Những dấu hiệu, biểu hiện, triệu chứng của bệnh đau nửa đầu
Những triệu chứng, biểu hiện bệnh đau nửa đầu thường là đau đầu dữ dội, buồn nôn, nhạy cảm với ánh sáng làm ảnh hưởng lớn đến sức khỏe, đời sống người bệnh.
===
Tham vấn thông tin, tư vấn và hẹn khám bệnh:
===
Những dấu hiệu đặc trưng của đau nửa đầu
Nếu có những dấu hiệu dưới đây, thì rất có thể là bạn đã bị mắc chứng bệnh đau nửa đầu
- Chóng mặt, thấy hào quang trước mắt: Cơn đau nửa đầu có thể gây chóng mặt, nhìn đôi, hoặc mất thị lực. Vì thế, những người bị đau nửa đầu thường cảm thấy bị mất cân bằng. Có người còn gặp tình trạng thấy ánh đèn leo lét hoặc một vệt sáng hay một điểm sáng mờ ảo và chúng di chuyển theo một đường cong liên tục chạy qua trước mắt.
- Đau nhói một hoặc cả hai bên đầu: Đau có tính chất như mạch đập là một dấu hiệu điển hình của cơn đau nửa đầu. Cảm giác đau nhói thường thấy ở một bên đầu. Theo nghiên cứu ở những bệnh nhân đau nửa đầu, có khoảng 50% bệnh nhân luôn có triệu chứng đau nhói ở một bên đầu.
- Nôn hoặc buồn nôn: Theo một nghiên cứu ở Mỹ, khoảng 73% bệnh nhân có triệu chứng buồn nôn và 29% có nôn. Những người thường xuyên có cảm giác buồn nôn khi đau đầu có liên quan đến cơn đau nửa đầu nặng hơn những người không có triệu chứng này.
- Dễ cáu gắt hoặc phấn khích: Thay đổi tâm trạng là một trong những dấu hiệu của chứng đau nửa đầu. Một số người bệnh cảm thấy chán nản hoặc đột nhiên xuống tinh thần không rõ lý do, trong khi đó một vài người khác lại cảm thấy hưng phấn một cách bất thường.
- Tê hoặc ngứa ran: Một số người bị chứng đau nửa đầu có cảm giác tê, ngứa ran hoặc cảm giác như kim châm ở một bên của cơ thể, di chuyển từ đầu ngón tay qua cánh tay và trên khuôn mặt.
- Nhức mắt, hoa mắt: Đau nửa đầu liên quan đến nhức mắt, hoa mắt. Ánh sáng, tiếng ồn lớn hay mùi vị khó chịu cũng có thể khiến cơn đau thêm dữ dội.
- Stress, khó ngủ: Thức dậy mệt mỏi hoặc gặp khó khăn để đi vào giấc ngủ là những vấn đề thường gặp ở người mắc bệnh đau nửa đầu. Bên cạnh đó, những cơn đau nửa đầu cũng dễ khiến người bệnh lâm vào cáu kỉnh, căng thẳng, stress kéo dài và tác động ngược lại khiến bệnh ngày càng nặng nề hơn.
- Ngáp: Ngáp liên tục từng phút là dấu hiệu cảnh báo bệnh đau nửa đầu chuẩn bị tấn công.
- Ù tai: Triệu chứng này có thể đến rồi đi hoặc xảy ra liên tục với những tiếng ù trong tai không được tạo ra từ môi trường bên ngoài. Ù tai khiến người bệnh không nghe rõ các âm thanh bên ngoài và rất căng thẳng, mệt mỏi.
Bên cạnh đó, cần để ý những dấu hiệu như nghẹt mũi hoặc chảy nước mũi, khó nói thành tiếng, yếu một bên của cơ thể, ngáp nhiều và liên tục, đau cổ, đi tiểu thường xuyên…
_____________________________
☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246
☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor
☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor
HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG
_____________________________
Ai dễ bị đau nửa đầu?
Những người trong độ tuổi từ 20 - 45 là nhóm dễ mắc bệnh đau nửa đầu nhất. Phụ nữ chiếm đến 3/4 trong tổng số người mắc. Bên cạnh việc làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng sống của người bệnh đau nửa đầu còn có thể dễ dẫn đến những bệnh lý nguy hiểm như: trầm cảm, đột quỵ, suy thoái võng mạc, mất thị lực, mù vĩnh viễn thậm chí là dẫn đến đột quỵ Theo Tổ chức y tế Thế giới WHO, chứng đau đầu Migraine đang là một trong 20 nguyên nhân hàng đầu gây thương tật cho con người.
Trong trường hợp bạn thấy mình có biểu hiện của bệnh đau nửa đầu, tốt nhất bạn nên đi khám bác sĩ xem do nguyên nhân gì và bạn thực hiện cách làm việc và nghỉ ngơi hợp lý. Lưu ý khi điều trị bệnh đau nửa đầu, bạn nên tuân thủ sự chỉ dẫn của bác sĩ.
_____________________________
☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246
☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor
☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor
HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG
_____________________________
Bác sĩ khám, điều trị
Thạc sĩ-Bác sĩ Nguyễn Tường Vũ
Khoa: Nội thần kinh, Ngoại thần kinh
Nơi làm việc: Bệnh viện Chợ Rẫy
Kinh nghiệm: 28 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Thạc sĩ - Bác sĩ Lê Thành Nhân
Khoa: Tâm thần, Nội thần kinh
Nơi làm việc: Bệnh viện Chợ Rẫy
Kinh nghiệm: 7 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Khoa: Cơ xương khớp, Nội thần kinh, Ngoại thần kinh
Nơi làm việc: Phòng Quân y – Bộ Tư lệnh Pháo binh
Kinh nghiệm: 22 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa cấp 2
Bình luận, đặt câu hỏi