Thuốc điều trị bệnh HIV TDF và những điều cần lưu ý khi sử dụng

Thuốc điều trị bệnh HIV TDF và những điều cần lưu ý khi sử dụng

TDF là một thuốc cần kê toa dùng để điều trị nhiễm HIV ở người trưởng thành và trẻ em từ 2 tuổi. TDF không được sử dụng riêng biệt mà luôn được dùng chung với những thuốc điều trị HIV khác.

Liên hệ tư vấn về HIV miễn phí - Bảo mật thông tin 0886006167

Gọi điện Tư vấn và Hẹn khám Bác sĩ: 19001246 

Tư vấn qua CHAT FACEBOOK

Tư vấn qua CHAT ZALO

Bảo mật danh tính hoàn toàn!

1. Thuốc điều trị HIV TDF là gì?

TDF tên tiếng Anh đầy đủ là Tenofovir disoproxil fumarate, thuộc một nhóm thuốc điều trị HIV tên là chất ức chế nucleoside reverse transcriptase (NRTIs). NRTIs chẹn 1 enzyme tên là enzyme phiên mã ngược (tên là reverse transcriptase. Một enzyme là một protein gây bắt đầu hay tăng tốc độ của 1 phản ứng hoá học). Bằng cách chẹn enzyme phiên mã ngược, NRTIs ngăn HIV nhân lên và giảm số lượng HIV trong cơ thể.

Để hiểu rõ hơn về cơ chế tấn công của Virus HIV, bạn có thể xem tại hellodoctors.vn/hiv-aids.

Thuốc điều trị HIV không thể chữa khỏi bệnh HIV, nhưng khi dùng kết hợp với những thuốc điều trị HIV (gọi là phác đồ điều trị HIV) mỗi ngày sẽ giúp bệnh nhân HIV sống lâu hơn, khoẻ mạnh hơn.

Thuốc điều trị HIV cũng làm giảm nguy cơ lây nhiễm HIV. Nếu bạn đang dùng thuốc điều trị HIV, bao gồm cả TDF, không được tự ý giảm liều, uống thuốc cách quãng hay bỏ thuốc trừ khi được bác sĩ yêu cầu.

TDF cũng hiệu quả trong điều trị HBV và được chấp nhận trong việc dùng để điều trị viêm gan B mạn tính ở người trưởng thành và trẻ em từ 12 tuổi.

_____________________________

   HELLO DOCTOR - MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG

TƯ VẤN MIỄN PHÍ: 19001246

Tư vấn qua CHAT ZALO

_____________________________

Cơ chế tác động của thuốc điều trị HIV TDF

2. Cảnh báo trước khi sử dụng thuốc điều trị bệnh HIV TDF

Tenofovir disoproxil fumarate (TDF) có thể gây ra những phản ứng phụ nghiêm trọng, ảnh hưởng đến tính mạng của người bệnh. Những phản ứng phụ này bao gồm tích tụ acid lactic trong máu (toan hoá do acid lactic) và những đề nghiêm trọng ở gan.

Liên hệ với bác sĩ của bạn ngay khi bạn có những triệu chứng có thể là dấu hiệu của toan hoá do acid lactic sau đây:

  • Cảm thấy rất yếu hay mệt.
  • Đau cơ bất thường.
  • Có vấn đề trong việc hô hấp.
  • Đau bụng kèm buồn nôn hay nôn.
  • Cảm thấy lạnh, đặc biệt là ở tay hay chân.
  • Cảm thấy chóng mặt hay choáng váng.
  • Tim đập nhanh hay không đều.

Liên hệ với bác sĩ của bạn ngay nếu bạn có bất kì triệu chứng nào có thể là dấu hiệu cảnh báo những vấn đề nghiêm trọng của gan sau đây:

  • Vàng da hay vàng phần tròng trắng của mắt (vàng da).
  • Nước tiêu sậm màu.
  • Phân nhạt màu.
  • Chán ăn vài ngày hay lâu hơn.
  • Buồn nôn.
  • Đau bụng.

Nếu bạn cùng lúc mắc HIV và viêm gan B (HBV) và dùng thuốc TDF, bệnh viên gan B của bạn có thể trở nặng (bùng phát) nếu bạn ngưng dùng TDF. Thuốc điều trị HBV adefovir dipivoxil (tên biệt dược: Hepsera) không nên được dùng chung với TDF.

Khi dùng thuốc TDF, việc đi tái khám đúng hẹn là rất quan trọng.

_____________________________

   HELLO DOCTOR - MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG

TƯ VẤN MIỄN PHÍ: 19001246

Tư vấn qua CHAT ZALO

_____________________________

Trước khi dùng thuốc TDF, những điều bạn cần cung cấp cho bác sĩ là gì?

Trước khi dùng TDF, bạn cần báo với bác sĩ:

  • Nếu bạn dị ứng với TDF hay bất kì thuốc nào khác.
  • Nếu bạn có vấn đề ở gan, bao gồm nhiễm HBV.
  • Nếu bạn có vấn đề ở thận.
  • Nếu bạn có vấn đề ở xương.
  • Nếu bạn có bất kì vấn đề sức khoẻ nào khác.
  • Nếu bạn đang mang thai hay có ý định mang thai. Việc TDF có thể gây hại cho thai nhi chưa được xác định. TDF chỉ nên được dùng khi đang mang thai nếu thật sự cần thiết. Thảo luận với bác sĩ về những nguy cơ có thể xảy ra khi dùng TDF khi mang thai.
  • Nếu bạn đang cho con bú hay dự định cho con bú. Không cho con bú nếu bạn mắc HIV hay đang điều trị với TDF.
  • Nếu bạn đang sử dụng những biện pháp ngừa thai với hormone (như thuốc, cấy hay đặt vòng âm đạo)
  • Đối với những thuốc cần kê toa hay không cần kê toa khác, vitamin, thực phẩm bổ sung và thảo dược bạn đang dùng hay dự định dùng, TDF có thể ảnh hưởng đến tác dụng của những thuốc khác, và những thuốc khác có thể ảnh hưởng đến tác dụng của TDF. Dùng TDF cùng một số thuốc hay sản phẩm nhất định có thể gây nên những tác dụng phụ nghiêm trọng, nguy hiểm đến tính mạng.

Nên dùng thuốc TDF như thế nào?

TDF (tên biệt dược: Viread) tồn tại dưới những dạng và hàm lượng:

  • Viên 150mg.
  • Viên 200mg.
  • Viên 250mg.
  • Viên 300mg.
  • Bột dùng đường miệng (40mg TDF/1g bột).

Dùng TDF theo đúng hướng dẫn của bác sĩ. Viên uống TDF phải được nuốt nguyên vẹn và có thể có hay không dùng chung với bữa ăn. Người không thể nuốt viên thuốc có thể dùng thuốc dạng bột. Dùng muỗng chia liều đi kèm để đong lượng bột. Trộn bột với thức ăn mềm mà có thể được nuốt mà không cần nhai, như sốt táo, thức ăn trẻ em hay sữa chua. Dùng liều TDF dạng bột ngay sau khi trộn xong. Không trộn thuốc dạng bột với dung dịch.

Luôn dùng TDF kết hợp với thuốc điều trị HIV khác. Nếu bạn dùng quá liều TDF, liên hệ ngay với bác sĩ hay trung tâm kiểm soát ngộ độc địa phương, hoặc đến khoa cấp cứu gần nhất.

Cần làm gì khi quên sử dụng một liều thuốc?

Nếu bạn quên 1 liều TDF, dùng liều bạn quên ngay khi bạn nhớ ra. Nhưng nếu lúc đó gần đến liều tiếp theo, bỏ qua liều bạn quên và dùng liều tiếp theo đúng giờ. Không dùng 2 liều cùng lúc để bù lại liều bạn quên.

_____________________________

   HELLO DOCTOR - MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG

TƯ VẤN MIỄN PHÍ: 19001246

Tư vấn qua CHAT ZALO

_____________________________

3. Những tác dụng phụ có thể gây ra bởi thuốc điều trị bệnh HIV TDF

TDF có thể gây ra những tác dụng phụ. Đa số tác dụng phụ của TDF có thể kiểm soát được, nhưng một số có thể nghiêm trọng. Những phản ứng phụ nghiêm trọng của TDF gồm tích tụ acid lactic (toan hoá do acid lactic) và những vấn đề nghiêm trọng ở gan.

Những phản ứng phụ có thể khác của TDF bao gồm:

  • Những vấn đề mới hay nặng thêm tình trạng bệnh thận, bao gồm suy thận.
  • Những vấn đề ở xương, gồm đau xương, mềm hay thiếu xương, có thể dẫn đến gãy xương.
  • Thay đổi lượng mỡ của cơ thể (gồm tăng tích tụ hay mất mỡ).
  • Hội chứng phục hồi miễn dịch (IRIS) một tình trạng đôi khi xảy ra khi hệ miễn dịch bắt đầu hồi phục sau điều trị với thuốc HIV. Khi hệ miễn dịch trở nên mạnh hơn, nó có thể tăng phản ứng đối với những nhiễm trùng tiềm ẩn trước đó.

Báo với bác sĩ nếu bạn có bất kì phản ứng phụ nào ảnh hưởng đến bạn hay không biến mất.

Đây không phải là tất cả những phản ứng phụ có thể gây ra do TDF. Để biết thêm về những phản ứng phụ do TDF, đọc hướng dẫn sử dụng thuốc đi kèm hay trao đổi với bác sĩ hay dược sĩ.

4. Cách bảo quản thuốc TDF

  • Bảo quản TDF ở nhiệt độ phòng (20 đến 25°C).
  • Giữ TDF trong hộp đựng đi kèm và giữ hộp đóng kín. Nếu trong hộp chứa túi nhỏ đựng chất làm khô (gọi là gói hút ẩm), không bỏ nó đi. Gói hút ẩm bảo vệ thuốc khỏi độ ẩm.
  • Không dùng thuốc nếu van gốc của lọ thuốc bị gãy hay mất.
  • Vứt bỏ TDF không dùng nữa hay đã hết hạn.
  • Giữ TDF và mọi loại thuốc xa tầm tay trẻ em.

Bạn có thể tham khảo thông tin về một số thuốc điều trị HIV khác:

Cần lưu ý rằng bạn chỉ được sử dụng thuốc khi có chỉ định của bác sĩ. Không được tự ý sử dụng thuốc cũng như tự ý ngừng dùng thuốc khi chưa có hướng dẫn của bác sĩ. Để điều trị bệnh HIV với các bác sĩ của Hello Doctor, bạn có thể liên hệ với chúng tôi theo số điện thoại 1900 1246.



Thông tin thêm về HIV/AIDS

Thuốc PrEP là gì? 3 điều khi mua PrEP cần lưu ý để sử dụng an toàn nhất.
Thuốc PrEP (Preexposure prophylaxis) là thuốc dự phòng TRƯỚC phơi nhiễm, bảo vệ khỏi lây nhiễm HIV lên đến hơn 90%. WHO khuyến cáo rằng những người có...
Triệu chứng HIV: 15 dấu hiệu HIV thường gặp. Làm sao biết không bị HIV?
Bạn thân mến, vui lòng ghi nhớ khuyến nghị từ các bác sĩ - chuyên gia về bệnh truyền nhiễm: "Khi nghi ngờ bản thân có khả năng bị...
Phơi nhiễm HIV là gì, cách xử lý khi bị phơi nhiễm?
Bài viết này, bác sĩ sẽ giúp bạn sẽ hiểu rõ hơn về phơi nhiễm HIV là gì, các trường hợp phơi nhiễm, cách xử lý khi bị phơi...
Các cách xét nghiệm máu HIV nhanh và chính xác nhất
Nếu bạn nhận thấy bản thân mình đang có nguy cơ mắc bệnh HIV hoặc trong giai đoạn sơ nhiễm, xét nghiệm máu là việc bạn cần phải làm ngay. Dưới...
Hướng dẫn cách dùng thuốc phơi nhiễm HIV từ bác sĩ
Khi có phơi nhiễm với HIV, người bệnh cần được điều trị dự phòng bằng thuốc chống phơi nhiễm HIV - ARV trong vòng 72 giờ. Vậy trường hợp nào cần dùng thuốc phơi...

Đánh giá bài viết Gửi đánh giá

  • Anh Phương

    Bài viết rất hữu ích. Cảm ơn bác sĩ đã chia sẻ

    26/04/2019
  • Nguyễn Tuấn Anh

    Tôi mới đi khám bệnh và bác sĩ có kê đơn thuốc cho tôi loại thuốc này. Cảm ơn những thông tin mà bác sĩ chia sẻ, nó sẽ giúp ích được cho rất nhiều người.

    17/04/2018
Lê Hương (26/04/2019)
Nhờ chia sẻ của bác sĩ mà tôi đã hiểu cụ thể hơn về loại thuốc này. Cảm ơn bác sĩ rất nhiều.

Bình luận, đặt câu hỏi

Các thông tin cá nhân của bạn sẽ không bị công khai

Nội dung