Bệnh mất ngủ trầm cảm - Nguyên nhân và cách phòng tránh
Bệnh mất ngủ trầm cảm nếu kéo dài sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, chất lượng công việc và cuộc sống. Vậy nguyên nhân của tình trạng này là gì và cách phòng tránh như thế nào?
===
Bác sĩ tham vấn thông tin và hỗ trợ khám bệnh:
✍ Sài Gòn: Các bác sĩ Bv Tâm Thần HCM, Đại Học Y Dược, Đại học Phạm Ngọc Thạch
✍ Hà Nội: Viện Tâm Thần Bạch Mai- Đại Học Quốc Gia (khoa Y) - Đại Học Y Hà Nội.
✍ Đà Nẵng: Bệnh viện tâm thần Đà Nẵng.
☎ Gọi điện tư vấn miễn phí và hẹn khám Bác sĩ: 19001246
===
1. Bệnh mất ngủ trầm cảm là gì?
Trầm cảm có tác động tiêu cực đến bộ não, bao gồm cả chức năng ngủ-thức. Dưới áp lực cao trong công việc và cuộc sống, ngày càng có nhiều người bị mắc bệnh trầm cảm. Đa số trong đó sẽ gây ra tình trạng mất ngủ.
Để hiểu rõ hơn về bệnh trầm cảm: nguyên nhân, tác hại, cách phòng và điều trị, mời bạn tham khảo TẠI ĐÂY.
2. Những biểu hiện của bệnh
Từ việc lo âu, lo lắng hay suy nghĩ sẽ dẫn đến tình trạng mất ngủ. Bệnh nhân trầm cảm sẽ có các biểu hiện của mất ngủ: khó đi vào giấc ngủ, ngủ không sâu giấc nên tỉnh lại nhiều lần trong đêm và khó để lấy lại giấc ngủ, ngủ dậy quá sớm, khi ngủ dậy có cảm giác mệt mỏi.
Ngoài mất ngủ, bệnh nhân mắc chứng trầm cảm còn có thêm những biểu hiện sau:
- Chán ăn, tăng hoặc giảm cân đột ngột
- Giảm hứng thú với các hoạt động yêu thích thường ngày
- Thường xuyên buồn bã và muốn ở một mình
- Cảm thấy mệt mỏi, hay cáu gắt giận giữ
- Suy nghĩ, lo lắng nhiều
_____________________________
☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246
☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor
☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor
HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG
_____________________________
3. Nguyên nhân và hậu quả
Nguyên nhân gây mất ngủ kéo dài ở bệnh nhân trầm cảm là do áp lực cao, thường xuyên căng thẳng và lo nghĩ nhiều.
Bệnh nhân trầm cảm thường có diễn biến tâm lý khá phức tạp nhưng chủ yếu sẽ dẫn đến cảm xúc tiêu cực. Bệnh nhân thường thấy buồn bã, chán nản, thất vọng và lo lắng nhiều. Điều này sẽ ảnh hưởng tới chất lượng giấc ngủ, khiến người bệnh rất khó đi vào giấc ngủ hoặc ngủ không sâu.
Hậu quả của mất ngủ
Mất ngủ lâu ngày gây ra nhiều tác hại khôn lường với sức khỏe như:
- Suy giảm trí nhớ
- Nhồi máu cơ tim
- Tiểu đường
- Tăng huyết áp
- Trầm cảm: mất ngủ là nguy cơ cao dẫn đến bệnh trầm cảm
Một hệ thần kinh khỏe mạnh thể hiện ở giấc ngủ ngon, trí óc minh mẫn và đồng thời giấc ngủ ngon là yếu tố giúp hoàn thiện lại hệ thần kinh. Mất ngủ kéo dài làm cho hệ thần kinh thường xuyên rơi vào trạng thái căng thẳng và rối loạn tâm lý như: bực tức, khó chịu, hay cáu gắt, tinh thần mệt mỏi, uể oải… từ đó sẽ phát sinh vấn đề về sức khỏe tâm thần như trầm cảm.
_____________________________
☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246
☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor
☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor
HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG
_____________________________
4. Phương pháp chẩn đoán
Để chẩn đoán mất ngủ trầm cảm, bệnh nhân cần được chẩn đoán mất ngủ và nguyên nhân mất ngủ là do trầm cảm, khi đến khám, bác sĩ sẽ tiến hành hỏi bệnh và khám bệnh:
Hỏi bệnh sử và khám cơ thể:
Bác sĩ tiến hành hỏi bệnh sử cũng như tiền sử, tiến hành khám lâm sàng trên cơ thể bệnh nhân.
- Nhật ký giấc ngủ:
- Do bệnh nhân nói trong vòng 7 ngày
- Bảng câu hỏi về giấc ngủ:
- Chỉ số chất lượng giấc ngủ Pittsburgh (Pittsburgh Sleep Quality Index)
- Thang giấc ngủ Epworth (Epworth Sleepiness Scale)
- Thang giấc ngủ Stanford (Stanford Sleepiness Scale)
- Xét nghiệm nước tiểuLoại trừ sử dụng chất kích thích
- Tầm soát tâm lý (khi nghi ngờ có bệnh tâm thần):
- Thang trầm cảm Beck (Beck Depression Inventory)
- Thang lo âu Beck (Beck Anxiety Inventory)
5. Cách phòng tránh bệnh mất ngủ trầm cảm
Không chỉ riêng với bệnh nhân trầm cảm, giấc ngủ có ý nghĩa vô cùng quan trọng với con người. Mất ngủ, thiếu ngủ thường xuyên sẽ khiến cơ thể mệt mỏi, não luôn trong trạng thái căng thẳng vì không kịp phục hồi dẫn đến khó tập trung, suy giảm trí nhớ.
Chứng mất ngủ trầm cảm có thể được cải thiện và phòng tránh bằng những biện pháp sau:
Nghỉ ngơi hợp lý
Đảm bảo ngủ đủ 8 tiếng/ngày, đi ngủ sớm, không nên thức khuya dễ dẫn đến khó ngủ. Hạn chế vận động, làm việc căng thẳng trước khi ngủ. Trước khi ngủ không nên ăn các loại thức ăn khó tiêu. Ngâm mình trong nước nóng để thư giãn và uống 1 cốc sữa nóng trước khi ngủ để dễ ngủ hơn. Phòng ngủ nên thiết kế yên tĩnh, thoáng đãng, thoải mái dễ đi vào giấc ngủ và ngủ ngon giấc.
Tăng cường dinh dưỡng
Một chế độ ăn uống với đầy đủ chất dinh dưỡng sẽ cung cấp đầy đủ năng lượng cho cơ thể để làm việc hiệu quả, hạn chế sụt cân nhanh bởi mất ngủ gây ra.
Giảm căng thẳng
Giảm thời gian làm việc, dành nhiều thời gian cho các hoạt động vui chơi giải trí, gặp gỡ bạn bè, đi du lịch, nghe nhạc, xem phim thư giãn tinh thần, cố nhìn vào khía cạnh tích cực để giảm bớt muộn phiền
Tập thể dục
Đây là biện pháp rất hữu hiệu trong việc điều trị trầm cảm, giúp cải thiện giấc ngủ. Quá trình vận động sẽ làm giải phóng các yếu tố gây căng thẳng, stress ra khỏi tâm trí. Thể dục cũng giúp hệ thống mạch máu trong cơ thể vận động linh hoạt hơn, đưa máu lên não để khắc phục những mạch máu tắc nghẽn khi bị mất ngủ lâu.
_____________________________
☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246
☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor
☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor
HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG
_____________________________
Tập thể dục là cách hiệu quả khắc phục tình trạng mất ngủ đối với bệnh trầm cảm
Lưu ý: Thuốc an thần thường được bệnh nhân mất ngủ trầm cảm tìm đến. Tuy nhiên, thuốc an thần nếu dùng trong thời gian dài hay dùng quá liều sẽ ảnh hưởng đến hệ thần kinh
Trong trường hợp tình trạng mất ngủ của bệnh nhân nghiêm trọng (mất ngủ nhiều, lâu không đỡ khi đã thử một số biện pháp), cần đưa bệnh nhân đến gặp bác sĩ để được tư vấn cách khắc phục hiệu quả, hợp lí, tuyệt đối không được tự ý sử dụng thuốc
Hãy liên hệ với Hello Doctor chúng tôi theo số điện thoại 1900 1246 để đặt khám với các bác sĩ chữa trầm cảm giỏi.
THÔNG TIN THAM KHẢO THÊM:
Mất ngủ là gì?
Mất ngủ (insomnia) là một dạng rối loạn giấc ngủ, người bệnh rơi vào tình trạng không thể đi vào giấc ngủ, giấc ngủ chập chờn khó duy trì hoặc ngủ dậy vẫn cảm thấy mệt mỏi, khó chịu.
Mất ngủ có thể do rất nhiều nguyên nhân gây ra như: Do tuổi tác, do ngoại cảnh, bệnh lý người bệnh, do quá trình phẫu thuật, ... Trong bài viết này chúng ta sẽ đề cập đến vấn đề mất ngủ trầm cảm.
Trầm cảm là gì?
Trầm cảm là hiện tượng, trạng thái buồn rầu, chán nản, ăn không ngon, ngủ không yên, chán nản với cuộc sống xung quanh. Trầm cảm còn thể hiện sự lo lắng, mệt mỏi, và thường muốn tìm đến cái chết.
Nguyên nhân
- Do di truyền
- Do ảnh hưởng của các thương tật: tai biến, chấn thương sọ não…
- Mất cân bằng về tâm lý, căng thẳng, mệt mỏi kéo dài, buồn bã lo âu.
Biểu hiện
- Ngại tiếp xúc với mọi người xung quanh, lâu dần trở thành thói quen muốn độc lập, muốn sống một mình.
- Mệt mỏi, mất tập trung, hay suy nghĩ tiêu cực và có thể tìm đến cái chết.
- Ăn ngủ có thể nhiều hơn hoặc ít hơn bình thường, chậm chạp, sống khép kín.
Bác sĩ khám, điều trị
Thạc sĩ - Bác sĩ Lê Thành Nhân
Khoa: Tâm thần, Nội thần kinh
Nơi làm việc: Bệnh viện Chợ Rẫy
Kinh nghiệm: 7 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Thạc sĩ - Bác sĩ Nguyễn Thi Phú
Khoa: Tâm thần
Nơi làm việc: Bệnh viện Đại Học Y Dược
Kinh nghiệm: 21 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Khoa: Tâm thần
Nơi làm việc: Bệnh viện Tâm thần TP Hồ Chí Minh
Kinh nghiệm: 23 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Khoa: Tâm thần
Nơi làm việc: Trung tâm Pháp Y Tâm thần Khu vực TP. Hồ Chí Minh
Kinh nghiệm: 15 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Bác sĩ Chuyên khoa II Vũ Thị Lan
Khoa: Tâm thần
Nơi làm việc: Bệnh viện tuyến Trung Ương
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Bác sĩ Chuyên khoa II Phạm Công Huân
Khoa: Tâm thần
Nơi làm việc: Bệnh viện tuyến Trung Ương
Kinh nghiệm: 12 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Khoa: Tâm thần
Nơi làm việc: Bệnh viện Tâm thần thành phố Đà Nẵng
Kinh nghiệm: 19 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Thạc sĩ - Bác sĩ nội trú Lê Thị Phương Thảo
Khoa: Tâm thần
Nơi làm việc: Bệnh viện tuyến Trung Ương
Kinh nghiệm: 11 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Bình luận, đặt câu hỏi