Co giật 1 bó cơ ở tay chân - Nguyên nhân và cách phòng chống
Hầu hết các cơn co giật bó cơ đều ít được chú ý và không đáng lo ngại. Nhưng trong một số trường hợp, chúng có thể gợi ý đến những bệnh lý liên quan đến hệ thần kinh và cần phải tìm hỗ trợ từ bác sĩ.
===
Tham vấn thông tin, tư vấn và hẹn khám bệnh:
===
Sự co giật bó cơ liên quan đến việc co thắt của các cơ nhỏ trong cơ thể. Bó cơ được tạo thành từ các sợi cơ, chịu sự kiểm soát của các dây thần kinh.
Kích thích hoặc làm tổn thương dây thần kinh có thể khiến các sợi cơ co giật. Vậy những nguyên nhân nào có thể gây ra co giật một bó cơ nhỏ ở tay chân là gì và phải phòng chống như thế nào?
1. Nguyên nhân gây bệnh
Theo bác sĩ Trần Đình Vũ: Có nhiều tình trạng khác nhau có thể gây co giật bó cơ. Sự co giật bó cơ nhẹ ở tay chân thường do các nguyên nhân ít nghiêm trọng, có liên quan đến lối sống.
Tuy nhiên, sự co giật bó cơ nặng ở tay chân có thể do một tình trạng bệnh lý nghiêm trọng gây ra.
Trước tiên, bạn cần hiểu rõ về chứng co giật. Tìm hiểu chi tiết trong bài viết: BỆNH CO GIẬT LÀ GÌ?
Nguyên nhân gây co giật bó cơ nhẹ thường gặp:
- Sự co giật bó cơ có thể xảy ra sau khi hoạt động thể lực vì trong quá trình vận động, các cơ được sử dụng sẽ tích tụ acid lactic. Cánh tay, chân và lưng thường bị ảnh hưởng nhiều nhất.
- Các cơn co giật bó cơ do căng thẳng và lo lắng thường được gọi là "nervous ticks". Chúng có thể ảnh hưởng đến bất kỳ bó cơ nào trong cơ thể.
- Tiêu thụ quá nhiều caffein và các chất kích thích khác có thể làm cơ bắp ở bất kỳ phần nào của cơ thể co giật.
- Thiếu các chất dinh dưỡng nhất định có thể gây co cứng cơ, đặc biệt là ở mí mắt, bắp chân và bàn tay. Các loại thiếu hụt dinh dưỡng thường gặp bao gồm thiếu hụt vitamin D, vitamin B, và canxi.
- Mất nước có thể gây co thắt và co giật bó cơ, đặc biệt là ở các cơ lớn của cơ thể. Chúng bao gồm cơ ở chân, tay và thân.
- Chất nicotin tìm thấy trong thuốc lá và các sản phẩm thuốc lá khác có thể gây co giật bó cơ, đặc biệt là ở chân.
- Co cứng cơ có thể xảy ra ở mí mắt hoặc vùng quanh mắt khi mí mắt hoặc bề mặt mắt bị kích thích.
- Phản ứng không mong muốn của một số loại thuốc nhất định, bao gồm corticosteroids và estrogen dạng uống, có thể gây co giật cơ. Sự co giật có thể ảnh hưởng đến cơ tay hoặc chân.
Những nguyên nhân phổ biến gây co giật bó cơ ở chân và tay thường là những tình trạng nhẹ, dễ dàng giải quyết. Sự co giật sẽ giảm dần sau vài ngày.
Tuy nhiên, bạn nên trao đổi với bác sĩ nếu bạn nghi ngờ thuốc của bạn gây ra các cơn co giật cơ. Bác sĩ có thể đề nghị liều thấp hơn hoặc thay thế bằng một loại thuốc khác.
Bạn cũng nên liên hệ với bác sĩ nếu bạn tin rằng bạn bị thiếu chất dinh dưỡng.
Nguyên nhân nghiêm trọng hơn
Hầu hết các cơn co giật bó cơ ở tay và chân do những tình trạng không nghiêm trọng và những thói quen, lối sống nhất định gây ra.
Bên cạnh đó vẫn có một số cơn co giật bó cơ là triệu chứng của các bệnh lý nghiêm trọng. Những rối loạn này thường liên quan đến các vấn đề của hệ thần kinh, như não và tủy sống.
Chúng có thể làm tổn thương dây thần kinh nối với cơ, dẫn đến co giật. Một số tình huống hiếm hoi nhưng nghiêm trọng có thể gây ra sự co giật bó cơ bao gồm:
- Loạn dưỡng cơ là một nhóm các bệnh di truyền làm hư hại và suy yếu các cơ theo thời gian. Chúng có thể gây co giật bó cơ ở mặt, cổ, hông và vai.
- Bệnh Lou Gehrig được biết đến như chứng xơ cứng teo cơ một bên (ALS). Đó là một tình trạng xảy ra do một đợt biến cố tế bào làm chết các nơron. Sự co giật có thể ảnh hưởng đến các bó cơ ở bất cứ bộ phận nào của cơ thể, nhưng nó thường xảy ra ở tay và chân trước tiên.
- Bênh teo cơ tủy sống gây tổn thương các tế bào thần kinh vận động trong tủy sống, ảnh hưởng đến sự kiểm soát chuyển động của cơ. Bệnh có thể gây co giật cơ lưỡi.
- Hội chứng Isaac ảnh hưởng đến các dây thần kinh kích thích các sợi cơ, dẫn đến sự co giật bó cơ thường xuyên. Sự co giật thường xuất hiện ở cơ tay và chân.
Sự co giật bó cơ ở tay và chân thường không phải là một trường hợp khẩn cấp, nhưng vẫn có thể do một tình trạng bệnh lý nghiêm trọng gây ra.
Nên đến gặp bác sĩ nếu cơn co giật cơ của bạn trở thành vấn đề mạn tính hoặc kéo dài.
_____________________________
☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246
☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor
☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor
HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG
_____________________________
2. Cách phòng chống
Sự co giật bó cơ ở tay và chân thường khá khó để phòng ngừa. Tuy nhiên, có một số việc bạn có thể làm để giảm nguy cơ như:
Có chế độ ăn uống cân bằng
Thực hiện theo những lời khuyên này để có một chế độ ăn uống cân bằng:
- Ăn trái cây và rau tươi.
- Ăn ngũ cốc nguyên hạt, cung cấp cho bạn các carbohydrate giàu năng lượng.
- Tiêu thụ một lượng protein vừa phải. Cố gắng lấy hầu hết protein từ các nguồn nạc, chẳng hạn như gà và đậu hũ.
Ngủ đầy đủ
Hầu hết mọi người cần ngủ từ 6 đến 8 tiếng mỗi đêm để giữ được sức khoẻ. Ngủ giúp cơ thể khỏe mạnh và hồi phục, giúp cho thần kinh của bạn được nghỉ ngơi.
Giảm bớt căng thẳng
Để giảm stress trong cuộc sống, hãy thử các kỹ thuật thư giãn, như thiền định, yoga, hoặc Tai Chi. Tập thể dục ít nhất ba lần mỗi tuần là một cách tuyệt vời để cảm thấy ít căng thẳng hơn. Trò chuyện với một nhà trị liệu cũng là một cách hữu ích.
Hạn chế lượng caffein
Tránh dùng đồ uống hoặc thức ăn chứa caffein. Những thức ăn và đồ uống này có thể làm tăng hoặc thúc đẩy co giật bó cơ.
Bỏ hút thuốc lá
Bỏ hút thuốc lá không chỉ giảm nguy cơ mắc các bệnh về hô hấp, ung thư, tim mạch. Nicotin là một chất kích thích nhẹ ảnh hưởng đến hệ thần kinh trung ương của bạn. Bỏ thuốc lá cũng giúp làm giảm nguy cơ mắc các vấn đề sức khoẻ nghiêm trọng khác.
Thay thế thuốc đang sử dụng
Trao đổi với bác sĩ nếu bạn đang dung các thuốc kích thích thần kinh, chẳng hạn như amphetamine, và thúc đẩy co giật bó cơ. Bác sĩ có thể kê một loại thuốc khác thay thế không gây co giật.
3. Chuẩn bị trước khi đi gặp bác sĩ
Trong lúc thăm khám, bác sĩ sẽ hỏi về các cơn co giật cơ để xác định các nguyên nhân tiềm ẩn, ví dụ:
- Khi nào cơ bắt đầu co giật
- Nơi xảy ra sự co giật
- Tần suất các cơn co giật xảy ra
- Cơn co giật kéo dài bao lâu
- Các triệu chứng đi kèm
Bác sĩ cũng sẽ khám sức khoẻ và hỏi về tiền căn, bệnh sử của bạn. Hãy kể đầy đủ cho bác sĩ về tất cả các tình trạng sức khoẻ hiện tại.
Bác sĩ có thể yêu cầu các xét nghiệm chẩn đoán nhất định nếu họ nghi ngờ sự co giật cơ của bạn là do những tình trạng tiềm ẩn. Họ có thể đề nghị:
- Xét nghiệm máu để đánh giá mức độ điện giải và chức năng tuyến giáp
- Chụp MRI
- Chụp CT
- Điện cơ đồ để đánh giá sức khoẻ của cơ và các tế bào thần kinh kiểm soát chúng
Những xét nghiệm chẩn đoán này có thể giúp bác sĩ xác định nguyên nhân gây co giật cơ. Nếu bạn bị co giật cơ kéo dài và mãn tính, nguyên nhân có thể do một bệnh lý nghiêm trọng.
Cần chẩn đoán và điều trị vấn đề càng sớm càng tốt. Can thiệp sớm có thể cải thiện tiên lượng về sau và các lựa chọn điều trị của bạn.
Để biết thêm về cách điều trị co giật, bạn có thể xem tại Cách điều trị co giật.
_____________________________
☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246
☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor
☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor
HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG
_____________________________
Bác sĩ khám, điều trị
Thạc sĩ-Bác sĩ Nguyễn Tường Vũ
Khoa: Nội thần kinh, Ngoại thần kinh
Nơi làm việc: Bệnh viện Chợ Rẫy
Kinh nghiệm: 28 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Thạc sĩ - Bác sĩ Lê Thành Nhân
Khoa: Tâm thần, Nội thần kinh
Nơi làm việc: Bệnh viện Chợ Rẫy
Kinh nghiệm: 7 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Khoa: Cơ xương khớp, Nội thần kinh, Ngoại thần kinh
Nơi làm việc: Phòng Quân y – Bộ Tư lệnh Pháo binh
Kinh nghiệm: 22 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa cấp 2
Bình luận, đặt câu hỏi