Tê mỏi tay chân có nguy hiểm không
Trong sinh hoạt hằng ngày, hầu hết chúng ta đều từng bị tê mỏi ít nhất một lần trong đời. Tê mỏi thường xuất hiện sau một đợt vận động quá sức hoặc chấn thương.
===
Tham vấn thông tin, tư vấn và hẹn khám bệnh:
===
Thông thường, Tê mỏi không nguy hiểm và có thể tự giới hạn mà không cần điều trị.
Thời gian tê mỏi kéo dài sẽ tùy thuộc vào nguyên nhân gây ra tê mỏi.
Ít vận động
Những người ít vận động sẽ rất dễ bị tê mỏi. Do các cơ bắp phải chịu sức căng không cân bằng liên tục trong thời gian dài. Đồng thời, tuần hoàn mạch máu trong cơ thể không đảm bảo sẽ dễ dẫn đến thiếu máu cung cấp cho mô. Khi tế bào phải hoạt động trong môi trường thiếu máu sẽ dễ sản sinh ra các chất như acid lactic, làm tình trạng tê mỏi nặng hơn.
Tình trạng tê mỏi ở những người này xuất hiện thường xuyên, dễ đến mà cũng dễ đi. Thường các trường hợp này không cần điều trị. Bạn sẽ thấy triệu chứng giảm hẳn và biến mất khi tập thể dục thường xuyên.
Để có hiệu quả tốt nhất bạn nên lựa chọn các bài tập chú trọng tăng sức mạnh vùng hay bị tê mỏi.
Ví dụ như:
Bạn hay bị
Tê mỏi chân: Bạn nên chọn các môn thể thao như chạy bộ, đi bộ, chạy xe đạp..
Tê mỏi tay: Bơi lội, boxing, thái cực quyền..
Tê mỏi vai gáy: các động tác xoay cổ, hoặc các bài tập làm tăng sức mạnh cơ vai sẽ phù hợp với bạn.
Vận động quá sức
Sau một đợt vận động quá sức như khiên vác vật nặng, trận đá bóng dài, hay sau khi bị chấn thương, bạn cũng có thể dễ cảm thấy tê mỏi. Tình trạng tê mỏi này sẽ không kéo dài lâu, thường tự hết sau 3-5 ngày.
Nếu tê mỏi quá khả năng chịu đựng của bạn, bạn có thể đến bác sĩ hoặc mua các thuốc giảm đau như acetaminophen hoặc Kháng viêm không chứa steroid để giảm đau.
_____________________________
☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246
☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor
☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor
HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG
_____________________________
Trên đây là các nguyên nhân thường gây ra tê mỏi.
Các bệnh lý nguy hiểm có thể gây tê mỏi
Tuy nhiên, nếu như tê mỏi do các nguyên nhân dưới đây thì khá nguy hiểm. Do đó, nếu bạn thấy tê mỏi kèm các triệu chứng sau thì nên cảnh giác và đến ngay bác sĩ:
Yếu nửa người
Khó nói chuyện
Tê lưỡi, tê mặt
Tiêu tiểu không tự chủ
Các yếu tố trên gợi ý tình trạng Đột quỵ, đây là tình trạng nguy hiểm bậc nhất, cần cấp cứu kịp thời.
Đây cũng là là nguyên nhân hàng đầu gây ra tử vong. Nếu bạn có tê mỏi vùng cánh tay trái, vai trái, lan lên cổ, kèm các cảm giác nặng, chẹn trước ngực thì hãy đến ngay bệnh viện để được can thiệp cấp cứu.
Chèn ép khoang:
Tình trạng này thường xảy ra sau chấn thương. Người bệnh ban đầu sẽ có cảm giác tê vùng bị chấn thương, sau đó là sưng và mất cảm giác vùng bị tổn thương. Nếu không xử lý kịp thời, người bệnh có thể phải bị đoạn chi để bảo toàn vùng cơ thể còn lại.
Thuyên tắc mạch:
Tương tự chèn ép khoang, thuyên tắc mạch nếu không xử lý kịp thời, người bệnh cũng sẽ phải đoạn chi. Thuyên tắc mạch thường biểu hiện bằng tình trạng tê mỏi, đau nhức dữ dội vùng cơ thể có mạch máu bị thuyên tắc. Những người có nguy cơ bị bệnh này như:
Dùng estrogen liều cao
Dùng thuốc tránh thai đơn thuần estrogen kéo dài
Nằm bất động lâu ngày
Rối loạn đông máu hoặc đang sử dụng các thuốc kháng đông
Đa xơ cứng:
Tuy đây không phải là bệnh cần can thiệp cấp cứu, nhưng hậu quả của nó rất nặng nề và không thể hồi phục. Đây là nhóm bệnh tự miễn, trong đó các vùng cơ của người bệnh bắt đầu bằng các triệu chứng tê mỏi rồi trở nên yếu dần. Kết quả cuối cùng liệt cơ hô hấp. Do đó, phát hiện bệnh càng sớm thời gian sống còn của người bệnh càng kéo dài.
_____________________________
☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246
☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor
☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor
HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG
_____________________________
Các bệnh lý gây ra tê mỏi nhưng chưa cần can thiệp cấp cứu
Các tình trạng sau tuy không nguy hiểm cấp tính nhưng vẫn cần can thiệp y khoa để ngăn chặn tình trạng chuyển biến nặng hơn và phòng ngừa các biến chứng:
Bệnh lý thần kinh ngoại biên
Tình trạng này thường xảy ra ở người nghiện rượu, đái tháo đường, suy chức năng gan, thận, suy dinh dưỡng… Tùy theo nguyên nhân mà bác sĩ sẽ có các quyết định về phương pháp điều trị. Thông thường. Điều trị dùng thuốc sẽ được ưu tiên chọn lựa cho các trường hợp này.
Xơ vữa mạch máu
Bệnh này thường xảy ra ở người lớn tuổi, rối loạn mỡ máu, rối loạn can xi máu, tăng huyết áp.
Có nhiều cách để điều trị như phẫu thuật bóc tách trung mạc động mạch hoặc sử dụng các thuốc nhóm statin, fibrates để hạ mỡ máu.
Suy giãn tĩnh mạch
Ở những người này, tình trạng tê mỏi trở nên nặng hơn vào chiều tối. Chân thường là vùng bị ảnh hưởng nhiều nhất.
Do sau một ngày dài sinh hoạt, máu theo trọng lực dồn xuống chân nhiều. Bình thường, tĩnh mạch sẽ có các van kết hợp với sức hút của tim cộng với sức ép của thành mạch và các bó cơ chân xung quanh giúp đẩy máu về tim. Khi tĩnh mạch giãn, sức ép thành mạch và các van bị giảm tác dụng khiến hiệu quả đẩy máu về tim bị suy yếu trầm trọng. Kết quả là máu sẽ ứ ở chân, khiến người bệnh dễ tê mỏi, phù chân.
Điều trị thường là:
Thể dục vận động nhằm tăng sức mạnh cơ chân
Mang vớ hỗ trợ Y khoa
Laser xơ hóa tĩnh mạch: thường được áp dụng khi tĩnh mạch bị suy giãn trầm trọng khó phục hồi.
Thiếu vitamin B12
Thiếu vitamin B12 cũng là nguyên nhân phổ biến gây ra tê mỏi. Chỉ cần bổ sung vitamin B12 đúng và đủ tình trạng tê mỏi sẽ tự biến mất.
Bác sĩ khám, điều trị
Thạc sĩ-Bác sĩ Nguyễn Tường Vũ
Khoa: Nội thần kinh, Ngoại thần kinh
Nơi làm việc: Bệnh viện Chợ Rẫy
Kinh nghiệm: 28 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Thạc sĩ - Bác sĩ Lê Thành Nhân
Khoa: Tâm thần, Nội thần kinh
Nơi làm việc: Bệnh viện Chợ Rẫy
Kinh nghiệm: 7 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Khoa: Cơ xương khớp, Nội thần kinh, Ngoại thần kinh
Nơi làm việc: Phòng Quân y – Bộ Tư lệnh Pháo binh
Kinh nghiệm: 22 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa cấp 2
Bình luận, đặt câu hỏi