Bệnh HIV là gì, thời gian ủ bệnh HIV là bao lâu?

Bệnh HIV là gì, thời gian ủ bệnh HIV là bao lâu?

Không giống như một số loại virus khác, cơ thể con người không thể loại bỏ hoàn toàn HIV, ngay cả khi điều trị. Vì vậy, một khi bạn bị nhiễm HIV, bạn sẽ mang nó trong suốt cuộc đời còn lại. Vậy bệnh HIV/AIDS là gì? Thời gian ủ bệnh HIV là bao lâu? Bạn hãy cùng chúng tôi đi tìm câu trả lời trong bài viết này nhé.

Liên hệ tư vấn về HIV miễn phí - Bảo mật thông tin 0886006167

  1. Bệnh HIV/AIDS là gì
  2. Làm cách nào để biết mình bị nhiễm HIV
  3. Con đường lây truyền HIV
  4. Thời gian ủ bệnh HIV là bao lâu
  5. Dự phòng sau phơi nhiễm HIV
  6. Cách phòng tránh lây lan HIV
  7. Bác sĩ điều trị

Gọi điện Tư vấn và Hẹn khám Bác sĩ: 19001246 

Tư vấn qua CHAT FACEBOOK

Tư vấn qua CHAT ZALO

Bảo mật danh tính hoàn toàn!

1. Bệnh HIV/AIDS là gì?

HIV là virus gây suy giảm miễn dịch ở người, lây lan qua máu và dịch tiết của cơ thể và nó tấn công vào hệ miễn dịch, đặc biệt là các tế bào CD4. Theo thời gian loại virus này có thể dẫn đến hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải hay AIDS nếu không được điều trị. 

Nếu bạn chưa thực sự hiểu rõ về bệnh HIV, hãy bỏ ra một chút thời gian để tìm hiểu về nó. Chúng tôi đã trình bày khá đầy để về HIV trong bài Biểu hiện bệnh HIV và bạn có thể tham khảo. 

Hiện vẫn chưa có phương pháp chữa trị nào được công nhận chính thức về hiệu qảu điều trị triệt để, nhưng với sự chăm sóc y tế thích hợp, HIV có thể được kiểm soát. Thuốc được sử dụng để điều trị HIV được gọi là liệu pháp kháng retrovirus hoặc liệu pháp điều trị ARV

Nếu được thực hiện đúng cách, mỗi ngày, thuốc này có thể kéo dài đáng kể cuộc sống của nhiều người bị nhiễm HIV, giữ cho họ khỏe mạnh, và giảm đáng kể cơ hội lây nhiễm cho người khác. 

_____________________________

   HELLO DOCTOR - MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG

TƯ VẤN MIỄN PHÍ: 19001246

Tư vấn qua CHAT ZALO

_____________________________

2. Làm cách nào để biết mình bị nhiễm HIV?

Xét nghiệm HIV giúp phát hiện bệnh HIV chính xác nhấtCách duy nhất để biết chắc chắn bạn có bị nhiễm HIV hay không đó là thực hiện xét nghiệm. Biết được tình trạng của bạn rất quan trọng vì nó giúp bạn có những quyết định lành mạnh để ngăn ngừa lây truyền HIV. Hãy đến các địa chỉ xét nghiệm HIV uy tín để có các kết quả xét nghiệm và phương án điều trị chính xác nhất

Một số người có thể có các triệu chứng giống như cúm trong vòng từ 2 đến 4 tuần sau khi bị nhiễm (giai đoạn 1 nhiễm HIV). Nhưng một số người có thể không cảm thấy bất kỳ triệu chứng hay biểu hiện bệnh lý nào trong giai đoạn này. 

Các triệu chứng giống cúm bao gồm sốt, ớn lạnh, phát ban, đổ mồ hôi ban đêm, đau cơ, đau họng, mệt mỏi, hạch bạch huyết sưng hoặc loét miệng. Những triệu chứng này có thể kéo dài từ vài ngày đến vài tuần. 

Trong thời gian này, người bị nhiễm HIV có thể âm tính trong xét nghiệm kiểm tra HIV, nhưng những người mắc bệnh này có khả năng truyền nhiễm cao và có thể lây lan sang người khác.

Nếu bạn có những triệu chứng này, điều đó không có nghĩa là bạn bị nhiễm HIV. Mỗi triệu chứng này có thể do các bệnh khác gây ra. Nhưng nếu bạn có những triệu chứng này sau khi có nguy cơ nhiễm HIV, hãy khám bác sĩ và nói với họ về nguy cơ của bạn. Hãy đến các cơ sở y tế để được làm xét nghiệm HIV miễn phí.

>>>Tham khảo: Thời gian phơi nhiễm HIV là bao lâu.

 

3. HIV lây truyền qua những con đường nào?

Sự lây truyền HIV tùy thuộc vào số lượng HIV trong dịch tiết, máu và mức độ tiếp xúc.

Các con đường lây truyền virus HIV

Để hiểu rõ hơn về các con đường lây nhiễm và cách phòng tránh, bạn có thể xem thêm tại Con đường lây nhiễm HIV.

_____________________________

   HELLO DOCTOR - MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG

TƯ VẤN MIỄN PHÍ: 19001246

Tư vấn qua CHAT ZALO

_____________________________

4. Thời gian ủ bệnh HIV là bao lâu?

Thời gian ủ bệnh trung bình từ khi nhiễm HIV đến khi phát triển AIDS được ước tính khoảng 10 năm đối với thanh niên.  Thời gian này thay đổi theo tuổi và thấp hơn đáng kể đối với trẻ sơ sinh và người già. 

Thời gian ủ bệnh tương đương nhau giữa các đối tượng tiêm chích ma túy, mắc bệnh nhiễm trùng qua đường tình dục và bệnh giang mai. Trong khi đó, thời gian ủ bệnh ở những người nhận máu truyền có nhiễm HIV lại ngắn hơn, có thể là do lượng lớn HIV trong máu bị nhiễm. 

Thời kỳ ủ bệnh dường như không thay đổi đáng kể ở nam giới và phụ nữ hoặc trong các nhóm chủng tộc khác nhau.

Cần nhắc đến một giai đoạn nữa đó là giai đoạn cửa sổ:

  • Giai đoạn cửa sổ là khoảng thời gian từ khi bị nhiễm HIV cho đến khi phát hiện được kháng thể kháng HIV.
  • Trung bình là khoảng thời gian này dao động từ 1 đến 3 tháng. 
  • Tuy nhiên gần đây đã có những xét nghiệm mới có thời gian cửa số ngắn hơn, giúp phát hiện sớm hơn tình trạng nhiễm HIV.

5. Dự phòng sau phơi nhiễm HIV

Phơi nhiễm với HIV là tiếp xúc trực tiếp với máu và các dịch cơ thể có nhiễm HIV dẫn đến nguy cơ lây nhiễm HIV.

Dự phòng sau phơi nhiễm HIVGồm 7 bước:

1) Xử lý vết thương tại chỗ.
2) Báo cáo người phụ trách và làm biên bản (chú ý ghi đầy đủ các thông tin yêu cầu trong Hồ sơ phơi nhiễm)
3) Đánh giá nguy cơ phơi nhiễm theo mức độ tổn thương và diện tích tiếp xúc.
4) Xác định tình trạng nhiễm HIV của nguồn gây phơi nhiễm.
5) Xác định tình trạng HIV của người bị phơi nhiễm.
6) Tư vấn cho người bị phơi nhiễm.
7) Điều trị dự phòng bằng thuốc ARV.

Xem thêm: Cách xử lý khi bị kim tiêm đâm phải

 

 

6. Cách phòng tránh lây lan HIV

- Dự phòng làm giảm tỷ lệ lây nhiễm HIV trong nhóm có hành vi nguy cơ cao và từ nhóm này ra cộng đồng bằng các biện pháp can thiệp giảm thiểu tác hại: sử dụng bao cao su, bơm kim tiêm sạch, điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế,…

_____________________________

   HELLO DOCTOR - MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG

TƯ VẤN MIỄN PHÍ: 19001246

Tư vấn qua CHAT ZALO

_____________________________

- Cán bộ y tế là đối tượng cần phải tích cực trong công tác chống nhiễm khuẩn do tính chất công việc thường xuyên phơi nhiễm với máu và các dịch tiết của cơ thể người bệnh.

- Sử dụng trang phục bảo hộ đúng quy định khi chăm sóc hoặc tiếp xúc với máu, dịch tiết, chất thải của người bệnh. 

- Xử lý máu, dịch tiết, chất thải của người bệnh đúng quy định. 

- Điều trị dự phòng khi phơi nhiễm HIV. 

- Dự phòng lây truyền từ mẹ sang con. 

- Thực hành an toàn truyền máu.

- Thực hành an toàn tình dục: 

  • Sử dụng bao cao su đúng cách;
  • Không để dịch sinh dục, máu dính vào miệng, hậu môn, âm đạo; không đụng vào vết thương hay vết lở loét trên cơ thể của bạn tình.

Xem thêm: Bệnh hiv có thể sống được bao lâu.

Để điều trị bệnh HIV, bạn có thể liên hệ đặt khám với các bác sĩ của Hello Doctor theo số điện thoại 1900 1246



Thông tin thêm về HIV/AIDS

Thuốc PrEP là gì? 3 điều khi mua PrEP cần lưu ý để sử dụng an toàn nhất.
Thuốc PrEP (Preexposure prophylaxis) là thuốc dự phòng TRƯỚC phơi nhiễm, bảo vệ khỏi lây nhiễm HIV lên đến hơn 90%. WHO khuyến cáo rằng những người có...
Triệu chứng HIV: 15 dấu hiệu HIV thường gặp. Làm sao biết không bị HIV?
Bạn thân mến, vui lòng ghi nhớ khuyến nghị từ các bác sĩ - chuyên gia về bệnh truyền nhiễm: "Khi nghi ngờ bản thân có khả năng bị...
Phơi nhiễm HIV là gì, cách xử lý khi bị phơi nhiễm?
Bài viết này, bác sĩ sẽ giúp bạn sẽ hiểu rõ hơn về phơi nhiễm HIV là gì, các trường hợp phơi nhiễm, cách xử lý khi bị phơi...
Các cách xét nghiệm máu HIV nhanh và chính xác nhất
Nếu bạn nhận thấy bản thân mình đang có nguy cơ mắc bệnh HIV hoặc trong giai đoạn sơ nhiễm, xét nghiệm máu là việc bạn cần phải làm ngay. Dưới...
Hướng dẫn cách dùng thuốc phơi nhiễm HIV từ bác sĩ
Khi có phơi nhiễm với HIV, người bệnh cần được điều trị dự phòng bằng thuốc chống phơi nhiễm HIV - ARV trong vòng 72 giờ. Vậy trường hợp nào cần dùng thuốc phơi...

Đánh giá bài viết Gửi đánh giá

  • Trần Việt Anh

    Bài chia sẻ rất hữu ích. Tôi có đọc cả các bài viết khác và đã hiểu hơn về bệnh HIV

    23/03/2018
Bình (29/11/2022)
Mới phát hiện HIv
Viet anh (09/05/2019)
Tư vấn điều trị hiv
Hello Doctor (09/05/2019)
Chào bạn, để được bác sĩ tư vấn cụ thể, bạn vui lòng gọi điện đến số điện thoại 1900 1246 nhé.

Bình luận, đặt câu hỏi

Các thông tin cá nhân của bạn sẽ không bị công khai

Nội dung