Thoát vị đĩa đệm cột sống
Bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống chính là tình trạng nhân nhầy đĩa đệm cột sống thoát ra khỏi vị trí bình thường giữa các đốt sống trên cơ thể của người bệnh.
1. Bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống là gì
2. Triệu chứng của bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống
3. Nguyên nhân gây ra bênh thoát vị đĩa đệm cột sống
4. Điều trị bênh thoát vị đĩa đệm cột sống
5. Phòng chống bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống
Lưu ý quan trọng: Bài viết này nhằm cung cấp kiến thức mang tính chất tham khảo. Nếu bạn hoặc người thân có triệu chứng hoặc những vấn đề còn mơ hồ, để hiểu rõ cụ thể trường hợp của bạn/ người thân, Hello Doctor hỗ trợ qua điện thoại hoặc nhắn tin trên facebook. Hello Doctor sẽ cố gắng hỗ trợ tốt nhất cho từng trường hợp một cách cụ thể.
Bác sĩ tham vấn thông tin:
✍ Các bác sĩ Cơ Xương Khớp Hello Doctor
1. Bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống là gì?
Cột sống do nhiều đốt ghép lại. Giữa các đốt sống lại được ngăn với nhau bởi những đĩa đệm. Đĩa đệm nằm giữa các đốt sống, có tác dụng như một gối đỡ đàn hồi, giúp cột sống thực hiện các động tác cúi, ưỡn, nghiêng, xoay. Cấu trúc của đĩa đệm bao gồm có bao xơ bên ngoài, cấu tạo từ các vòng sợi dai, chắc và nhân nhầy ở dạng keo bên trong. Thoát vị đĩa đệm cột sống chính là tình trạng nhân nhầy đĩa đệm cột sống thoát ra khỏi vị trí bình thường giữa các đốt sống. Khi khối thoát vị lệch ra ngoài đốt sống sẽ gây tình trạng chèn ép vào rễ thần kinh hoặc tủy sống và gây ra các hiện tượng như đau nhức chân tay, tê, yếu liệt chân, tay, ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng vận động, đi lại của người bệnh…
2. Dấu hiệu, biểu hiện và triệu chứng của bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống
Thoát vị đĩa đệm có thể xảy ra ở các vị trí đốt sống khác nhau, thông thường gồm 2 dạng phổ biến đó là thoát vị đĩa đệm đốt sống lưng và thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ.
- Người bị thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ sẽ có triệu chứng như : Hội chứng đau cổ, cánh tay chiếm tới 70% đau nhức vùng vai gáy, cơn đau lan xuống tay, cổ tay, bàn tay, đồng thời gây ra cảm giác tê, mất cảm giác, khó cầm nắm, triệu chứng trên càng tăng thêm khi người bệnh cử động mạnh, vận động nhiều.
- Người bị thoát vị đĩa đệm đốt sống thắt lưng sẽ có biểu hiện đau nhức vùng thắt lưng và cột sống lưng, lan theo hình vòng cung ra phía trước ngực, đau dây thần kinh liên sườn, cơn đau xuất hiện ngay cả khi ho, đi đại tiện hoặc nằm nghiêng.
3. Nguyên nhân gây ra bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống
Thoát bị địa đệm cột sống có thể do một số những nguyên nhân sau gây ra:
- Do tuổi tác dẫn đến quá trình thoái hóa cột sống
- Do lao động, vận động, hoạt động sai tư thế
- Do bị tai nạn hoặc chấn thương gây tổn hại đến cột sống
- Do di truyền
4. Các phương pháp điều trị bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống
Để điều trị bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng thì các bác sĩ thường dùng một số biện pháp đơn giản ngay sau đây:
- Giảm cơn đau tại chỗ: Đối với giai đoạn cấp, người bệnh thường rất đau đớn nên các biện pháp giảm đau cần phải được ưu tiên. Có thể giảm đau bằng cách chườm nóng hoặc dùng điện châm, châm cứu, laser…
- Nghỉ ngơi: Trong giai đoạn cấp của bệnh thì nằm nghỉ là chính. Để bệnh nhân nằm ngửa trên giường có mặt phẳng cứng, co nhẹ hai khớp gối và háng nhằm làm giảm áp lực nội đĩa đệm và làm chùng khối cơ thắt lưng. Thông thường người bệnh chỉ phải nằm nghỉ ngơi 1 tuần, nhưng trong trường hợp bị bệnh nặng thì người bệnh có thể nằm 2 – 3 tuần. Sau khi nghỉ ngơi, người bệnh có thể vận động nhẹ nhàng bằng các bài tập thể dục, nhưng tuyệt đối không được cúi người nâng vật nặng, tránh mang xách không cân đối làm lệch người, hoặc lao động nặng. Sau 6 tháng có thể sinh hoạt và vận động bình thường.
- Dùng thuốc: Các thuốc thường được bác sĩ dùng là giảm đau, chống viêm kết hợp các thuốc chống viêm, giãn cơ, an thần nhẹ, vitamin nhóm B.
- Phẫu thuật: Một số trường hợp bệnh nặng ảnh hưởng trực tiếp tới vận động sinh hoạt hàng ngày của người bệnh thì bệnh sẽ được thực hiện phẫu thuật để giúp bệnh nhân hiệu quả hơn. Kéo giãn cột sống thắt lưng và nắn chỉnh cột sống, tiêm thuốc vào đĩa đệm được chỉ định và thực hiện ở các đơn vị chuyên khoa về xương khớp.
5. Phòng chống bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống
Luôn duy trì chế độ ăn uống, sinh hoạt, làm việc, nghỉ ngơi hợp lý; thường xuyên tập thể dục rèn luyện để có một cơ thể khỏe mạnh và cột sống vững chắc. Giữ gìn tư thế cột sống đúng trong sinh hoạt hằng ngày.
Tham khảo thêm một số thông tin hữu ích sau:
- Triệu chứng, biểu hiện bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống là gì
- Nguyên nhân gây bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống là gì
- Biện pháp điều trị bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống
- Biện pháp phòng tránh bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống
Để điều trị bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống, hãy gọi cho Hello Doctor chúng tôi theo số điện thoại: 1900 1246 để đặt lịch khám với các bác sĩ.
Bác sĩ khám, điều trị
Khoa: Cơ xương khớp, Nội thần kinh, Ngoại thần kinh
Nơi làm việc: Phòng Quân y – Bộ Tư lệnh Pháo binh
Kinh nghiệm: 22 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa cấp 2
Bình luận, đặt câu hỏi