được gõ. Bạn thực hiện điều đó mỗi đêm trước khi đi ngủ. Gần đây, bạn nhận ra rằng mình làm điều ý ngày càng nhiều lần so với ngày trước. Đôi khi bạn cảm thấy lo lắng hoặc căng thẳng, bạn cần phải gõ lại tiếng gõ cửa. Bạn không thực sự biết vì sao mình phải làm vậy và lý do thực sự là gì. Mặc dù vậy, bạn đã làm điều này trong rất nhiều năm và nó làm cho bạn cảm thấy lo lắng nếu không làm điều đó. Dần dần bạn trở nên cô lập với mọi người, để lại cho bạn một mình với những thói quen và hàng tá suy nghĩ." Đó là một trong những lý do khiến OCD ( hay rối loạn ám ảnh cưỡng chế) cần được điều trị càng sớm càng tốt.
_____________________________
☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246
☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor
☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor
HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG
_____________________________
Các thói quen của người bệnh có thể không làm phiền bản thân bạn hoặc những người khác xung quanh. Thậm chí chúng có thể làm cho mọi người cười khi họ nhận ra hành động phi lý của người bệnh. Nhưng phần lớn các trường hợp thì OCD khiến cho cuộc sống của học trở nên tồi tệ hơn. Những nỗi ám ảnh hoặc suy nghĩ không tự nguyên xảy ra lặp đi lặp lại trong đầu người bệnh. Họ không muốn có những ý tưởng này, nhưng không tìm ra cách để ngăn chặn chúng. Những suy nghĩ này thường xuyên gây rối và dần khiến cho người bệnh mất tập trung. Các suy nghĩ này có thể ép buộc họ lặp đi lặp lại một hành động. Thông thường, một số nỗ ực hành động có thể làm nỗi ám ảnh biến mất tại thời điểm. Ví dụ khi bạn cảm thấy tay mình bị bẩn, bạn có thể sẽ rửa tay lặp đi lặp lại, điều đó làm bạn cảm thấy bớt lo lắng hơn. Tuy nhiên, thực tế, những suy nghĩ ám ảnh thường trở lại và mạnh mẽ hơn khiến hành vi của người bệnh có thể sẽ đòi hỏi thực hiện trong nhiều thời gian hơn hoặc bằng cách thức phức tạp hơn. Đây chính là vòng luẩn quẩn của OCD.
Nếu nói về mức độ nguy hiểm, OCD thường không trực tiếp gây ra tử vong, hoặc làm giảm chức năng vận động của cơ thể. Tuy nhiên, OCD thường ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh và người thân. Các rối loạn này dễ gây ra xung đột giữa người bệnh và người khác vì các thói quen cưỡng chế không thể giải thích được.
Rối loạn ám ảnh cưỡng chế đôi khi khiến cho người bệnh khó hòa nhập với cuộc sống xung quanh hơn, một số người tỏ ra mặc cảm với căn bệnh của mình và dễ mắc phải những căn bệnh tâm lý khác như trầm cảm, rối loạn lo âu,...
Vì vậy, lời khuyên của chúng tôi dành cho gia đình bạn là nên đưa em bạn đi điều trị bệnh sớm và hỗ trợ người bệnh tốt nhất có thể. Để biết bệnh OCD được điều trị như thế nào, bạn có thể xem tại Điều trị rối loạn ám ảnh cưỡng chế. Bạn cũng có thể gọi điện đến số 1900 1246 để nhận được sự tư vấn và hỗ trợ của các bác sĩ Hello Doctor.
Bác sĩ khám, điều trị
Thạc sĩ - Bác sĩ Lê Thành Nhân
Khoa: Tâm thần, Nội thần kinh
Nơi làm việc: Bệnh viện Chợ Rẫy
Kinh nghiệm: 7 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Thạc sĩ - Bác sĩ Nguyễn Thi Phú
Khoa: Tâm thần
Nơi làm việc: Bệnh viện Đại Học Y Dược
Kinh nghiệm: 21 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Khoa: Tâm thần
Nơi làm việc: Bệnh viện Tâm thần TP Hồ Chí Minh
Kinh nghiệm: 23 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Khoa: Tâm thần
Nơi làm việc: Trung tâm Pháp Y Tâm thần Khu vực TP. Hồ Chí Minh
Kinh nghiệm: 15 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Bác sĩ Chuyên khoa II Vũ Thị Lan
Khoa: Tâm thần
Nơi làm việc: Bệnh viện tuyến Trung Ương
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Bác sĩ Chuyên khoa II Phạm Công Huân
Khoa: Tâm thần
Nơi làm việc: Bệnh viện tuyến Trung Ương
Kinh nghiệm: 12 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Khoa: Tâm thần
Nơi làm việc: Bệnh viện Tâm thần thành phố Đà Nẵng
Kinh nghiệm: 19 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Thạc sĩ - Bác sĩ nội trú Lê Thị Phương Thảo
Khoa: Tâm thần
Nơi làm việc: Bệnh viện tuyến Trung Ương
Kinh nghiệm: 11 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Bình luận, đặt câu hỏi