Các phương pháp điều trị tê tay chân
Điều trị không dùng thuốc
Nghỉ ngơi:
Tê mỏi sau khi vận đông nhiều là dấu hiệu cơ thể cảnh báo bạn đang hoạt động quá sức. Khi vận động gắng sức lâu, các tế bào cơ thiếu oxy sẽ sinh ra acid lactic. Nồng độ chất này trong máu càng cao, chúng ta càng dễ cảm thấy mệt mỏi. Do đó, nếu bạn thấy tê mỏi nhiều sau khi vận động, tốt nhất nên nghỉ ngơi. Điều này sẽ giúp cơ thể lấy lại oxy, cung cấp đủ cho các tế bào cơ để chúng quay lại quá trình vận động bình thường.
===
Tham vấn thông tin, tư vấn và hẹn khám bệnh:
===
Vận động:
Nếu tê mỏi xảy ra thường xuyên, bạn nên vận động. Dù tê mỏi có do bất kỳ nguyên do gì thì vận động đều mang lại hiệu quả tích cực. Khi vận động, tuần hoàn được thúc đẩy mạnh mẽ hơn, các bó cơ của bạn cũng săn hơn, các chu trình chuyển hóa tế bào cũng sẽ hiệu quả hơn .
Tập thể dục ít nhất 30 phút/ngày, bạn có thể tập các loại hình thể dục chú trọng đến nhóm cơ, vùng cơ thể hay bị tê mỏi.
Ví dụ:
Tê tay: bạn có thể tập các bài tập aerobic, gym, bơi lội..
Tê chân: chạy bộ, đi bộ nhanh, đạp xe đạp, leo núi…. sẽ là các loại hình vận động khá lý tưởng dành cho bạn
_____________________________
☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246
☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor
☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor
HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG
_____________________________
Thay đổi tư thế:
Ngồi hoặc đứng lâu cũng sẽ gây ra tê do một số vùng cơ thể chịu lực bị tì đè liên tục. Tốt nhất, bạn nên thay đổi tư thế khoảng 30 phút/ lần. Ngoài ra, bạn cũng nên hạn chế các tư thế dệ gây tê mỏi chân như:
Ngồi bắt chéo chân
Ngồi xổm
Đứng bằng giày cao gót
Đứng trụ trên một chân
Xoa bóp
Cuối ngày, xoa bóp không chỉ giúp bạn thả lỏng cơ thể sau một ngày dài mệt mỏi, mà chúng còn giúp tăng tuần hoàn cơ thể. Xoay bóp đặc biệt có hiệu quả trên các vùng tê mỏi do tì đè, vận động.
Dinh dưỡng
Thiếu vitamin B12 thường sẽ gây tê mỏi. Do đó, chế độ dinh dưỡng giàu vitamin b12 như : rau xanh, dầu thực vật, các loại hạt, sữa, cá hồi, cá mồi.. sẽ giúp bạn bổ sung loại vitamin này.
Hạn chế rượu, các thức uống có cồn: Người nghiện rượu thường dễ bị thiếu vitamin b12, thiếu máu hồng cầu to và một số bệnh lý khác.. Tuy rượu vẫn có một số ưu điểm nhất định, nhưng bạn vẫn nên hạn chế lượng rượu uống vào mỗi ngày. Trường hợp bạn khỏe mạnh và không có bệnh lý gan, bạn cũng chỉ nên uống nhiều nhất 1 lon bia/ ngày, hoặc 1 ly rượu vang hoặc một ly nhỏ rượu mạnh.
Ngưng hút thuốc lá:Thuốc lá không chỉ gây các bệnh lý về đường hô hấp mà chúng còn có thể gây ra các bệnh lý về mạch máu ngón tay, như Hoại tử đầu chi. Hoại tử đầu chi là do các mạch máu bị tắc nghẽn không cung cấp máu đến được cho đầu ngón tay, ngón chân, khiến các mô vùng này chết đi. Kết quả là các đầu ngón tay, ngón chân dần thối rữa; cuối cùng là phải đoạn chi để bảo vệ các mô khỏe còn lại. Các tổn thương trong bệnh này là không hồi phục. Do đó, việc dự phòng và ngăn ngừa nó tiến triển rất quan trọng.
Chườm nóng
Nếu tê mỏi quá nhiều, chườm nóng cũng có thể giúp cải thiện triệu chứng
Châm cứu
Châm cứu đặc biệt hiệu quả với các tình trạng tê mỏi do bệnh lý thần kinh. Nếu bạn lo lắng bệnh lây nhiễm qua đường máu, châm cứu laser sẽ là lựa chọn dành cho bạn. Loại châm cứu này cũng đã được chứng minh có hiệu quả tương đương với châm cứu bằng kim truyền thống.
Mang giày vớ đúng size
Đôi khi tê mỏi chỉ đơn thuần do bạn mang giày hoặc vớ quá chật. Chỉ cần thay đổi chúng, tình trạng tê mỏi sẽ từ từ biến mất.
Mang các dụng cụ hỗ trợ
Nếu bạn bị các bệnh lý như bệnh lý thần kinh ngoại biên do đái tháo đường, suy giãn tĩnh mạch. Lúc này,bạn cần nên thảo luận với bác sĩ về việc sử các dụng cụ hỗ trợ như vớ dành cho người dãn tĩnh mạch hoặc giày, vớ dành cho người đái tháo đường.
_____________________________
☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246
☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor
☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor
HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG
_____________________________
Điều trị dùng thuốc:
Thuốc được dùng khi tình trạng tê mỏi dai dẳng không dứt hoặc do các bệnh lý thần kinh.
Tê mỏi do vận động:
Bác sĩ thường sẽ cho các nhóm thuốc dãn cơ hoặc giảm đau như: acetaminophen, kháng viêm không steroid. Tùy theo mức độ tê mỏi, đau nhức mà các thuốc giảm đau sẽ được chọn.
Tê do mạch máu:
Xơ vữa mạch máu: các nhóm thuốc hạ mỡ máu như statin, fibrat sẽ được chỉ định
Suy giãn tĩnh mạch: dùng thuốc hỗ trợ hoặc laser xơ hóa mạch máu
Tê do co thắt mạch máu, Hội chứng Raynaud: Thuốc chẹn alpha sẽ giúp giãn các mạch máu co thắt.
Tê do chèn ép thần kinh
Các nhóm thuốc giảm đau thần kinh như: Gabapentin sẽ được chỉ định hàng đầu. Ngoài ra, người bệnh có thể tập thêm vật lý trị liệu để hạn chế các biến chứng do chèn ép thần kinh gây ra.
Tê do bệnh lý thần kinh đái tháo đường
Đối với người bệnh đái tháo đường, tuân thủ điều trị insulin được đặt lên hàng đầu. Vì trong bệnh lý này, các thần kinh ngoại biên bị tổn thương do lượng đường trong máu cao. Do đó, việc duy trì lượng đường huyết ổn định, tối ưu là rất cần thiết.
Bác sĩ khám, điều trị
Thạc sĩ-Bác sĩ Nguyễn Tường Vũ
Khoa: Nội thần kinh, Ngoại thần kinh
Nơi làm việc: Bệnh viện Chợ Rẫy
Kinh nghiệm: 28 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Thạc sĩ - Bác sĩ Lê Thành Nhân
Khoa: Tâm thần, Nội thần kinh
Nơi làm việc: Bệnh viện Chợ Rẫy
Kinh nghiệm: 7 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Khoa: Cơ xương khớp, Nội thần kinh, Ngoại thần kinh
Nơi làm việc: Phòng Quân y – Bộ Tư lệnh Pháo binh
Kinh nghiệm: 22 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa cấp 2
Bình luận, đặt câu hỏi