Triệu chứng rối loạn ám ảnh cưỡng chế

Triệu chứng rối loạn ám ảnh cưỡng chế

Rối loạn ám ảnh cưỡng chế thường bao gồm cả sự ám ảnh và sự cưỡng chế. Nhưng đôi khi nó cũng có thể chỉ có các triệu chứng ám ảnh hoặc chỉ có các triệu chứng cưỡng chế.

1. Triệu chứng do ám ảnh

2. Triệu chứng cưỡng chế

3. Mức độ nghiêm trọng của triệu chứng thường khá đa dạng

4. Khi nào cần khám bác sĩ điều trị rối loạn ám ảnh cưỡng chế?

===

Bác sĩ tham vấn thông tin và hỗ trợ khám bệnh:

✍ Sài Gòn: Các bác sĩ Bv Tâm Thần HCM, Đại Học Y Dược, Đại học Phạm Ngọc Thạch

✍ Hà Nội: Viện Tâm Thần Bạch Mai- Đại Học Quốc Gia (khoa Y) - Đại Học Y Hà Nội.

✍ Đà Nẵng: Bệnh viện tâm thần Đà Nẵng.

☎ Gọi điện tư vấn miễn phí và hẹn khám Bác sĩ: 19001246

⌨ CHAT FACEBOOK

Tư vấn qua CHAT ZALO

===

Người bệnh có thể hoặc không thể nhận ra rằng những ám ảnh và mức độ bị cưỡng chế của người bệnh là quá mức hoặc bất hợp lý, nhưng họ sẽ mất rất nhiều thời gian để đối phó với những triệu chứng đó và hơn hết, chúng can thiệp vào công việc hàng ngày và hoạt động xã hội hoặc công việc của người bệnh.

1. Triệu chứng do ám ảnh

Những nỗi ám ảnh do rối loạn ám ảnh cưỡng chế là những hình ảnh, suy nghĩ và sự thôi thúc không mong muốn, xuất hiện dai dẳng, lặp đi lặp lại. Chúng sẽ xâm nhập và gây ra những căng thẳng hoặc lo lắng cho người bệnh. Người bệnh có thể cố gắng bỏ qua hoặc loại bỏ chúng bằng cách thực hiện một hành vi hoặc một hành động có tính chất cưỡng chế. Những ám ảnh này thường xâm nhập khi người bệnh đang cố nghĩ hoặc làm những thứ khác.

Người bệnh thường bị ám ảnh ở một số trường hợp quen thuộc , chẳng hạn như:

  • Sợ nhiễm bẩn hoặc những thú dơ bẩn

  • Muốn mọi thứ phải có trật tự và đối xứng

  • Những ý nghĩ hung hăng hoặc kinh khủng về việc làm hại bản thân hoặc người khác

  • Những tư tưởng không mong muốn, bao gồm hành vi bạo ngược, hoặc các vấn đề về tình dục hoặc tôn giáo

Ví dụ về các dấu hiệu và triệu chứng của ám ảnh bao gồm:

  • Sợ bị nhiễm bẩn bởi chạm vào đồ vật mà người khác chạm vào

  • Nghi ngờ rằng người bệnh chưa khóa cửa hoặc chưa tắt bếp

  • Căng thẳng mãnh liệt khi các vật thể không được sắp xếp theo trật tự hoặc phải mặt đối mặt một cách không né tránh được

  • Hình ảnh không mong muốn về việc làm tổn thương bản thân hoặc người khác và khiến người bệnh không thoải mái

  • Suy nghĩ không mong muốn về việc la hét tục tĩu hoặc hành động không thích hợp và khiến người bệnh không thoải mái

  • Tránh các tình huống có thể gây ra sự ám ảnh, chẳng hạn như bắt tay

  • Sự lo lắng về hình ảnh tình dục khó chịu lặp đi lặp lại trong tâm trí người bệnh

_____________________________

Bác sĩ tư vấn và hẹn khám

☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246

☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor

☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor 

  HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG

_____________________________

2. Triệu chứng cưỡng chế

Tính chất cưỡng chế của rối loạn ám ảnh cưỡng chế là những hành vi lặp đi lặp lại mà người bệnh cảm thấy bị thúc đẩy để thực hiện. Những hành vi lặp đi lặp lại hoặc các hành động thuộc về trí tuệ này có ý nghĩa ngăn ngừa hoặc làm giảm những lo lắng liên quan đến những nỗi ám ảnh của người bệnh hoặc ngăn ngừa một điều xấu xảy ra. Tuy nhiên, tham gia vào sự cưỡng chế như vậy không mang lại sự thoải mái cho người bệnh và chỉ có thể giúp giảm bớt sự lo lắng một cách tạm thời.

Người bệnh có thể tạo ra các quy tắc hoặc hành động để làm theo nhằm giúp kiểm soát sự lo lắng của bản thân khi người bệnh đang có những suy nghĩ ám ảnh. Những sự cưỡng chế này là quá mức và thường không liên quan trực tiếp đến vấn đề mà họ định khắc phục.

Giống như những sự ám ảnh, sự cưỡng chế thường xoay quanh các ván đề chẳng hạn như:

  • Giặt giũ và vệ sinh

  • Kiểm tra đi kiểm tra lại

  • Đếm

  • Tính trật tự

  • Giữ vững một thói quen nghiêm ngặt

  • Yêu cầu đảm bảo mọi thứ

Ví dụ về các dấu hiệu và triệu chứng cưỡng chế bao gồm:

  • Rửa tay cho đến khi da người bệnh trở nên thô ráp trong một lần rửa

  • Kiểm tra cửa ra vào nhiều lần để đảm bảo chúng đã được khóa

  • Kiểm tra bếp liên tục để chắc chắn rằng nó đã được tắt

  • Đếm theo một số mẫu nhất định

  • Lặp đi lặp lại một lời cầu nguyện, từ hoặc cụm từ nào đó

  • Sắp xếp các hàng hoá đóng hộp để xoay ra ngoài theo cùng một hướng (ví dụ mặt có chữ của tất cả các hộp cùng xoay ra ngoài)

_____________________________

Bác sĩ tư vấn và hẹn khám

☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246

☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor

☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor 

  HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG

_____________________________

3. Mức độ nghiêm trọngcủa triệu chứng thường kháđa dạng

Rối loạn ám ảnh cưỡng chế thường bắt đầu ở tuổi thanh thiếu niên hoặc tuổi dậy thì. Các triệu chứng thường bắt đầu từ từ và có xu hướng khác nhau về mức độ nghiêm trọng trong suốt cuộc đời. Các triệu chứng thường tồi tệ hơn khi người bệnh cảm thấy căng thẳng hơn. Rối loạn ám ảnh cưỡng chế thường được coi là rối loạn suốt đời, có thể có triệu chứng từ nhẹ đến trung bình hoặc nghiêm trọng và tốn rất nhiều thời gian để có thể vô hiệu hóa những triệu chứng đó.

_____________________________

Bác sĩ tư vấn và hẹn khám

☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246

☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor

☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor 

  HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG

_____________________________

4. Khi nào cần khám bác sĩ?

Có một sự khác biệt giữa trở thành một người cầu toàn - một người đòi hỏi kết quả hoặc hiệu suất đạt cao nhất  và một người bị rối loạn ám ảnh cưỡng chế. Những suy nghĩ rối loạn ám ảnh cưỡng chế không chỉ đơn giản là những lo lắng quá mức về những vấn đề thực sự trong cuộc sống của người bệnh hoặc luôn muốn mọi thứ sạch sẽ hoặc sắp xếp theo một cách cụ thể.

Nếu sự ám ảnh và cưỡng chế của người bệnh ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của họ, hãy gặp bác sĩ hoặc chuyên gia về sức khoẻ tâm thần.

Liên hệ ngay với Hello Doctor chúng tôi theo số điện thoại 1900 1246 để đặt lịch khám với bác sĩ. Các bác sĩ của Hello Doctor với hiều năm kinh nghiệm sẽ giúp được cho bạn trong việc điều trị bệnh một cách toàn diện.



Bác sĩ khám, điều trị

Lê Thành Nhân

Thạc sĩ - Bác sĩ Lê Thành Nhân

Khoa: Tâm thần, Nội thần kinh

Nơi làm việc: Bệnh viện Chợ Rẫy

Kinh nghiệm: 7 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Nguyễn Thi Phú

Thạc sĩ - Bác sĩ Nguyễn Thi Phú

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Bệnh viện Đại Học Y Dược

Kinh nghiệm: 21 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Nguyễn Trọng Tuân

Bác sĩ Nguyễn Trọng Tuân

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Bệnh viện Tâm thần TP Hồ Chí Minh

Kinh nghiệm: 23 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Lê Duy

Bác sĩ Lê Duy

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Trung tâm Pháp Y Tâm thần Khu vực TP. Hồ Chí Minh

Kinh nghiệm: 15 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Vũ Ngọc Anh Thư

Bác sĩ Vũ Ngọc Anh Thư

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Hello Doctor

Kinh nghiệm: 11 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Vũ Thị Lan

Bác sĩ Chuyên khoa II Vũ Thị Lan

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Bệnh viện tuyến Trung Ương

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Phạm Công Huân

Bác sĩ Chuyên khoa II Phạm Công Huân

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Bệnh viện tuyến Trung Ương

Kinh nghiệm: 12 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Nguyễn Viết Chung

Thạc sĩ Nguyễn Viết Chung

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Khoa Y Dược - Đại học Quốc Gia Hà Nội.

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Phan Đình Huệ

Bác sĩ Phan Đình Huệ

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Bệnh viện Tâm thần thành phố Đà Nẵng

Kinh nghiệm: 19 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Phạm Thị Hoài Mai

Bác sĩ Phạm Thị Hoài Mai

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Bệnh viện Tâm thần Đà Nẵng

Kinh nghiệm: 4 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Nguyễn Thúy Anh

Bác sĩ Nguyễn Thúy Anh

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Bệnh viện Tâm thần Hà Nội

Kinh nghiệm: 16 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Lê Thị Phương Thảo

Thạc sĩ - Bác sĩ nội trú Lê Thị Phương Thảo

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Bệnh viện tuyến Trung Ương

Kinh nghiệm: 11 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Thông tin thêm về Rối loạn ám ảnh cưỡng chế

Bệnh rối loạn ám ảnh cưỡng chế có chữa được không?
Chào bác sĩ của Hello Doctor, em trai tôi mới đi khám và bác sĩ có chẩn đoán nó bị bệnh rối loạn ám ảnh cưỡng chế. Xin hỏi...
Điều trị bệnh rối loạn ám ảnh cưỡng chế nặng như thế nào?
Những người mắc bệnh rối loạn ám ảnh cưỡng chế nặng gặp rất nhiều trở ngại trong cuộc sống hàng ngày. Việc điều trị bệnh là vô cùng cần thiết để...
Hội chứng rối loạn ám ảnh cưỡng chế có nguy hiểm không?
Chào bác sĩ, tôi mới đưa em gái mình đi khám và bác sĩ chẩn đoán là mắc hội chứng rối loạn ám ảnh cưỡng chế. Tôi...
5 nguyên nhân chính gây ra bệnh rối loạn ám ảnh cưỡng chế - OCD
Tuy nguyên nhân chính xác gây ra bệnh rối loạn ám ảnh cưỡng chế vẫn chưa được khẳng định nhưng bất thường trong cấu trúc, chức năng và...
Luôn nghi ngờ nguy cơ bệnh Rối loạn ám ảnh cưỡng chế (OCD)
Rối loạn ám ảnh cưỡng chế (Obsessive-compulsive disorder/OCD) là một loại bệnh tâm thần. Những người bị OCD có thể có những suy nghĩ ám ảnh và...

Đánh giá bài viết Gửi đánh giá

  • Trung Hậu

    Tôi năm năm nay 30 tuổi. Tôi có đi khám thì được chẩn đoán là mắc bệnh rối loạn lo âu. Nhờ có bác sĩ tư vấn và giúp đỡ nên bệnh tình thuyên giảm. Cảm ơn bác sĩ.

    09/06/2018

Bình luận, đặt câu hỏi

Các thông tin cá nhân của bạn sẽ không bị công khai

Nội dung