Triệu chứng tê tay chân là biểu hiện của bệnh gì?

Triệu chứng tê tay chân là biểu hiện của bệnh gì?

Chào bác sĩ, tôi tên là Hà Anh, 30 tuổi. Thời gian gần đây tôi thường có triệu chứng tê tay chân dù tôi không có kê vật gì nặng lên tay chân. Vậy bác sĩ có thể cho tôi biết triệu chứng tê tay chân của tôi có thể là biểu hiện của bệnh gì Và tôi nên làm gì để khắc phục không ạ. Mong bác sĩ hồi đáp sớm ạ.

===

Tham vấn thông tin, tư vấn và hẹn khám bệnh:

Bác sĩ Nguyễn Tường Vũ

Bác sĩ Lê Thành Nhân

===

Trả lời:

Chào bạn Hà Anh, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Chúng ta ai cũng  đã từng có cảm giác như bị kim chích râm ran ở tay và chân sau giấc ngủ với tư thế nằm không thoải mái hoặc do có vật nặng đè lên chân quá lâu. Cảm giác này rất khó chịu nhưng chúng thường trôi qua rất nhanh và không gây ra tổn hại gì một cách rõ ràng. Do vậy, chúng ta cũng mau chóng lãng quên nó. Tuy nhiên, nếu bạn có cảm giác tê tay chân như vậy thường xuyên hoặc kéo dài thì tốt nhất nên đi gặp bác sĩ. Và dưới đây, chúng tôi cung cấp cho bạn những lý do thường gặp nhất có thể gây ra triệu chứng này:

1. Một dây thần kinh bị chèn ép ở cổ hoặc lưng

Bạn có cảm thấy tê và đau từ cổ đến cánh tay hoặc từ lưng đến chân hay không? Nếu có, có thể có một dây thần kinh đã bị chèn ép mà nguyên nhân dẫn đến điều này có thể từ một chấn thương từ trước hoặc ngồi/nằm/đi/đứng không đúng tư thế, hoặc một nguyên nhân khác như viêm khớp. Ở những trường hợp này, chúng ta nên tập vật lý trị liệu hoặc sử dụng thuốc, ví dụ như gabapentin.

2. Thiếu vitamin

Nếu tê xảy ra ở cả hai bàn tay (không chỉ một bên), có thể do bạn bị thiếu vitamin B12. Ngoài ra, bạn cũng có thể cảm thấy mệt mỏi, ngủ gà, và thậm chí là thiếu máu. Nếu xét nghiệm máu cho thấy rõ vấn đề này, cách giải quyết tốt nhất là bổ sung vitamin B12 đường uống hoặc đường tiêm.

Ngoài ra, những người nghiện rượu cũng có nhiều nguy cơ mắc các bệnh lý thần kinh do sự thiếu hụt các vitamin quan trọng. Và các đối tượng bệnh nhân này thường xuyên gặp phải các tình trạng tê tay chân. Đây là  dấu hiệu chỉ điểm cho việc thiếu hụt các vitamin và khoáng chất trong cơ thể nguyên nhân dẫn đến sự hủy hoại các tế bào thần kinh.

_____________________________

Bác sĩ tư vấn và hẹn khám

☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246

☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor

☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor 

  HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG

_____________________________

3. Hội chứng ống cổ tay

Bạn thường xuyên phải đánh máy? Hay công việc đòi hỏi bạn thường phải tiếp xúc với các công cụ điện? Các chuyên gia cho rằng sự chuyển động hoặc rung động lặp đi lặp lại có thể dẫn tới một dây thần kinh bị chèn ép trong cổ tay và khiến cho bạn có cảm giác tê vùng bàn tay. Đo điện cơ và siêu âm thường được sử dụng để chẩn đoán hội chứng ống cổ tay. Nếu bạn bị hội chứng ống cổ tay, bạn có thể cần phải thay đổi cách bạn thực hiện các tư thế cũng như các hoạt động hàng ngày. Các phương pháp điều trị khác cho hội chứng ống cổ tay bao gồm vật lý trị liệu, thuốc kháng viêm và có thể kể cả phẫu thuật.

>>>Để hiểu bản chất của hội chứng ống cổ tay, bạn có thể xem tại Hội chứng ống cổ tay

Cùng với liệt thần kinh trụ, liệt thần kinh mác, liệt thần kinh quay, hội chứng ống cổ tay được gọi chung là hội chứng chèn ép thần kinh. Nếu các dây thần kinh bị chèn ép nghiêm trọng có thể dẫn tới tê liệt. 

4. Hẹp đốt sống cổ hoặc hẹp ống sống

Việc thu hẹp các khoảng cách trong ống sống ở cổ hoặc cột sống có thể gây ra áp lực lên tủy sống hoặc các rễ thần kinh, gây cảm giác tê. Hẹp đốt sống cổ hoặc hẹp ống sống có thể được chẩn đoán bằng MRI hoặc CT scan và điều trị bằng vật lý trị liệu, tiêm ngoài màng cứng, hoặc phẫu thuật, tùy thuộc vào mức độ của nó.

5. Tiểu đường

Một trong những nguyên nhân phổ biến khác của tình trạng tê tay chân là bệnh đái tháo đường. Tới 1/3 các bệnh nhân có bệnh lý thần kinh có bệnh đái tháo đường kèm theo. Cho dù bạn bị đái tháo đường type 1 hay type 2 thì việc lượng đường trong máu cao đều được xem như một chất độc đối với các dây thần kinh, và có thể gây tê ở bàn tay và bàn chân (bệnh lý thần kinh ngoại biên). Tình trạng tê tay chân có thể được xem như một cảnh báo sớm cho bệnh đái tháo đường. Nếu bạn cảm thấy khát nước nhiều hoặc đói nhiều hoặc đi tiểu nhiều, hãy trao đổi với bác sĩ về việc kiểm tra đường huyết lúc đói hay xét nghiệm HbA1C (xét nghiệm giúp kiểm tra lượng đường trong vòng 3 tháng trước). Thay đổi lối sống kết hợp với sử dụng thuốc hợp lý có thể giúp bạn kiểm soát được tình trạng của mình.

>>>Để biết được rõ hơn bệnh tiểu đường tác động gây ra tình trạng tê tay chân thế nào, bạn có thể xem thêm TẠI ĐÂY.

6. Suy giáp

Tuyến giáp hoạt động kém có thể gây tê tay chân, cũng như mệt mỏi, nhạy cảm với thời tiết lạnh, tăng cân không giải thích được, da khô và rụng tóc. Suy giáp có thể được chẩn đoán dễ dàng bằng xét nghiệm máu và nếu bạn bị suy giáp, bạn sẽ cần phải uống thuốc tổng hợp hormone giáp.

>>>Để biết cách nhận biết bệnh suy giáp, bạn có thể tham khảo tại Triệu chứng bệnh suy giáp.

_____________________________

Bác sĩ tư vấn và hẹn khám

☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246

☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor

☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor 

  HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG

_____________________________

7. Đa xơ cứng

Nếu bạn cảm thấy tay chân trở nên yếu ớt kèm theo cảm giác tê cộng với các triệu chứng như nhìn đôi, tay chân trở nên vụng về, hoặc có vấn đề về việc tự kiểm soát tiểu tiện cũng như đại tiện thì có thể bạn bị bệnh đa xơ cứng (MS). MRI có thể cho thấy những mảng bám hoặc sẹo trên não hoặc tủy sống ở những bệnh nhân này. Có nhiều loại thuốc khác nhau để điều trị các triệu chứng và làm chậm sự tiến triển của bệnh.

8. Tinh thần căng thẳng

Sự căng thẳng và lo lắng là những lý do chính cho việc thở nhanh và tăng thông khí. Bất kỳ kiểu thở nhanh sâu lặp đi lặp lại nào cũng đều có thể làm cho bàn tay và bàn chân trở nên tê, thậm chí cũng có thể dẫn đến ngất xỉu. 

>>>Xem thêm thông tin về tình trạng căng thẳng, bạn có thể xem TẠI ĐÂY.

Lưu ý rằng: Nếu bạn muốn sử dụng thuốc để điều trị bệnh thì bạn cần hỏi qua ý kiến của bác sĩ. Tuyệt đối không nên tự ý sử dụng thuốc. 


Tag:

Bác sĩ khám, điều trị

Nguyễn Tường Vũ

Thạc sĩ-Bác sĩ Nguyễn Tường Vũ

Khoa: Nội thần kinh, Ngoại thần kinh

Nơi làm việc: Bệnh viện Chợ Rẫy

Kinh nghiệm: 28 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Lê Thành Nhân

Thạc sĩ - Bác sĩ Lê Thành Nhân

Khoa: Tâm thần, Nội thần kinh

Nơi làm việc: Bệnh viện Chợ Rẫy

Kinh nghiệm: 7 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Nguyễn Văn Hào

Thạc sĩ Nguyễn Văn Hào

Khoa: Cơ xương khớp, Nội thần kinh, Ngoại thần kinh

Nơi làm việc: Phòng Quân y – Bộ Tư lệnh Pháo binh

Kinh nghiệm: 22 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa cấp 2

Thông tin thêm về Tê bì

Tê mỏi tay chân có nguy hiểm không
Trong sinh hoạt hằng ngày, hầu hết chúng ta đều từng bị tê mỏi ít nhất một lần trong đời. Tê mỏi thường xuất hiện sau một đợt vận động quá sức hoặc chấn...
Các phương pháp điều trị tê tay chân
Điều trị không dùng thuốc Nghỉ ngơi: Tê mỏi sau khi vận đông nhiều là dấu hiệu cơ thể cảnh báo bạn đang hoạt động quá  sức. Khi...
Ai dễ bị tê tay chân
1.Người ít vận động: Những người ít vận động sẽ rất dễ bị tê mỏi. Do các cơ bắp phải chịu sức căng không cân bằng liên tục trong thời gian...
Chia sẻ 12 cách phòng chống tê tay chân hiệu quả
Tê tay chân là tình trạng chúng ta thường gặp phải trong cuộc sống. 12 cách mà các chuyên gia của chúng tôi đưa ra sau...

Đánh giá bài viết Gửi đánh giá

  • Đặng Thùy Dung

    Tôi cũng thường xuyên bị tê tay trong khi không hề đè gì lên tay cả. Tôi đi khám bác sĩ Thái thì mới biết mình bị hội chứng ống cổ tay. Trải qua một thời gian được điều trị nay tôi đã thấy đỡ hơn rất nhiều, không còn cảm thấy bị tê tay nữa. Cảm ơn bác sĩ.

    05/02/2018
Đỗ Hải Ngọc (29/03/2020)
Thưa bác sĩ,mẹ tôi hiện nay bị tê từ hông xuống bàn chân trái..muốn kiểm tra nguyên nhân có thể khám ở đâu? Mẹ tôi có bị gai cột sống,nếu là bị tê do gai cột sống chèn ép dây thần kinh thì có cách nào giúp giảm bớt hiện tượng tê không?Mong bác sĩ sớm hồi âm qua mail..tôi chân thành cảm ơn
Nguyễn loan (10/11/2019)
Chào bác sỹ ạ. Tôi năm nay 30 tuổi tôi hay bị tê tay kèm theo đau vai bên phải và hông bên phải. Đầu gối bên phải nhiều lúc choáng váng và hay quên bác sỹ có thể cho tôi biết tôi bị sao ạ.
Nhi Vo (02/09/2019)
Dạ thưa bác sĩ cho con hỏi là nếu có cảm giác tê khắp người thì là do bị gì vậy ạ. Và Trước đó thì con có bị cảm sốt sau thì bị hạ canxi r mới bắt đầu có cảm giác tê ạ. Vậy cho con hỏi bị như vậy có sao k ạ. Cảm ơn bác sĩ nhiều ạ.
Chu mạnh tuyến (10/08/2018)
Bác sỹ ơi cháu bị tê hết nửa người bên trái gần như mất cảm giác.cháu đi khám ở khoa thần kinh bệnh viện bạch mai hà nội bác sỹ ở đó cho chụp cắt lớp não và cho uống mấy loại thuốc nhưng chẳng có tác dụng gì cả tê ngày càng nhiều hơn khổ lắm giờ cháu phải làm sao ạ cháu cảm ơn
Trần Hồng Lê (05/02/2018)
Chào bác sĩ, tôi hay bị tê tay chân, ngoài ra tôi còn bị những triệu chứng sau tôi thường xuyên thấy mệt mỏi, da của tôi thì bị khô và thô, tôi còn cảm thấy bị khàn tiếng. Tôi muốn hỏi bác sĩ là tôi bị bệnh gì ạ.
Hello Doctor (05/02/2018)
Chào bạn Lê, như chúng tôi đã trình bày, có rất nhiều nguyên nhân có thể gây ra tình trạng tê tay chân. Tuy nhiên, trong trường hợp của bạn có nhiều khả năng bị thiếu Vitamin.
Vũ Thị Thuỳ Dung (19/11/2019)
Chào bác sĩ. Tôi hay hit thở sâu gần đây thấy chân hay bị tê khi gác chân cao một chút. Ngồi xổm nhặt rau một chút thấy tê chân. Người thấy lo lắng bất an. Xin hỏi bác sĩ tôi bị bệnh j?

Bình luận, đặt câu hỏi

Các thông tin cá nhân của bạn sẽ không bị công khai

Nội dung