5 nguyên nhân chính gây ra bệnh rối loạn ám ảnh cưỡng chế - OCD

5 nguyên nhân chính gây ra bệnh rối loạn ám ảnh cưỡng chế - OCD

Tuy nguyên nhân chính xác gây ra bệnh rối loạn ám ảnh cưỡng chế vẫn chưa được khẳng định nhưng bất thường trong cấu trúc, chức năng và các chất hóa học ở não được cho là những yếu tố ảnh hưởng lớn đến căn bệnh OCD này.

===

Bác sĩ tham vấn thông tin và hỗ trợ khám bệnh:

✍ Sài Gòn: Các bác sĩ Bv Tâm Thần HCM, Đại Học Y Dược, Đại học Phạm Ngọc Thạch

✍ Hà Nội: Viện Tâm Thần Bạch Mai- Đại Học Quốc Gia (khoa Y) - Đại Học Y Hà Nội.

✍ Đà Nẵng: Bệnh viện tâm thần Đà Nẵng.

☎ Gọi điện tư vấn miễn phí và hẹn khám Bác sĩ: 19001246

⌨ CHAT FACEBOOK

Tư vấn qua CHAT ZALO

===

Những nguyên nhân chính gây ra bệnh rối loạn ám ảnh cưỡng chế - OCD

1. Gen và tiền sử gia đình

Cũng như hầu hết những bệnh tâm thần khác, tiền sử gia đình là yếu tố lớn nhất giúp dự đoán khả năng một người có nguy cơ mắc rối loạn ám ảnh cưỡng chế (RLAACC) hay không.

Các nghiên cứu trên các gia đình và những cặp song sinh cho thấy có mối liên hệ chặt chẽ giữa khả năng mắc bệnh và yếu tố di truyền. Anh em song sinh khi có một người mắc bệnh thì người còn lại có khả năng mắc bệnh rất cao, vào khoảng 80-87%. 

Tiền sử gia đình chỉ ra rằng có một gen hoặc một nhóm gen liên quan đến RLAACC. Người ta cũng thấy rằng người RLAACC đáp ứng tốt với thuốc chống trầm cảm tác động đến chất serotonin ở não, vì vậy đoạn gen liên quan đến serotonin có thể đóng một vai trò quan trọng trong việc hình thành bệnh. Tuy nhiên chưa có nghiên cứu nào khẳng định được cụ thể phần nào của DNA gây ra bệnh. 

_____________________________

Bác sĩ tư vấn và hẹn khám

☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246

☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor

☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor 

  HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG

_____________________________

2. Cấu tạo và các chất hóa học trong não bộ

Hầu hết những bệnh tâm thần đều có liên quan đến những chất hóa học ở não hoặc sự thay đổi hoạt động hay cấu trúc não bộ. Các chất dẫn truyền thần kinh được sử dụng như những nguyên tử tín hiệu giữa các sợi thần kinh, nó có một vai trò lớn trong các tình trạng bệnh như trầm cảm, rối loạn lo âu và RLAACC. Những thay đổi, thiếu hụt hay những bất thường về chất dẫn truyền đều có liên quan đến các bệnh về tâm thần. Các chất hóa học ở não từ lâu đã là một khía cạnh mà các nhà nghiên cứu quan tâm đến nhằm xác định nguyên nhân RLAACC. Trong đó, serotonin là một ứng viên khả quan nhất nằm sau nguyên nhân cũng như yếu tố góp phần hình thành RLAACC. Các thuốc điều trị chống trầm cảm làm tăng lượng serotonin trong não rất hữu hiệu đối với người RLAACC. Điều này có nghĩa là sự thiếu hụt serotonin dẫn đến RLAACC, tuy nhiên serotonin chưa hẳn là nguyên nhân duy nhất dẫn đến bệnh ở người có mắc bệnh này.

Những xét nghiệm hình ảnh về não bộ cho phép các nhà nghiên cứu xác định được có ba vùng hoặc cấu trúc ở não của người RLAACC hoạt động nhiều hơn. Điều này cho thấy sự bất thường ở não cũng là nguyên nhân góp phần gây ra bệnh. Ba vùng hoạt động quá mức khi quan sát trên hình ảnh là:

  • Nhân đuôi: Vùng này của não liên quan đến việc sàng lọc suy nghĩ và kiểm soát thói quen. Khi RLAACC được kiểm soát tốt với điều trị, sự hoạt động quá mức ở vùng này được giảm xuống. 
  • Vùng vỏ não trước trán ổ mắt. Vùng này liên quan đến sự kiểm soát hành vi xã hội. Giảm hoạt động ở đây dẫn đến giảm sự mặc cảm nhưng tăng hoạt có thể gây ra những lo âu về xã hội và lo lắng về sự sạch sẽ hoặc có những hành động không phù hợp.
  • Vùng hồi đai. Nằm ở vị trí trung tâm của não, vùng này được cho là điều hòa phản ứng của con người với những ý nghĩ rắc rối và sự ám ảnh. Sự tăng hoạt ở vùng này có thể gây ra những hành vi cưỡng chế.

Nghiên cứu về RLAACC gần đây nhất cho rằng một yếu tố hóa học ở não khác có thể giải thích cho tình trạng bệnh. Các nhà nghiên cứu đã theo dõi trên chuột một protein là SPRED2. Nó có mặt ở tất cả các tế bào trong cơ thể và đặc biệt có nhiều ở não. Khi protein bị loại bỏ khỏi cơ thể chuột, nó làm chuột có những hành động bắt buộc chải lông và hành động đó diễn ra một cách quá mức. Các nhà nghiên cứu hy vọng rằng bằng cách dò được protein này và chất hóa học mà nó tác động đến, họ có thể xây dựng một điều trị tốt hơn cho bệnh RLAACC. 

_____________________________

Bác sĩ tư vấn và hẹn khám

☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246

☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor

☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor 

  HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG

_____________________________

3. Rối loạn ám ảnh cưỡng chế và những sang chấn tâm lý

Chất hóa học, hoạt động và cấu trúc ở não được biết đến là nguyên nhân dẫn đến RLAACC nhưng điều gì gây ra những bất thường ở não thì vẫn chưa được hiểu rõ. Trong khi di truyền gần như chắc chắn có liên quan đến bệnh thì đoạn gen cụ thể gây ra bệnh vẫn chưa được tìm ra và những nhà nghiên cứu vẫn chưa hiểu được tại sao cùng có tiền sử gia đình mắc bệnh nhưng một số người lại phát bệnh nhưng một số người khác vẫn bình thường. Một ý kiến cho rằng có những yếu tố nguy cơ khác góp phần gây ra RLAACC. Sang chấn tâm lý có vẻ như là một yếu tố nguy cơ làm nên sự khác biệt giữa những người đó. Sang chấn tâm lý ở trẻ em có thể là sự bỏ bê, lạm dụng, hiếp dâm, bắt nạt, chứng kiến cảnh bạo lực, có mặt trong một vụ tai nạn kinh khủng hoặc có nhiều trải nghiệm kinh hoàng. 

Cú sốc ở người lớn cũng có thể gây ra RLAACC. Các nghiên cứu trên người lớn có RLAACC và rối loạn stress sau chấn thương thấy rằng những cưỡng chế của bệnh để làm giảm nỗi buồn gây ra do những ký ức về cú sốc đó. Khi bệnh nhân được điều trị và khi những hành động cưỡng chế đó được giảm đi thì triệu chứng của rối loạn stress sau chấn thương lại nặng thêm. Nghiên cứu này gợi ý những sang chấn tâm lý có thể chắc chắn đóng một vai trò lớn trong việc hình thành bệnh RLAACC. 

_____________________________

Bác sĩ tư vấn và hẹn khám

☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246

☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor

☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor 

  HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG

_____________________________

4. Tầm quan trọng của stress trong việc khởi phát rối loạn ám ảnh cưỡng chế

Stress cũng có khả năng góp phần gây nên bệnh mặc dù việc nó có phải là nguyên nhân chính xác hay không thì vẫn chưa thể trả lời chắc chắn được. Có bằng chứng rằng khởi phát bệnh thường trong khoảng thời gian cuộc sống của con người bị stress cao độ nhất. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa stress gây ra RLAACC nhưng nó có thể khởi phát bệnh ở những người có khả năng mắc bệnh hoặc nó làm các triệu chứng bệnh nặng hơn. Lời giải thích cho việc này có thể là do trong khoảng thời gian bị stress, người đó dễ bị ảnh hưởng với những nỗi sợ vô hình, sự lo lắng và những ý nghĩ ám ảnh.

_____________________________

Bác sĩ tư vấn và hẹn khám

☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246

☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor

☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor 

  HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG

_____________________________

5. Nhiễm trùng Streptococcus ở trẻ em và rối loạn ám ảnh cưỡng chế

Ở một vài trường hợp, nhiễm trùng streptococcus có thể khởi phát các triệu chứng của RLAACC hoặc khởi phát bệnh sớm ở trẻ em đã có nhiễm trùng trước đó nhưng cơ chế cụ thể của việc này vẫn chưa được hiểu một cách đầy đủ. Khi điều này xảy ra, đứa trẻ có thể được chẩn đoán bị rối loạn tâm thần thần kinh tự miễn ở trẻ liên quan đến nhiễm trùng streptococcus (PANDAS). Bằng cách nào đó, nhiễm trùng có thể khởi phát một đáp ứng miễn dịch mà đáp ứng này lại gây ảnh hưởng đến não và làm khởi phát RLAACC.

Chẩn đoán PANDAS được đưa ra khi đứa trẻ bắt đầu biểu hiện các dấu hiệu của RLAACC ngay sau khi bị nhiễm trùng mà trước đây khi chưa nhiễm trùng chưa có. Cũng có thể chẩn đoán khi đứa trẻ có triệu chứng của RLAACC nhưng những triệu chứng đó nặng hơn ngay sau khi bị nhiễm trùng. Nhiễm streptococcus có thể khởi phát PANDAS bao gồm viêm họng và sốt ban đỏ. PANDAS có thể xảy ra ở trẻ ở độ tuổi từ 3 đến khi dậy thì. Các dấu hiệu của PANDAS ở trẻ em có thể thay đổi tùy từng người nhưng các triệu chứng điển hình bao gồm:

  • Bất kỳ triệu chứng rối loạn ám ảnh cưỡng chế nào
  • Dấu hiệu của rối loạn tic (máy giật) bao gồm máy giật giọng nói hoặc vận động
  • Buồn rầu và khó chịu
  • Hội chứng lo lắng bị xa cách
  • Tăng động và không tập trung
  • Khó ngủ
  • Đái dầm
  • Đau khớp
  • Sự thay đổi các kĩ năng vận động

_____________________________

Bác sĩ tư vấn và hẹn khám

☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246

☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor

☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor 

  HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG

_____________________________

Tóm lại, nguyên nhân của RLAACC vẫn chưa được hiểu một cách rõ ràng nhưng các nhà nghiên cứu đã và đang dần hình thành được một bức tranh khá rõ nét về những gì diễn ra trong não của người mắc RLAACC. Họ cũng xác định được những yếu tố nguy cơ có liên quan chặt chẽ đến RLAACC, đó là tiền sử gia đình và sang chấn tâm lý. Bất kể nguyên nhân gây bệnh là gì, hậu quả của việc mắc bệnh rất nghiêm trọng. Điều quan trọng là những người mắc bệnh hiểu được rằng vẫn còn hi vọng nếu được điều trị. Vì nếu được điều trị tốt, việc kiểm soát được các triệu chứng không phải là điều không thể. 

Xem thêm: Rối loạn ám ảnh cưỡng chế có nguy hiểm không



Bác sĩ khám, điều trị

Lê Thành Nhân

Thạc sĩ - Bác sĩ Lê Thành Nhân

Khoa: Tâm thần, Nội thần kinh

Nơi làm việc: Bệnh viện Chợ Rẫy

Kinh nghiệm: 7 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Nguyễn Thi Phú

Thạc sĩ - Bác sĩ Nguyễn Thi Phú

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Bệnh viện Đại Học Y Dược

Kinh nghiệm: 21 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Nguyễn Trọng Tuân

Bác sĩ Nguyễn Trọng Tuân

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Bệnh viện Tâm thần TP Hồ Chí Minh

Kinh nghiệm: 23 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Lê Duy

Bác sĩ Lê Duy

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Trung tâm Pháp Y Tâm thần Khu vực TP. Hồ Chí Minh

Kinh nghiệm: 15 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Vũ Ngọc Anh Thư

Bác sĩ Vũ Ngọc Anh Thư

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Hello Doctor

Kinh nghiệm: 11 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Vũ Thị Lan

Bác sĩ Chuyên khoa II Vũ Thị Lan

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Bệnh viện tuyến Trung Ương

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Phạm Công Huân

Bác sĩ Chuyên khoa II Phạm Công Huân

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Bệnh viện tuyến Trung Ương

Kinh nghiệm: 12 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Nguyễn Viết Chung

Thạc sĩ Nguyễn Viết Chung

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Khoa Y Dược - Đại học Quốc Gia Hà Nội.

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Phan Đình Huệ

Bác sĩ Phan Đình Huệ

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Bệnh viện Tâm thần thành phố Đà Nẵng

Kinh nghiệm: 19 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Phạm Thị Hoài Mai

Bác sĩ Phạm Thị Hoài Mai

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Bệnh viện Tâm thần Đà Nẵng

Kinh nghiệm: 4 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Nguyễn Thúy Anh

Bác sĩ Nguyễn Thúy Anh

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Bệnh viện Tâm thần Hà Nội

Kinh nghiệm: 16 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Lê Thị Phương Thảo

Thạc sĩ - Bác sĩ nội trú Lê Thị Phương Thảo

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Bệnh viện tuyến Trung Ương

Kinh nghiệm: 11 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Thông tin thêm về Rối loạn ám ảnh cưỡng chế

Bệnh rối loạn ám ảnh cưỡng chế có chữa được không?
Chào bác sĩ của Hello Doctor, em trai tôi mới đi khám và bác sĩ có chẩn đoán nó bị bệnh rối loạn ám ảnh cưỡng chế. Xin hỏi...
Điều trị bệnh rối loạn ám ảnh cưỡng chế nặng như thế nào?
Những người mắc bệnh rối loạn ám ảnh cưỡng chế nặng gặp rất nhiều trở ngại trong cuộc sống hàng ngày. Việc điều trị bệnh là vô cùng cần thiết để...
Hội chứng rối loạn ám ảnh cưỡng chế có nguy hiểm không?
Chào bác sĩ, tôi mới đưa em gái mình đi khám và bác sĩ chẩn đoán là mắc hội chứng rối loạn ám ảnh cưỡng chế. Tôi...
Luôn nghi ngờ nguy cơ bệnh Rối loạn ám ảnh cưỡng chế (OCD)
Rối loạn ám ảnh cưỡng chế (Obsessive-compulsive disorder/OCD) là một loại bệnh tâm thần. Những người bị OCD có thể có những suy nghĩ ám ảnh và...
Chứng sợ vi khuẩn OCD
Chứng sợ vi khuẩn dùng để chỉ nỗi sợ có tính chất bệnh lý đối với nhiễm vi khuẩn và sự dơ bẩn. Ngoài ra cũng có những cách gọi tương tự như...

Đánh giá bài viết Gửi đánh giá

  • Lê Anh

    Tối rất thích những thông tin chia sẻ của bác sĩ

    31/10/2018

Bình luận, đặt câu hỏi

Các thông tin cá nhân của bạn sẽ không bị công khai

Nội dung