Chứng sợ vi khuẩn OCD

Chứng sợ vi khuẩn OCD

Chứng sợ vi khuẩn dùng để chỉ nỗi sợ có tính chất bệnh lý đối với nhiễm vi khuẩn và sự dơ bẩn. Ngoài ra cũng có những cách gọi tương tự như chứng sợ dơ, chứng sợ lây nhiễm.

1. Chứng sợ vi khuẩn là gì?

2. Chứng này có liên quan với rối loạn ám ảnh cưỡng chế không?

3. Biểu hiện

4. Điều trị chứng sợ vi khuẩn bằng cách nào?

===

Bác sĩ tham vấn thông tin và hỗ trợ khám bệnh:

✍ Sài Gòn: Các bác sĩ Bv Tâm Thần HCM, Đại Học Y Dược, Đại học Phạm Ngọc Thạch

✍ Hà Nội: Viện Tâm Thần Bạch Mai- Đại Học Quốc Gia (khoa Y) - Đại Học Y Hà Nội.

✍ Đà Nẵng: Bệnh viện tâm thần Đà Nẵng.

☎ Gọi điện tư vấn miễn phí và hẹn khám Bác sĩ: 19001246

⌨ CHAT FACEBOOK

Tư vấn qua CHAT ZALO

===

1. Chứng sợ vi khuẩn là gì?

Chứng sợ vi khuẩn dùng để chỉ nỗi sợ có tính chất bệnh lý đối với nhiễm vi khuẩn và sự dơ bẩn. Ngoài ra cũng có những cách gọi tương tự như chứng sợ dơ, chứng sợ lây nhiễm.

2. Chứng này có liên quan với rối loạn ám ảnh cưỡng chế không?

Những vấn đề liên quan đến chứng sợ vi khuẩn có quan hệ mật thiết với bệnh rối loạn ám ảnh cưỡng chế (OCD). Khoảng ¼ đến ⅓ bệnh nhân OCD có chứng sợ lây nhiễm và có các hành vi khử khuẩn cưỡng chế như rửa tay, giặt và rửa thường xuyên và tránh tiếp xúc với các nguồn lây nhiễm tiềm tàng. Các nghiên cứu từ Trung Đông cho thấy số bệnh nhân OCD có các hành vi khử khuẩn cưỡng chế lên đến 50-80%, với tỷ lệ nữ giới cao gấp đôi so với dự đoán.

Mặc dù chứng sợ vi khuẩn liên quan chủ yếu đến nỗi sợ vi khuẩn và sự lây nhiễm, nhiều bệnh nhân OCD cũng có thể nhạy cảm với nhiều tác nhân khác như sợ các dịch cơ thể (nước bọt, mồ hôi, dịch nhầy, nước mắt), những chất dính hoặc có dầu mỡ, các hóa chất, hoạt động phóng xạ, các mảnh thủy tinh, a-mi-ăng, giấy báo in và thậm chí cả việc không trong sạch về đạo đức. Vì vậy, tần suất bệnh nhân mắc chứng sợ vi khuẩn nói riêng có thể thấp hơn mắc các chứng sợ lây nhiễm và có các hành vi khử khuẩn cưỡng chế trong số các bệnh nhân OCD.

_____________________________

Bác sĩ tư vấn và hẹn khám

☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246

☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor

☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor 

  HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG

_____________________________

3. Biểu hiện

Biểu hiện thường thấy nhất của chứng sợ vi khuẩn là bệnh nhân thường xuyên rửa tay để tẩy sạch vi khuẩn trên tay mình.

Nguyên nhân vì sao bệnh nhân bị buộc phải rửa tay vẫn chưa được biết rõ. Tất cả các loại OCD đều thực hiện các hành vi cưỡng chế để làm giảm sự lắng gây ra do nỗi ám ảnh và suy nghĩ của họ. Ví dụ, một người phụ nữ vô tình cắt vào tay mình, cô ấy rửa vết thương, bôi thuốc kháng sinh và băng bó lại. Tuy nhiên cảm giác lo lắng bắt đầu xâm chiếm cô ấy: nếu vẫn còn vi khuẩn thì sao? Cô ấy biết điều đó là vô căn cứ, nhưng vẫn bị buộc phải rửa đi rửa lại vết thương để cảm thấy bớt lo lắng.

Người mắc chứng sợ vi khuẩn thường sẽ kèm theo mắc các hành vi khử khuẩn cưỡng chế, và sẽ tránh các nguồn lây nhiễm tiềm tàng. Việc bị ám ảnh và buộc phải thực hiện các hành vi tẩy rửa có thể chiếm nhiều thời gian trong cuộc sống của bệnh nhân.

Khác biệt giữ việc giữ vệ sinh thông thường với hành vi cưỡng chế tẩy rửa do ám ảnh là các đặc điểm sau:

  • Ám ảnh về sự lây nhiễm dần dần xâm chiếm cuộc sống và hành động của họ.

  • Bệnh nhân thực hiện các hành vi rửa tay và làm sạch ít nhất 1 tiếng đồng hồ mỗi ngày.

  • Bệnh nhân thực hiện các hành vi cưỡng chế để cảm thấy bớt bồn chồn lo lắng.

  • Và bệnh nhân biết nỗi ám ảnh với vi khuẩn của họ là vô lí nhưng vẫn cảm thấy cần phải rửa và làm sạch liên tục.

Các hành vi tẩy rửa cưỡng chế gồm: tắm rửa quá lâu, quá nhiều lần một cách không cần thiết để loại bỏ cảm giác dơ bẩn và vi khuẩn dính trên người; chải răng quá mức, chải chuốt hoặc thực hiện các việc vệ sinh cá nhân quá mức; liên tục để tâm suy xét nguy cơ nhiễm bẩn ở xung quanh. Các hành vi này ít nhiều làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của bệnh nhân. Việc rửa quá thường xuyên có thể gây đỏ da, nứt nẻ hoặc kích ứng da, gây cảm giác khó chịu, tạo nếp nhăn và thậm chí làm loét da có thể gây chảy máu và nhiễm trùng.

Hành vi tránh né các nguồn lây nhiễm tiềm tàng gồm: sử dụng quá mức các dung dịch sát khuẩn và kem kháng khuẩn, tránh né việc bắt tay hoặc tránh các gian hàng hóa chất trong siêu thị, mở cửa bằng miếng khăn giấy hoặc bằng ống tay áo của mình, thường xuyên đeo bao tay, tránh né các sự kiện xã hội để tránh những người có thể bị bệnh, dùng một chân để mở giày của chân còn lại để tránh phải động tay vào giày, chọn mua sắm trực tuyến để không phải chạm vào tiền, trốn tránh bệnh viện, bác sĩ hoặc nhà vệ sinh công cộng là những nguồn có thể làm nguy hại đến sức khỏe, đời sống xã hội và công việc của họ.

_____________________________

Bác sĩ tư vấn và hẹn khám

☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246

☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor

☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor 

  HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG

_____________________________

4. Điều trị chứng sợ vi khuẩn bằng cách nào?

Chứng sợ vi khuẩn, cũng như OCD, có thể điều trị được bằng các phương pháp điều trị tâm lý như trị liệu nhận thức hành vi (CBT). Nguyên tắc cơ bản của CBT là cho bệnh nhân tiếp xúc dần dần với tình huống khiến họ lo lắng và hướng dẫn họ thực hiện các kĩ thuật thở và thư giãn.

Gần đây, hướng tiếp cận theo trị liệu nhận thức bằng chánh niệm, các kỹ thuật chấp nhận và cam chịu, kỹ thuật tường thuật cũng đã được đưa vào phương pháp CBT truyền thống, mặc dù cơ sở chứng cứ cho các phương pháp tiếp cận này chưa rõ ràng. CBT có thể được kết hợp với thuốc hướng tâm thần, thường là thuốc ức chế tái hấp thu serotonin (SSRIs) trong điều trị OCD và chứng sợ vi khuẩn, nhưng nói chung bệnh nhân có chứng sợ vi khuẩn vẫn có thể hưởng lợi từ liệu pháp tâm lý để thay đổi suy nghĩ của họ về mức độ nghiêm trọng, nguy cơ nhiễm bẩn và những kết quả có thể xảy ra.

Để điều trị chứng sợ vi khuẩn với các bác sĩ của Hello Doctor, bạn có thể liên hệ đặt khám theo số điện thoại 1900 1246Các bác sĩ nhiều năm kinh nghiệm của chúng tôi sẽ cho bạn sự giúp đỡ và hỗ trợ tốt nhất. 



Bác sĩ khám, điều trị

Lê Thành Nhân

Thạc sĩ - Bác sĩ Lê Thành Nhân

Khoa: Tâm thần, Nội thần kinh

Nơi làm việc: Bệnh viện Chợ Rẫy

Kinh nghiệm: 7 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Nguyễn Thi Phú

Thạc sĩ - Bác sĩ Nguyễn Thi Phú

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Bệnh viện Đại Học Y Dược

Kinh nghiệm: 21 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Nguyễn Trọng Tuân

Bác sĩ Nguyễn Trọng Tuân

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Bệnh viện Tâm thần TP Hồ Chí Minh

Kinh nghiệm: 23 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Phạm Hồng Phát

Bác sĩ Phạm Hồng Phát

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Hello Doctor

Kinh nghiệm: 10 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Lê Duy

Bác sĩ Lê Duy

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Trung tâm Pháp Y Tâm thần Khu vực TP. Hồ Chí Minh

Kinh nghiệm: 15 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Vũ Ngọc Anh Thư

Bác sĩ Vũ Ngọc Anh Thư

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Hello Doctor

Kinh nghiệm: 11 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Vũ Thị Lan

Bác sĩ Chuyên khoa II Vũ Thị Lan

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Bệnh viện tuyến Trung Ương

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Phạm Công Huân

Bác sĩ Chuyên khoa II Phạm Công Huân

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Bệnh viện tuyến Trung Ương

Kinh nghiệm: 12 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Nguyễn Viết Chung

Thạc sĩ Nguyễn Viết Chung

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Khoa Y Dược - Đại học Quốc Gia Hà Nội.

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Phan Đình Huệ

Bác sĩ Phan Đình Huệ

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Bệnh viện Tâm thần thành phố Đà Nẵng

Kinh nghiệm: 19 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Phạm Thị Hoài Mai

Bác sĩ Phạm Thị Hoài Mai

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Bệnh viện Tâm thần Đà Nẵng

Kinh nghiệm: 4 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Nguyễn Thúy Anh

Bác sĩ Nguyễn Thúy Anh

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Bệnh viện Tâm thần Hà Nội

Kinh nghiệm: 16 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Lê Thị Phương Thảo

Thạc sĩ - Bác sĩ nội trú Lê Thị Phương Thảo

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Bệnh viện tuyến Trung Ương

Kinh nghiệm: 11 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Lê Thị Mỹ Giang

Thạc sĩ Tâm Lý Gia Lê Thị Mỹ Giang

Khoa: Tâm lý, Tâm thần

Nơi làm việc: Hello Doctor

Kinh nghiệm: 10 năm

Vị trí: Chuyên gia

Thông tin thêm về Rối loạn ám ảnh cưỡng chế

Bệnh rối loạn ám ảnh cưỡng chế có chữa được không?
Chào bác sĩ của Hello Doctor, em trai tôi mới đi khám và bác sĩ có chẩn đoán nó bị bệnh rối loạn ám ảnh cưỡng chế. Xin hỏi...
Điều trị bệnh rối loạn ám ảnh cưỡng chế nặng như thế nào?
Những người mắc bệnh rối loạn ám ảnh cưỡng chế nặng gặp rất nhiều trở ngại trong cuộc sống hàng ngày. Việc điều trị bệnh là vô cùng cần thiết để...
Hội chứng rối loạn ám ảnh cưỡng chế có nguy hiểm không?
Chào bác sĩ, tôi mới đưa em gái mình đi khám và bác sĩ chẩn đoán là mắc hội chứng rối loạn ám ảnh cưỡng chế. Tôi...
5 nguyên nhân chính gây ra bệnh rối loạn ám ảnh cưỡng chế - OCD
Tuy nguyên nhân chính xác gây ra bệnh rối loạn ám ảnh cưỡng chế vẫn chưa được khẳng định nhưng bất thường trong cấu trúc, chức năng và...
Luôn nghi ngờ nguy cơ bệnh Rối loạn ám ảnh cưỡng chế (OCD)
Rối loạn ám ảnh cưỡng chế (Obsessive-compulsive disorder/OCD) là một loại bệnh tâm thần. Những người bị OCD có thể có những suy nghĩ ám ảnh và...

Đánh giá bài viết Gửi đánh giá

  • Long Trần

    Tôi có người chị gái cũng mắc bệnh sạch sẽ đến mức phát bực, cả ngày thấy lau nhà. Nhờ bác sĩ tư và giúp đỡ bệnh tình đã thuyên giảm. Cảm ơn bác sĩ.

    27/06/2018

Bình luận, đặt câu hỏi

Các thông tin cá nhân của bạn sẽ không bị công khai

Nội dung