Các phương pháp điều trị và sơ cứu bệnh nhân bị co giật

Co giật là 1 rối loạn điện não xảy ra đột ngột, mất kiểm soát và rất nguy hiểm nếu bị kéo dài. Cùng Hello Doctor tìm hiểu cách điều trị co giật trong bài viết sau đây.
- Cách chữa trị khi bị co giật
- Cách sơ cứu bệnh nhân lên cơn co giật
- Một số biến chứng khi điều trị co giật
===
Tham vấn thông tin, tư vấn và hẹn khám bệnh:
===
Có nhiều loại co giật khác nhau, tùy theo vị trí và cách khởi phát trong não. Do đó mỗi loại có mức độ nghiêm trọng riêng.
Hầu hết các cơn co giật thường kéo dài từ 30 giây đến hai phút. Cơn co giật kéo dài hơn 5 phút là trường hợp cần can thiệp cấp cứu ngay lập tức.
>>> Để biết những dấu hiệu của bệnh co giât, bạn có thể xem thêm thông tin trong bài viết: Triệu chứng của bệnh co giật.
Hầu hết các rối loạn co giật có thể được kiểm soát bằng thuốc, nhưng việc điều trị co giật thì cần phải có sự phối hợp từ nhiều mặt.
1. Cách chữa trị khi bị co giật
Theo bác sĩ Trần Đình Vũ - Bệnh viện ĐH Y Dược HCM: những người đã từng bị co giật một lần không có nghĩa là sẽ tiếp tục bị co giật lần hai. Bên cạnh đó, cũng có trường hợp cơn co giật chỉ xảy ra bất ngờ một lần duy nhất.
Do đó, bác sĩ thường chỉ bắt đầu điều trị co giật khi bệnh nhân đã có nhiều hơn một cơn co giật.
Mục tiêu tối ưu trong điều trị co giật là tìm ra phương pháp điều trị tốt nhất có thể ngăn chặn cơn co giật, và với ít tác dụng phụ kèm theo nhất.
Thuốc
Phương pháp điều trị thông thường là dùng thuốc chống co giật. Hiện tại có nhiều lựa chọn thuốc. Bác sĩ sẽ tìm loại thuốc nào phù hợp và ít gây ra tác dụng phụ cho bệnh nhân nhất.
Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể đề nghị dùng nhiều hơn một loại thuốc.
Việc tìm đúng loại thuốc và liều lượng có thể nói là rất phức tạp. Bác sĩ sẽ phải xem xét tổng trạng bệnh nhân, tần số xuất hiện cơn co giật, tuổi tác... ngoài ra, cũng cần phải cân nhắc các loại thuốc bệnh nhân đang phải sử dụng, vì có thể gây ra tương tác với thuốc chống co giật ngoài ý muốn.
Nếu thuốc chống co giật không có hiệu quả, khi đó sẽ phải tiến hành các phương pháp điều trị khác:
- Phẫu thuật:
Mục tiêu của phẫu thuật là ngăn chặn cơn co giật xảy ra. Bác sĩ phẫu thuật sẽ xác định vị trí và loại bỏ vùng não chỗ cơn co giật bắt đầu.
Phương pháp phẫu thuật có hiệu quả cao nhất cho những bệnh nhân có các cơn co giật luôn xuất phát từ cùng một vị trí trong não.
- Kích thích thần kinh lang thang (phế vị):
Một thiết bị sẽ được cấy dưới da ở vùng ngực của bệnh nhân, nhằm kích thích dây thần kinh lang thang ở cổ, qua đó sẽ gửi tín hiệu đến não và ức chế cơn co giật.
Với phương pháp kích thích dây thần kinh lang thang, bệnh nhân vẫn có thể phải dùng thuốc, tuy nhiên sẽ được giảm liều.
- Kích thích cảm ứng thần kinh:
Trong phương pháp kích thích cảm ứng thần kinh, một thiết bị sẽ được cấy lên bề mặt não hoặc trong nhu mô não.
Qua đó có thể phát hiện tín hiệu của cơn co giật và sẽ gửi kích thích điện tới vùng não phát tín hiệu đó để dập tắt rối loạn điện nhằm ngăn chặn cơn co giật tiếp diễn.
- Kích thích não sâu:
Các bác sĩ sẽ cấy ghép các điện cực vào trong một số khu vực nhất định của não, nhằm tạo ra các xung điện giúp điều chỉnh hoạt động bất thường của não.
Các điện cực sẽ được nối vào một thiết bị - giống như máy tạo nhịp tim, đặt dưới da vùng ngực của bệnh nhân. Qua đó giúp kiểm soát xung điện được tạo ra.
_____________________________
☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246
☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor
☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor
HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG
_____________________________
2. Cách sơ cứu bệnh nhân lên cơn co giật
Việc phát hiện bệnh nhân lên cơn co giật và sơ cứu kịp thời, đúng cách có thể giúp cho bệnh nhân rất nhiều, hạn chế rủi ro, tiên lượng bệnh cũng nhờ thế mà tốt hơn.
Để sơ cấp cứu một bệnh nhân lên cơn co giật, bao gồm các bước sau:
- Cẩn thận xoay người bệnh nhân sang một bên, dùng tay đối bên lót dưới mặt của bệnh nhân
- Co chân đối bên của bệnh nhân lên
- Tháo lỏng cổ áo
- Tránh đặt ngón tay hoặc các đồ vật khác vào miệng của bệnh nhân
- Đừng cố gắng kiềm nén giữ chặt bệnh nhân
- Dẹp các đồ vật có khả năng gây nguy hiểm
- Ở lại với bệnh nhân cho đến khi nhân viên y tế đến
- Quan sát bệnh nhân chi tiết, kĩ lưỡng để có thể cung cấp cho nhân viên y tế các thông tin về quá trình diễn tiến lên cơn co giật
- Tính thời gian cơn co giật kéo dài
3. Một số biến chứng khi điều trị co giật
Những phụ nữ đã từng lên cơn co giật trước đó vẫn có thể mang thai bình thường. Tuy nhiên, có một số loại thuốc đôi khi có thể gây ra các dị tật bẩm sinh.
Cụ thể là axit valproic - một loại thuốc chống co giật - được cho rằng có liên quan đến sự suy giảm nhận thức và xuất hiện các khuyết tật về ống thần kinh, chẳng hạn như tật nứt đốt sống (spina bifida).
Các chuyên gia đã khuyến cáo phụ nữ mang thai tránh sử dụng axit valproic trong thời gian thai kỳ vì có thể gây nguy cơ cho em bé.
Vì nguyên nhân này mà việc cân nhắc lên kế hoạch trước khi mang thai là đặc biệt quan trọng đối với phụ nữ đã từng bị co giật.
Thông thường, bác sĩ sẽ thay đổi liều lượng hoặc là dùng một loại thuốc khác, khi người bệnh thông báo về việc lên kế hoạch mang thai.
_____________________________
☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246
☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor
☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor
HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG
_____________________________
Bác sĩ khám, điều trị

Thạc sĩ-Bác sĩ Nguyễn Tường Vũ
Khoa: Nội thần kinh, Ngoại thần kinh
Nơi làm việc: Bệnh viện Chợ Rẫy
Kinh nghiệm: 27 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Thạc sĩ - Bác sĩ Lê Thành Nhân
Khoa: Tâm thần, Nội thần kinh
Nơi làm việc: Bệnh viện Chợ Rẫy
Kinh nghiệm: 6 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Khoa: Cơ xương khớp, Nội thần kinh, Ngoại thần kinh
Nơi làm việc: Phòng Quân y – Bộ Tư lệnh Pháo binh
Kinh nghiệm: 21 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa cấp 2
Bình luận, đặt câu hỏi