10 sự thật về thuốc triptan điều trị bệnh đau nửa đầu

10 sự thật về thuốc triptan điều trị bệnh đau nửa đầu

Phương pháp điều trị bệnh đau nửa đầu phổ biến hiện nay là sử dụng thuốc. Một trong những loại thuốc thường được các bác sĩ chỉ định để điều trị đau nửa đầu đó là tripan. Cùng chúng tôi tìm hiểu kĩ hơn về loại thuốc này nhé.

===

Tham vấn thông tin, tư vấn và hẹn khám bệnh:

Bác sĩ Nguyễn Tường Vũ

Bác sĩ Lê Thành Nhân

===

Những loại thuốc triptan thông dụng được bác sĩ kê đơn để điều trị bệnh đau nửa đầu bao gồm eletriptan (Relpax), frovatriptan (Frova, Migard) and sumatriptan (Imitrex, Imigran).

Bạn có nên dùng chúng không? Điều gì sẽ giúp bạn tìm ra loại thuốc tốt nhất? Dưới đây là 10 điều bạn cần biết để đưa ra quyết định.

1. Triptan không phải là thuốc giảm đau

Triptan là thuốc từng được dùng để giảm đau, và sự thật là chúng có tác dụng đó . Tuy nhiên, ứng dụng  của thuốc phức tạp hơn thế nhiều, thường nhắm vào các triệu chứng của đau nửa đầu, ví dụ như buồn nôn và nhạy cảm với ánh sáng, âm thanh.

2. Các loại thuốc triptan không giống nhau

Khi một loại triptan không hiệu quả cho bạn thì vẫn có khả năng loại khác sẽ có hiệu quả. Một số loại thì cho hiệu quả nhanh chóng hơn. Một số sẽ cho tác dụng phụ, số khác thì không. Một số loại sẽ có tương tác với thuốc nhất định, một số loại thì chỉ phù hợp với loại đau nửa đầu nào đó. 

3. Đừng chỉ phụ thuộc vào triptan

Triptan tốt nhất là được sử dụng như một phần của quá trình điều trị. Hãy nói chuyện với bác sĩ của bạn về lối sống cũng như các phương pháp điều trị khác. Bác sĩ có thể sẽ gợi ý uống một vài thuốc khác dùng kèm theo triptan, như là NSAID (thuốc chống viêm không steroid – ví dụ ibuprofen).

_____________________________

Bác sĩ tư vấn và hẹn khám

☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246

☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor

☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor 

  HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG

_____________________________

4. Triptan và các bệnh lý tim mạch

Cách triptan tác động lên mạch máu làm người ta lo lắng về việc sử dụng triptan đối với người có khả năng mắc bệnh lý tim mạch. Mặc dù có một số nghiên cứu nói về việc triptan gây ra các vấn đề ở tim, một số khác thì nghi ngờ điều này. Bạn cần phải cân nhắc rủi ro với bác sĩ của mình, đặc biệt nếu bạn bị cao huyết áp, mắc bệnh động mạch ngoại biên, bệnh tim, hay có nguy cơ đột quỵ hoặc đau tim. Những yếu tố rủi ro khác có thể kể đến hút thuốc lá và bệnh tiểu đường.

5. Triptan có thể hữu ích

Triptan không hữu ích cho tất cả mọi người, bạn cần thử nhiều loại thuốc triptan theo nhiều cách khác nhau trước khi tìm được loại tripan hiệu quả cho bản thân. Năm 2004, các bác sĩ chuyên gia về bệnh đau đầu đã chỉ ra rằng triptan hữu dụng cho 4 trên 5 bệnh nhân. Xin nhắc lại rằng, triptan nên được sử dụng như là một phần của phương pháp điều trị. 

Thuốc Triptan điều trị bệnh đau nửa đầu

6. Tác dụng phụ của triptan

Triptan không có một tác dụng phụ đặc trưng nào. Bạn có thể sẽ lo lắng nếu cảm thấy đau, hoặc bị chèn ép ở ngực, hàm, hoặc những vùng khác trên cơ thể. Điều này không đáng quan ngại và không gây nên bệnh lý tim mạch. Tuy nhiên, bạn nên thông báo với bác sĩ để họ có thể tìm xem nguyên nhân là gì.

_____________________________

Bác sĩ tư vấn và hẹn khám

☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246

☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor

☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor 

  HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG

_____________________________

7. Triptan và những thuốc khác

Cần chắc chắn rằng bạn tuân thủ theo một toa thuốc nhất định và nói với bác sĩ các loại thuốc khác bạn có thể dùng. Sẽ nguy hiểm nếu sử dụng cùng với triptan một số loại thuốc chống trầm cảm, điều này gây ra hội chứng serotonin. Nguy hiểm cũng đến từ các thuốc có đẫn xuất ergot, thuốc dùng chữa nhiễm nấm, và các loại thuốc khác.

8. Sử dụng triptan trong khoảng thời gian dài

Bệnh nhân cần lưu ý nếu đang sử dụng triptan trong thời gian dài, hơn 2 lần trong 1 tháng. Như đã nói trên, bời vì có liên quan đến các bệnh lí tim mạch. Bạn nên thường xuyên đi khám bác sĩ nếu đang sử dụng triptan thường xuyên, và nhớ là đi kiểm tra mắt theo tiến độ. 

_____________________________

Bác sĩ tư vấn và hẹn khám

☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246

☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor

☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor 

  HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG

_____________________________

9. Thuốc gốc (brand names) với thuốc generic

Bạn có thể dùng loại nào tuỳ ý, nhưng nhớ rằng có thể một loại có tác dụng, còn loại kia thì không. Điều này là do công nghệ tạo thuốc hay là sự thay đổi trong liều lượng. 

10. Triptan có thể đáng để thử

Sau thành công của thuốc triptan, và những câu hỏi về các vấn đề cần lưu tâm như đã đề cập trước đó, các chuyên gia đã đánh giá và kê toa triptan thường xuyên hơn. Triptan có thể được kê cho trẻ em mắc bệnh đau nửa đầu, hoặc bệnh nhân đau nửa đầu trong thai kì. Nên hỏi ý kiến bác sĩ của bạn nếu bạn đang không chắc về điều gì khi sử dụng thuốc.

Lưu ý rằng: Chúng tôi lại một lần nữa nhấn mạnh rằng, bạn chỉ nên điều trị những loại thuốc triptan do bác sĩ chỉ định. KHÔNG nên tự ý sử dụng thuốc hay kết hợp với thuốc khác dưới mọi hình thức.

Nếu bạn cần một địa chỉ uy tín để chữa bệnh đau nửa đầu, thì Hello Doctor chúng tôi chính là một sự lựa chọn hoàn hảo dành cho bạn. Với đội ngũ bác sĩ nhiều năm kinh nghiệm, Hello Doctor tự tin sẽ giúp đỡ cho người bệnh điều trị toàn diện và hiệu quả căn bệnh của mình. Bạn chỉ cần liên hệ với chúng tôi theo số điện thoại 1900 1246, các thư kí y khoa của chúng tôi sẽ giúp đỡ và hỗ trợ cho bạn.



Bác sĩ khám, điều trị

Nguyễn Tường Vũ

Thạc sĩ-Bác sĩ Nguyễn Tường Vũ

Khoa: Nội thần kinh, Ngoại thần kinh

Nơi làm việc: Bệnh viện Chợ Rẫy

Kinh nghiệm: 28 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Lê Thành Nhân

Thạc sĩ - Bác sĩ Lê Thành Nhân

Khoa: Tâm thần, Nội thần kinh

Nơi làm việc: Bệnh viện Chợ Rẫy

Kinh nghiệm: 7 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Nguyễn Văn Hào

Thạc sĩ Nguyễn Văn Hào

Khoa: Cơ xương khớp, Nội thần kinh, Ngoại thần kinh

Nơi làm việc: Phòng Quân y – Bộ Tư lệnh Pháo binh

Kinh nghiệm: 22 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa cấp 2

Thông tin thêm về Đau nửa đầu

Sự thật về tình trạng viêm mũi dị ứng gây ra đau đầu
Mối liên quan giữa dị ứng và đau đầu vẫn còn là một vấn đề gây nhiều tranh cãi. Nhiều bệnh nhân bị đau đầu cho rằng tình trạng đau đầu của họ...
Tổng hợp: Bệnh đau đầu hay nhức đầu nguy hiểm hơn bạn nghĩ
Bệnh đau đầu (nhức đầu) là triệu chứng bệnh thường gặp trong cuộc sống, có thể là những bệnh lý mà cơ thể có thể tự khỏi. Tuy nhiên nó cũng...
Những sai lầm nghiêm trọng khi điều trị đau nửa đầu
Trong điều trị đau nửa đầu, người bệnh thường dễ mắc một số sai lầm nghiêm trọng như tự ý dùng thuốc, trì hoãn việc đi khám với bác sĩ, lạm dụng...
Điều trị triệu chứng đau nhói một bên đầu - đau nửa đầu ra sao
Chào bác sĩ, tôi tên là Tuấn, năm nay 29 tuổi. Thời gian gần đây tôi thường bị đau nhói một bên đầu, cơ thể mệt mỏi và thường hay...
Những khó khăn khi điều trị bệnh đau đầu tuyến giáp
Tuy biểu hiện của chứng đau đầu tuyến giáp khá dễ để nhận thấy, nhưng việc điều trị bệnh gặp phải rất nhiều khó khăn. Hiểu được chính xác những trở ngại...

Đánh giá bài viết Gửi đánh giá

    Bình luận, đặt câu hỏi

    Các thông tin cá nhân của bạn sẽ không bị công khai

    Nội dung