Co giật cơ tay

Co giật cơ tay

 Co giật cơ tay là kết quả bình thường sau khi tập thể dục dữ dội. Những rối loạn thần kinh như bại não và đa xơ cứng hay thậm chí thiếu vitamin B cũng có thể gây ra cử động cơ vô ý này.

I. Tại sao cơ co giật

II. Kiểm soát hay ngăn ngừa co giật cơ

III. Đá và co giật cơ

===

Tham vấn thông tin, tư vấn và hẹn khám bệnh:

Bác sĩ Nguyễn Tường Vũ

Bác sĩ Lê Thành Nhân

===

Co giật cơ chỉ đơn giản là sự kích hoạt không chủ ý của bất kì phần nào của cơ bắp. Một khu vực cơ liên tục chuyển động (nảy) lên và xuống dưới da trong một khoảng thời gian (vài giây hay vài phút). Co giật cơ thường là phản ứng của cơ thể khi mệt mỏi.

I. Tại sao cơ co giật

  1. Lo lắng:

Lo lắng là nguyên nhân hàng đầu gây ra cử động cơ vô ý. Đây là vì lo lắng làm cơ căng cứng. Tiếp xúc kéo dài với những tình huống gây lo lắng hay một cơn lo lắng có thể làm cơ co trong một khoảng thời gian đáng kể. Phối hợp những kĩ năng thư giãn như yoga hay thiền vào lịch trình hằng ngày của bạn chắc chắn có thể giúp giảm co giật cơ.

  1. Luyện tập:

Co giật cơ tay

Trong đa số trường hợp, co giật cơ là phản ứng của cơ thể với việc luyện tập cường độ cao. Nâng tạ có thể làm cơ tay ở trạng thái căng thẳng nhiều, có thể dẫn đến co giật cơ. Những người đang muốn lên cơ nhanh tập những bài tập nặng trong thời gian dài. Việc sử dụng cơ quá mức như thế này thường dẫn tới co giật cơ, đặc biệt là cơ tay. Tập thể dục nhịp điệu gắng sức cũng rất dễ dẫn đến co giật cơ. Những bài tập thường gây ra co giật cơ tay là:

  • Hít xà.

  • Đẩy ngực (bench press).

  • Chạy bộ trên máy.

  • Cuốn cơ tay nhị đầu.

  1. Caffein:

co giật cơ tay

Quá nhiều caffeine hay cồn trong thực đơn cũng có thể dẫn đến co giật cơ. Caffein hiện diện trong cà phê, trà và cola. Caffein được biết đến là có khả năng kích thích những dây thần kinh điều hòa hoạt động của cơ. Vì thế, những dây thần kinh bị kích thích quá mức do nạp vào quá nhiều thức uống chứa caffeine có thể kích hoạt sự co giật nhanh của cơ.

  1. Không khởi động trước khi tập thể dục:

Không khởi động trước khi tập thể lực mạnhcũng có thể gây ra co giật cơ ở bất kì vị trí nào của cơ thể bao gồm cơ tay. Khởi động giúp tăng lưu lượng máu và giúp cơ bắp của bạn tiếp nhận bài tập tốt hơn, Không có khởi động, những cơ bắp của bạn sẽ khó chịu đựng được sự vận cơ quá mức khi tập thể dục, điều có thể dẫn đến co giật cơ. Tập thể dục sau khi khởi độngsẽ khiến giảm tần suất xuất hiện co giật cơ.

  1. Thiếu dưỡng chất:

co giật cơ tay

Nhiều người bị co giật cơ bị thiếu magne và calci trong thực đơn của họ. Thiếu hụt vitamin B6 và B12 cũng có thể gây co giật cơ tay.

  1. Rối loạn thần kinh:

Mạng lưới dày đặc những dây thần kinh chạy khắp cơ thể truyền tín hiệu từ não để phối hợp cử động cơ. Những đầu tận thần kinh được nối với những sợi cơ giúp điều hòa hoạt động của cơ. Tuy nhiên, hệ thống những dây thần kinh này có thể hoạt động bất tthường ở những người mắc các rối loạn thần kinh như bệnh Parkinson’s, động kinh hay bại não, những rối loạn này có thể gây ra những đợt co giật cơ cách quãng hay thường xuyên tùy thuộc vào độ nặng của tình trạng.

  1. Đa xơ cứng (MS):

Những đợt co cơ cách quãng ở tay và chân có thể xuất hiện ở những người mắc bệnh đa xơ cứng. Tổn thương dây thần kinh là đặc điểm của bệnh đa xơ cứng. Như tất cả chúng ta đều biết, những sợi thần kinh xuất phát từ não được bao phủ bởi tấm myelin giúp đảm bảo những tín hiệu điện được truyền một cách hiệu quả dọc theo các dây thần kinh. Hoạt động điện này của não điều hòa cử động của cơ. Trong bệnh MS, tấm myelin này bị tiêu diệt bởi chính hệ miễn dịch của cơ thể. Kết quả là những xung động điện rối loạn do sự tổn thương của tấm myelin và những dây thần kinh, có thể kích hoạt những cơn co giật cơ không chủ ý. Co giật cơ do MS thường tăng vào ban đêm. Co giật cơ tay có thể xuất hiện và biến mất nhưng trong vài trường hợp, nó có thể tiếp tục suốt ngày.

  1. Bệnh thần kinh ngoại biên:

Co giật cơ cùng với cảm giác râm ran ở tay có thểlà dấu hiệu gợi ýbệnh thần kinh ngoại biên, thường được xem như là 1 biến chứng của đái tháo đường. Đái tháo đường điều trị không tốt hay không kiểm soát sẽkích hoạt sự tổn thương dây thần kinh chạy dọc theo tay và chân. Đường huyết quá cao trong khoảng thời gian dài phá hủy chức năng của dây thần kinh, điều có thể dẫn đến sự cử động không kiểm soát của cơ.

  1. Mất nước:

Co giật cơ tay cũng có thể là một triệu chứng của mất cân bằng điện giải. Điện giải là những khoáng chất (calci, clo và magne) hiện diện trong dịch của cơ thể. Sự cân bằng của những khoáng chất này là cần thiết cho sự co cơ bình thường. Mất nước thường gây rối loạn cân bằng điện giải, điều cuối cùng có thể dẫn đến co giật cơ.

  1. Tác dụng phụ do dùng thuốc:

co giật cơ tay

Những thuốc như thuốc lợi tiểu thường được dùng để điều trị cao huyết áp và suy tim sung huyết. Tuy nhiên, việc dùng thường xuyên những hoạt chất lợi tiểu có thể gây co giật cơ tay. Co giật cơ tay cũng có thể xuất hiện như là một tác dụng phụ của những thuốc như corticosteroids.

  1. Loạn dưỡng cơ:

Co giật cơ cũng có thể xảy ra ở những bệnh nhân mắc loạn dưỡng cơ hay teo cơ cột sống. Khi một dây thần kinh tận cùng ở một cơ bị chèn ép hay tổn thương, nó cũng có thể gây ra những cử động lặp ở cơ tay. Trong những tình trạng nay, những triệu chứng có thể bắt gặp là:

  • Yếu cơ.

  • Teo cơ (giảm đáng kể khối lượng cơ, cơ nhỏ lại).

_____________________________

Bác sĩ tư vấn và hẹn khám

☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246

☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor

☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor 

  HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG

_____________________________

II. KIỂM SOÁT HAY NGĂN NGỪA CO GIẬT CƠ

  • Xoa bóp vùng bị ảnh hưởng có thể giúp nhưng co giật cơ tay. Xoa bóp nhẹ nhàng với những ngón tay giúp cơ thư giãn và ngưng co giật.

co giật cơ tay

  • Như đã nhắc ở trên, bỏ qua hay quên khởi động trước khi luyện tập có thể góp phần gây co giật cơ. Nên, trước khi tập luyện, một bài tập khởi động thiết yếu bao gồm giãn cơ, phải được thực hiện trong 5-10 phút để ngăn ngừa co giật cơ.

  • Chườm nóng thường có hiệu quả xoa dịu cơ và giảm co giật. Nên bạn có thể chườm hay áp nóng để giảm sự co giật cơ.

  • Ngâm tay bạn vào nước ấm trong 15-20 phút giúp giãn cơ và cũng có thể ngay lập tức làm ngưng co giật cơ.

  • Uống đủ nước trước, trong và sau khi tập nặng cũng quan trong để ngăn ngừa mất nước và hậu quả theo sau là co giật cơ.

  • Ăn uống đa dạng rau củ và quả hằng ngày. Có một chế độ ăn cân đối để ngăn ngừa bất kì sự thiếu hụt dưỡng chất nào.

III. Đá và co giật cơ

co giật cơ tay

Chườm đá cũng có thể giúp giảm sưng liên quan đến chấn thương nhưng khi liên quan đến việc điều trị những vấn đề ở cơ như co giật, nên tránh dùng đá. Cảm giác lạnh thực tế có thể làm tăng hoạt động co thắt của cơ. Đơn giản mà nói, chườm đá có thể làm tăng co giật cơ đáng kể. Nên chườm đá có thể chẳng giúp gì trong việc kiểm soát co giật cơ.

Một điểm khác cần lưu ý là chấn thương dẫn đến co giật cơ có thể cần đến chườm đá trong 48 giờđầuđể giảm viêm. Tuy nhiên, nếu co giật cơ không liên quan đến bất kì dạng chấn thương nào, nên tránh chườm đá lên vùng tổn thương.

Trong đa số trường hợp, co giật cơ tay trái hay phải là một vấn đề nhỏ và thường không được chú ý đến. Đôi khi bị co giật cơ thường vô hại, và vì thế không cần đi khám. Nhưng những đợt thường xuyên hay liên tục bị co giật cơ cùng với chuột rút là một dấu hiệu của bệnh thần kinh và cần có sự chăm sóc y tế.

Hy vọng những chia sẻ của chúng tôi sẽ hữu ích được cho bạn. Bạn có thể liên hệ đặt khám với các bác sĩ của Hello Doctor theo số điện thoại 1900 1246. 


Bác sĩ khám, điều trị

Nguyễn Tường Vũ

Thạc sĩ-Bác sĩ Nguyễn Tường Vũ

Khoa: Nội thần kinh, Ngoại thần kinh

Nơi làm việc: Bệnh viện Chợ Rẫy

Kinh nghiệm: 28 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Lê Thành Nhân

Thạc sĩ - Bác sĩ Lê Thành Nhân

Khoa: Tâm thần, Nội thần kinh

Nơi làm việc: Bệnh viện Chợ Rẫy

Kinh nghiệm: 7 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Nguyễn Văn Hào

Thạc sĩ Nguyễn Văn Hào

Khoa: Cơ xương khớp, Nội thần kinh, Ngoại thần kinh

Nơi làm việc: Phòng Quân y – Bộ Tư lệnh Pháo binh

Kinh nghiệm: 22 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa cấp 2

Thông tin thêm về Co giật

Nguyên nhân bị co giật cơ khuỷu tay và cách phòng ngừa
Co giật cơ khuỷu tay - hay hiệu ứng "giật điện" là hiện tượng do cơn va đập kích thích dây thần kinh trụ dưới khuỷu tay...
Cơ bắp tay bị co giật - Nguyên nhân và cách phòng ngừa
Giật cơ bắp tay là một trong những rối loạn thần kinh - cơ rất thường gặp. Nó xảy ra khi quá trình dẫn truyền tín hiệu trên sợi thần kinh điều khiển hoạt...
Hiện tượng Cơ bị co giật - Nguyên nhân và cách phòng ngừa
Đôi khi bạn phát hiện tay chân của mình tự nhiên run giật liên tục mà không gây đau đớn, ngứa ngáy hay bất kỳ triệu chứng nào...
Co gật cơ mặt ở trẻ em là bệnh gì? Điều trị như thế nào?
Co giật cơ mặt là những cơn co thắt không kiểm soát được ở mặt, chẳng hạn như chớp mắt nhanh hoặc nheo mũi. Một số rối loạn co giật này có thể gây ra...
Co giật cơ mặt liên tục
Co giật cơ mặt liên tục – hầu hết chúng ta ai cũng đã từng nghe qua hoặc có thể đã từng một vài lần trải qua cảm giác này. Co giật cơ...

Đánh giá bài viết Gửi đánh giá

  • Hoàng My

    Chào bác sĩ. Tôi thỉnh thoảng bị co giật cơ tay nhờ bác sĩ giúp đỡ nên đã giảm. Cảm ơn bác sĩ.

    05/07/2018

Bình luận, đặt câu hỏi

Các thông tin cá nhân của bạn sẽ không bị công khai

Nội dung