Triệu chứng tê mỏi nửa người bên trái, nguyên nhân và cách chữa trị

Triệu chứng tê mỏi nửa người bên trái, nguyên nhân và cách chữa trị

Chào bác sĩ, tôi tên là Dũng, năm nay tôi 35 tuổi. Thỉnh thoảng tôi có tình trạng đau và hơi tê mỏi ở cả nửa người bên trái, xin bác sĩ cho tôi biết có thể tôi đang mắc phải bệnh gì? Và tôi phải làm sao để điều trị và khắc phục tình trạng này? Cảm ơn bác sĩ.

===

Tham vấn thông tin, tư vấn và hẹn khám bệnh:

Bác sĩ Nguyễn Tường Vũ

Bác sĩ Lê Thành Nhân

===

Trả lời:

Chào bạn Dũng, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Để trả lời cho câu hỏi của bạn, chúng tôi xin đưa ra một số thông tin như sau:

1. Tê mỏi nửa người bên trái là gì?

2. Nguyên nhân gây ra tê mỏi nửa người bên trái

3. Bác sĩ điều trị

1. Tê mỏi nửa người bên trái là gì?

Dị cảm (parasthesia) là cảm giác bất thường trên da mà không có yếu tố ngoại cảnh nào tác động, bao gồm cả tình trạng tê và rân rân như kiến bò ,có thể là cấp hay mạn tính. 

Tê (numbness) là tình trạng giảm hoặc mất cảm giác ở da, cảm giác như kiến bò sơn gai óc....

Mỏi (trong trường hợp này thường là mỏi cơ –muscle fatigue) là trạng thái mà cơ bắp hoạt động kém hiệu quả hơn bình thường.

Dị cảm có thể xuất hiện ở nhiều bộ phận trên cơ thể, như ở các chi, ngón tay, bàn tay, chân, tay hay vùng đầu và thân.

>>>Xem thêm về triệu chứng dị cảm TẠI ĐÂY.

2. Nguyên nhân gây ra tê mỏi nửa người bên trái

Tê mỏi nửa người bên trái thường có thể đến từ nguyên nhân thần kinh chịu trách nhiệm cảm giác và vận động. Với trường hợp của bạn, phần nhiều sẽ không nghĩ tới tình trạng tai biến mạch máu não khi không có các tính chất đặc trưng (khởi phát triệu chứng đột ngột kèm suy giảm chức năng thần kinh tức thời không phục hồi). Tuy nhiên, vì vẫn chưa trực tiếp hỏi và khai thác các triệu chứng đi kèm, nên sau đây là một số gợi ý về nguyên nhân khiến bạn có thể yếu liệt nửa người bên trái: 

Cơn thiếu máu não thoáng qua (transient ischemic attack)

Là thể nhẹ hơn của đột quỵ, tuy cũng gây ra các triệu chứng điển hình, nhưng lại không để lại những tôn thương nặng nề cho người bệnh. Dù vậy, cơn thiếu máu não thoáng qua lại là dấu hiệu cảnh báo cho người bệnh về tình trạng đột quỵ có thể gặp phải cho tương lai. Theo ước tính, có khoản 1/3 trường hợp có cơn thiếu máu não thoáng qua diễn tiến thành đột quỵ sau đó. 

Sau khi nguồn máu tới não bị gián đoạn, các triệu chứng của thiếu máu não thoáng qua sẽ xuất hiện, như:

  • Yếu, tê và dị cảm vùng mặt, chân tay ở nửa bên cơ thể
  • Nói đớ hoặc gặp khó khăn khi giao tiếp với người khác
  • Choáng váng hay mất thăng bằng
  • Đau đầu không rõ nguyên nhân

Tuỳ vào vùng não bị ảnh hưởng mà khiến bệnh nhân bị ảnh hưởng ở nửa người bên trái. Các triệu chứng thường kéo dài trong khoản 1 giờ và không để lại hậu quả nặng nề cho người bệnh.

Chứng đau nửa đầu liệt bán thân (hemiplegic migraine)

Là dạng đau nửa đầu đặc biệt, gây nên các triệu chứng tương tự đột quỵ. Dạng đau đầu này cũng gây ra các cơn đau khó chịu khiến bệnh nhân nôn mửa, buồn nôn, nhạy cảm với ánh sáng và âm thanh. Hơn thế nữa, trong cơn đau bệnh nhân sẽ có các triệu chứng như:

  • Yếu ở nửa bên cơ thể bao gồm vùng mặt, tay và chân
  • Tê và châm chích ở vùng bị ảnh hưởng
  • Loé mắt, nhìn đôi hay bị cản trở tầm nhìn
  • Gặp khó khăn khi nói 
  • Uể oải
  • Giảm phối hợp vận động

Xơ cứng toàn thân (Multiple Sclerosis)

Xơ cứng toàn thân là một bệnh lý mạn khi hệ miễn dịch tấn công vào bao myelin- một chất béo phủ và bảo vệ các dây thần kinh. Tổn thương bao myelin có thể dẫn đến các thương tổn cho hệ dẫn truyền thần kinh, gây ra một loạt triệu chứng, như choáng vánng, chóng mặt, đau kèm tê, cảm giác kiến bò, yếu ở nửa bên cơ thể. Sự xuất hiện của các triệu chứng thường chỉ ở một bên cơ thể, có thể ở bên trái, tương tự như các triệu chứng của đột quỵ, như:

  • Tê hoặc yếu tay chân một bên cơ thể
  • Mất thị lực một phần hay hoàn toàn, đau đi cử động mắt
  • Nhìn đôi kéo dài
  • Đau hoặc châm chích ở một vùng trên cơ thể
  • Giảm phối hợp vận động
  • Nói lắp
  • Mệt mỏi
  • Chóng mặt
  • Bất thường trong vấn đề tiêu hoá và đi tiểu

Các nguyên nhân khác

Có thể không đến từ bệnh lý, mà có thể do thói quen như nằm nghiêng sang bên trái nhiều khiến thần kinh bị chèn ép, gây tê mỏi cơ tạm thời. Hoặc có thể đến từ vấn đề tuổi tác khi hệ cơ xương khớp yếu đi ít nhiều.

>>>Bạn có thể tham khảo thêm: Tê mỏi nửa người bên phải.

Nhìn chung, để có thể có cái nhìn bao quát về tình trạng bệnh của bạn (bao gồm triệu chứng, tiền căn bệnh lý và điều trị trước đó, yếu tố nguy cơ) Bạn nên hẹn và đến thăm khám với bác sĩ để họ có thể khai thác và tổng hợp lại những vấn đề mà cơ thể bạn đang mắc phải. Từ đó tìm ra hướng điều trị hiệu quả nhất cho bạn.

Để thăm khám và điều trị với các bác sĩ của Hello Doctor, bạn Hùng có thể liên hệ đặt lịch khám đến số 1900 1246.


Tag:

Đọc thêm

Chia sẻ 12 cách phòng chống tê tay chân hiệu quả
Tê tay chân là tình trạng chúng ta thường gặp phải trong cuộc sống. 12 cách mà các chuyên gia của chúng tôi đưa ra sau...
Triệu chứng tê tay chân là biểu hiện của bệnh gì?
Chào bác sĩ, tôi tên là Hà Anh, 30 tuổi. Thời gian gần đây tôi thường có triệu chứng tê tay chân dù tôi...
9 nguyên nhân thường gây ra tình trạng tê mỏi bắp chân
Chào bác sĩ, tôi tên là Thúy. Tôi thường bị tê mỏi bắp chân và bị kéo dài khá lâu. Thưa bác...
Chia sẻ của bác sĩ về triệu chứng tê bàn tay
Chào bác sĩ, tôi tên là Dương, năm nay 27 tuổi. Khoảng một tuần nay tôi gặp phải tình trạng bị tê bàn tay, nhiều lúc có cảm...
Triệu chứng tê mỏi ở gáy, nguyên nhân và cách chữa trị
Chào bác sĩ, tôi tên là Thông. Vì tôi làm nhân viên văn phòng nên ít phải vận động, nhưng thời gian gần...

Đánh giá bài viết Gửi đánh giá

  • Nguyễn Anh Đức

    Tôi thời gian gần đây cũng bị đau nửa người bên trái. Đi khám thì không ra bệnh, chắc có lẽ do tôi nằm sai tư thế.

    10/02/2018
HỒ QUAN NGÔN (23/10/2023)
Tôi năm nay 34 tuổi, giới tính nam.
Cách đây 1 tháng tôi hay bị triệu chứng mỏi cánh tay trái và chân trái, đôi lúc có tê ở bàn chân. Tôi có đến bệnh viên khám thì bác sỹ có cho làm các xét nghiệm như CT não, Mri não, xét nghiệm máu, siêu âm tim nhưng mọi thứ đều bình thường. Có lấy thuốc về uống nhưng không hết. Sau đó tôi có đến bệnh viện khám lại thì bác sỹ chỉ định cho đo điện cơ nhưng kết quả vẫn bình thường. Và lấy thuốc về uống nhưng bệnh không thuyên giảm. Đôi lúc tôi có cảm giác như hoa mắt, ù tai, chán ăn, cơ thể mệt mỏi, mất cảm hứng tình dục. Bác sỹ cho hỏi tôi bị như thế là bệnh gì và cách điều trị ra sao nên đi đâu trị cho đúng bệnh. Cảm ơn bác sỹ rất rất nhiều !!!
Hô ngọc duy (28/06/2022)
ngồi 15 phut bị tê nửa người bên trái tư ba vai xuống hông xin ý kiến bác sĩ
Huỳnh Thị Thôi(30/10/2021)
Chào bác sỹ , năm nay tôi 43 tuổi gần đây tôi thấy có trịu chứng tê nửa người bên trái .Cánh tay tê rần rần như kiến bò , khớp háng chân trái nhứt , dầu ngón chân cái tê tê . Xin bác sỹ tư vấn cách chửa trị ạ
TRẦN tUYẾT ANH (08/07/2020)
Tôi năm nay 28 lúc trước tôi chỉ đau nhức khớp háng bên trái. khó chịu khi ngồi quá lâu đứng dậy hoặc khi nằm xuống khớp căng ra và gây cảm giác đau nhiều, gây mất ngủ thường xuyên. hai năm nay tất cả các khớp bên trái của tôi đau nhức mỏi khi tôi ngồi lâu, đứng dậy cũng khó khăn hơn, khi mới nằm xuống khớp háng như cứng lại gây đau nhiều hơn không cử động người được. Tôi thăm khám vài nơi cũng chỉ báo viêm khớp hoặc viêm khớp mãn tính. bác sỉ cho toàn thuốc giảm đau để hổ trợ khi đau quá nhiều, và tình trạng đau tê vẫn không giảm. Bác sỉ có thể tư vấn cho tôi biết chính xác bệnh tôi xuất phát từ đâu mà cách điều trị đúng ạ.
trân trọng cảm ơn!
Ngọc (08/07/2020)
Bạn nên đi khám lại bác sĩ chuyên khoa để có kết quả cũng như chẩn đoán tốt hơn.
Kim Sơn (08/05/2019)
Chào Bác Sĩ, tôi cung bị triệu chứng tê buồn nửa người bên trái (chân, tay, đầu). Tôi ở Hà Nội nếu muốn thăm khám thì tôi có thể đến đâu được. Nhờ Bác sĩ tư vấn, trân thành cảm ơn !
Hello Doctor (09/05/2019)
Chào bạn, tại Hà Nội chúng tôi có một cơ sở khám chữa bệnh tại Số 5, Ngõ 95, Ngách 4, Hoàng Cầu, Đống Đa. Để tiết kiệm thời gian và không phải chờ đợi, bạn nên gọi điện đến số 1900 1246 để đặt trước lịch với bác sĩ. Tham khảo danh sách các bác sĩ sẽ chữa bệnh cho bạn tại https://hellodoctors.vn/chuyen-khoa/noi-than-kinh.html. Bạn có thể yêu cầu bác sĩ sẽ khám chữa bệnh cho mình.
Xem thêm bình luận

Bình luận, đặt câu hỏi

Các thông tin cá nhân của bạn sẽ không bị công khai

Nội dung