Tê bì

Tê bì

Triệu chứng tê bì có nguyên nhân gây ra, bắt đầu bằng triệu chứng tê, sau đó sẽ xuất hiện triệu chứng yếu liệt. Do đó khi bị tê bì nên đi khám bệnh sớm để có chẩn đoán chính xác nguyên nhân gây bệnh, được các bác sĩ điều trị kịp thời tránh những biến chứng thần kinh nặng nề, có thể dẫn đến yếu liệt cơ.

===

Tham vấn thông tin, tư vấn và hẹn khám bệnh:

Bác sĩ Nguyễn Tường Vũ

Bác sĩ Lê Thành Nhân

===

1. Triệu chứng tê bì thường gặp
2. Các bệnh lí có thể gặp từ Tê Bì

3. Bác sĩ chữa bệnh Tê Bì

1. Triệu chứng tê bì thường gặp

- Đau mỏi gáy cổ lan xuống nữa người hoặc kèm theo triệu chứng Tê một bên
- Tê /dị cảm mặt trong cánh tay lan xuống ngón 4/5 chẳng hạn , khi nằm lâu /để tay chân ở vị trí cố định trong 1 khoảng thời gian nào đó
- Tê kiểu châm chích, nóng bỏng tứ chi kiểu của bệnh lý viêm đa dây thần kinh trong Tiểu đường, bệnh lý tổn thương đa rể / nhiều rể -dây thần kinh
- Những bệnh lý tê đau của hội chứng ống cổ tay /dị cảm trong hội chứng hạ can xi máu tiềm ẩn
- Tê yếu kiểu trung ương kèm theo thay đổi cảm giác, phản xạ và có tổn thương thần kinh sọ và dấu hiệu bệnh lý bó tháp

2. Các bệnh lí có thể gặp từ Tê Bì

- Viêm khớp: Những biến đổi về thấp khớp hay viêm xương khớp ở cột sống cổ có thể gây dị cảm ở vùng cổ vùng vai và cánh tay. , cũng như ở cột sống thắt lưng  sẽ gây dị cảm ,tê đau ở cẳng chân và bàn chân
- Thoát vị đĩa đệm: Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng/cổ có thể gây ra Dị cảm xảy ra cấp tính hay từ từ dọc theo đường đi của những dây thần kinh tuỷ sống bị ảnh hưởng.
- Hội chứng tăng thông khí: Thường được gây ra bởi tình trạng tăng thông khí có thể gây ra tình trạng dị cảm thoáng qua ở bàn tay , bàn chân, và quanh môi, kèm theo là chóng mặt/ thỉu, da xanh, xoắn vặn và yếu cơ, co quắp tay, và loạn nhịp tim
- Hạ canxi máu: Tình trạng dị cảm không đối xứng thường xuất hiện ở những ngón tay , ngón chân và quanh môi  Những dấu hiệu và triệu chứng khác như yếu cơ và chuột rút ; hồi hộp; Tăng phản xạ gân cơ; co quắp tay carpopedal spasm; dấu Chvostek’s and Trousseau’s
- Tiểu đường: Bệnh lý thần kinh do tiểu đường có thể gây ra dị cảm với cảm giác nóng bỏng ở bàn tay và cẳng chân, những biểu hiện khác bao gồm mệt mỏi, ăn nhiều, tiểu nhiều, sụt cân
- Herpes zoster: Triệu chứng sớm của bệnh này là dị cảm ở vùng mà do thần kinh tuỷ sống bị bệnh chi phối. Trong vòng vài ngày, vùng da này sẽ biểu hiện ngứa, nối hồng ban, mụn nước kèm theo là cảm giác rát bỏng, đau nhói
- Bệnh lý thần kinh ngoại biên: Có thể gây ra tình trạng dị cảm ở các chi và bệnh nhân cũng thường biểu hiện tình trạng yếu cơ mà nó có thể dẫn đến liệt mềm và teo cơ; mất cảm giác rung âm thoa; giảm /mất phãn xạ gân cơ ; đau dây thần kinh; và những thay đổi ở da, như da bị bóng nhẵn, đỏ da trang thái giảm tiết mồ hôi(khô da).
- Chấn thương thần kinh ngoại biên:Tổn thương những dây thần kinh lớn có thể gây Dị cảm (thường là Loạn cảm: loạn cảm cảm giác bất thường không dễ chịu, có thể xảy ra tự phát hay được gây ra bởi một kích thích thường không đau) trong vùng do dây thần kinh chi phối. Dị cảm thường xảy ra sau khi chấn thương 1 thời gian ngắn và có thể thường trực. Những triệu chứng khác gồm Liệt mềm hay yếu, giảm phản xạ, và có thể mất cảm giác
- Cơn thoáng thiếu máu não
+ Dị cảm thường xảy ra bộc phát trong cơn thoáng thiếu máu não và giới hạn ở 1 tay hay 1 phần riêng biệt nào đó của cơ thể. Nó thường kéo dài kgoảng 10 phút và kèm theo là tình trạng yếu liệt  , suy giảm ý thức, chóng mặt, mất thị lực 1 bên, không nói được, khó nuốt , ù tai, liệt mặt
+ Đột quỵ: Gây dị cảm, và thường hơn là mất cảm giác đối bên. Những triệu chứng khác thay đổi tuỳ theo Động mạch bị ảnh hưởng bao gồm liệt nữa người đối bên, giảm ý thức, và bán mánh đồng danh
- Tổn thương tuỷ sống: Dị cảm có thể xảy ra trong trường hợp tổn thương cắt ngang tuỷ một phần, sau khi đã qua giai đoạn sốc tuỷ. Nó có thể xảy ra một hoặc hai bên, ngang mức hay bên dưới vị trí tổn thương
- Ngộ độc kim loại nặng hoặc dung môi: Sự tiếp xúc với  chì, thuỷ ngân, thuốc trử sâu phospho hữu cơ có thể gây ra dị cảm cấp/ diễn tiến từ từ
- U não: Những u ảnh hưởng đến vùng võ não cảm giác ở thuỳ Đính có thể gây ra Dị cảm đối bên tiến triển
- Chấn thương đầu: Có thể gây ra tình trạng dị cảm một hoặc hai bên hoặc thường gặp hơn là tình trạng mất cảm giác
- Đau đầu Migrain: Dị cảm ở bàn tay, mặt, và quanh môi có thể cảnh báo đau đầu Migrain sắp xảy ra

3. Bác sĩ chữa bệnh Tê Bì

- Các bác sĩ nằm các chuyên khoa sau có thể điều trị các bệnh liên quan Tê Bì:
+ Bác sĩ chuyên khoa thần kinh
+ Bác sĩ chuyên khoa Cơ Xương Khớp
+ Bác sĩ chuyên khoa nội tổng quát

===

Tham vấn thông tin, tư vấn và hẹn khám bệnh:

Bác sĩ Nguyễn Tường Vũ

Bác sĩ Lê Thành Nhân

===

Bác sĩ khám, điều trị

Nguyễn Tường Vũ

Thạc sĩ-Bác sĩ Nguyễn Tường Vũ

Khoa: Nội thần kinh, Ngoại thần kinh

Nơi làm việc: Bệnh viện Chợ Rẫy

Kinh nghiệm: 28 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Lê Thành Nhân

Thạc sĩ - Bác sĩ Lê Thành Nhân

Khoa: Tâm thần, Nội thần kinh

Nơi làm việc: Bệnh viện Chợ Rẫy

Kinh nghiệm: 7 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Nguyễn Văn Hào

Thạc sĩ Nguyễn Văn Hào

Khoa: Cơ xương khớp, Nội thần kinh, Ngoại thần kinh

Nơi làm việc: Phòng Quân y – Bộ Tư lệnh Pháo binh

Kinh nghiệm: 22 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa cấp 2

Đánh giá, chia sẻ Gửi đánh giá

  • Hoàng

    Tôi rất an tâm khi được các bác sĩ Hello Doctor khám bệnh. Chúc các bác sĩ sức khỏe để có thể giúp cho nhiều người khác khỏi bệnh như tôi.

    25/10/2019
  • Thái

    Tôi rất hài lòng cách làm việc chuyên nghiệp của các Bác sỹ, có tâm với nghề.

    25/10/2019
  • Trung

    Các bác sĩ ở đây khám rất tận tâm và nhiệt tình. Mình đã từng đưa người thân đến khám tâm thần ở đây.

    25/10/2019
  • Tâm

    Chia sẻ của bác sĩ thực sự rất hữu ích. Cảm ơn bác sĩ.

    25/10/2019
Xuân (25/10/2019)
Chào bác sĩ. Tôi nghe nói bệnh tê bì chân tay là do ăn uống thiếu dinh dưỡng. Vậy chế độ dinh dưỡng như thế nào mới hợp lý? Cảm ơn bác sĩ.
Long (25/10/2019)
Chào bác sĩ. Tôi năm nay 55 tuổi, tối ngủ thường hay bị tê bì chân tay. Cho tôi hỏi vậy tôi có bị bênh liên quan tới thần kinh dẫn đến tê bì chân tay khi ngủ không? Cảm ơn bác sĩ.
Hưng (25/10/2019)
Chào bác sĩ. Tôi năm nay 38 tuổi thường xuyên bị tê bì chân tay, đau mỏi cổ. Không biết tôi có bị thoái hóa đốt sống cổ không? Cảm ơn bác sĩ.

Bình luận, đặt câu hỏi

Các thông tin cá nhân của bạn sẽ không bị công khai

Nội dung

Đọc thêm

Triệu chứng tê tay chân là biểu hiện của bệnh gì?
Triệu trứng
Chào bác sĩ, tôi tên là Hà Anh, 30 tuổi. Thời gian gần đây tôi thường có triệu chứng tê tay chân dù tôi...
Các phương pháp điều trị tê tay chân
Điều trị
Điều trị không dùng thuốc Nghỉ ngơi: Tê mỏi sau khi vận đông nhiều là dấu hiệu cơ thể cảnh báo bạn đang hoạt động quá  sức. Khi...
Tê mỏi tay chân có nguy hiểm không
Kinh nghiệm - chia sẻ
Trong sinh hoạt hằng ngày, hầu hết chúng ta đều từng bị tê mỏi ít nhất một lần trong đời. Tê mỏi thường xuất hiện sau một đợt vận động quá sức hoặc chấn...
Ai dễ bị tê tay chân
Kinh nghiệm - chia sẻ
1.Người ít vận động: Những người ít vận động sẽ rất dễ bị tê mỏi. Do các cơ bắp phải chịu sức căng không cân bằng liên tục trong thời gian...
Chia sẻ 12 cách phòng chống tê tay chân hiệu quả
Kinh nghiệm - chia sẻ
Tê tay chân là tình trạng chúng ta thường gặp phải trong cuộc sống. 12 cách mà các chuyên gia của chúng tôi đưa ra sau...