Biện pháp điều trị bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống

Biện pháp điều trị bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống

Các cách điều trị chữa bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống được áp dụng linh hoạt, có nhiều phương pháp như bó bột, làm nóng tại chỗ, dùng thuốc, kéo nắn cột sống.

Lưu ý quan trọng: Bài viết này nhằm cung cấp kiến thức mang tính chất tham khảo. Nếu bạn hoặc người thân có triệu chứng hoặc những vấn đề còn mơ hồ, để hiểu rõ cụ thể trường hợp của bạn/ người thân, Hello Doctor hỗ trợ qua điện thoại hoặc nhắn tin trên facebook. Hello Doctor sẽ cố gắng hỗ trợ tốt nhất cho từng trường hợp một cách cụ thể.

Bác sĩ tham vấn thông tin:

✍ Các bác sĩ Cơ Xương Khớp Hello Doctor 

☎ Gọi Bác sĩ

유 Chat Bác sĩ trên Facebook

Chuẩn đoán bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống

Để chẩn đoán chính xác thoát vị đĩa đệm người bệnh cần chụp bao rễ cản quang, chụp cắt lớp vi tính, cộng hưởng từ. Khi có kết luận thoát vị đĩa đêm, tùy thuộc vào mức độ và những triệu chứng lâm sàng mà bác sĩ quyết định điều trị nội khoa hay chỉ định phẫu thuật. Đối với thoát vị mức độ nhẹ có thể dùng thuốc, thực hiện các bài tập, vật lý trị liệu phục hồi chức năng. Nếu thoát vị nặng, khối thoát vị chèn ép vào dây thần kinh có thể gây biến chứng như: liệt, teo cơ, rối loạn cơ tròn, thì phẫu thuật là phương pháp giúp bệnh nhân giảm chèn ép và tránh các biến chứng do thoát vị gây ra. Hiện nay có nhiểu phương pháp điều trị làm giảm áp lực nhân đĩa đệm như: đưa sóng radio vào vùng đĩa đệm thoát vị làm cho khối thoát vị bị thu nhỏ, trở về vị trí cũ, giải phóng thần kinh bị chèn ép; dùng hiệu ứng nhiệt của tia laser để hủy phần đĩa đệm thoát vị, giải phóng chèn ép thần kinh.

Điều trị bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống

- Áp dụng xen kẽ việc nằm nghỉ trên nền cứng, bó bột, làm nóng tại chỗ bằng chiếu tia, xoa bóp.

- Dùng thuốc giảm đau tại chỗ.

- Dùng phương pháp kéo nắn cột sống giúp đẩy đĩa đệm về vị trí cũ.

- Sau giai đoạn cấp, cần tránh những động tác quá sức như mang vác nặng, cúi gập người…

- Khi có rối loạn vận động trầm trọng hoặc bị ép tủy, đã điều trị phục hồi 3 tháng nhưng không có kết quả, cần cắt là cột sống, cắt thoát vị, nạo đĩa đệm…

- Làm giảm áp đĩa đệm bằng laser: dùng kim chọc vào nhân keo dưới sự hướng dẫn của X-quang tăng sáng 3 chiều. Dây dẫn của máy phát laser được luồn qua kim tới nhân. Khi phát tia, nhân keo bị tiêu hủy một phần nên co lại, làm giảm áp lực đè lên các dây thần kinh. Kỹ thuật này có thể áp dụng cho hầu hết các thoát vị đĩa đệm, trừ những trường hợp quá nặng như khối thoát vị quá lớn, trượt đốt sống..

- Phương pháp điều trị thoát vị đĩa đệm cột sống bằng sóng cao tần mới được phổ biến ở Việt Nam. So với phương pháp đốt bằng laser thì phương pháp này được cho là hiệu quả hơn bởi vẫn bảo vệ nguyên vẹn đĩa đệm, tránh những di chứng vẫn thường gặp trong điều trị bằng phẫu thuật lấy đĩa đệm ra khỏi đốt sống. Sóng radio cao tần còn có thể khống chế tốt các bệnh lý mạn tính của vùng thắt lưng, cổ, đau thần kinh tọa, thần kinh ngoại biên. Tuy nhiên, phương pháp này chỉ được áp dụng điều trị cho những bệnh nhân bị thoát vị đĩa đệm ở mức độ nhẹ và không có bệnh lý nào khác trên cột sống. Đây là một biện pháp điều trị có chỉ định rất hẹp nhưng nếu chỉ định đúng thì có thể mang lại thành công khoảng 80 đến 90%.

Để biết thêm về nguyên nhân gây ra bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống, xem tại Nguyên nhân gây ra bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống là gì.

Hello Doctor đã có phương pháp điều trị tiên tiến cho bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống. Bạn có thể liên hệ với chúng tôi nếu cần hỗ trợ, chúng tôi luôn sẵn sàng để giúp đỡ bạn.



Bác sĩ khám, điều trị

Nguyễn Văn Hào

Thạc sĩ Nguyễn Văn Hào

Khoa: Cơ xương khớp, Nội thần kinh, Ngoại thần kinh

Nơi làm việc: Phòng Quân y – Bộ Tư lệnh Pháo binh

Kinh nghiệm: 22 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa cấp 2

Đỗ Trung Thành

Bác sĩ Đỗ Trung Thành

Khoa: Cơ xương khớp

Nơi làm việc: Bệnh Viện 115

Kinh nghiệm: 16 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Thông tin thêm về Thoát vị đĩa đệm cột sống

Triệu chứng, biểu hiện bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống là gì
Triệu chứng, biểu hiện bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống chủ yếu là hội chứng đau ở cổ hoặc cột sống. cơn đau thường lan tỏa, ngày càng trở nên trầm trọng hơn...
Nguyên nhân gây bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống là gì
Nguyên nhân gây ra bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống chủ yếu là do tuổi tác. Ngoài ra có các nguyên nhân khác như do lao...
Biện pháp phòng tránh bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống
Biện pháp phòng tránh bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống tốt nhất chính là chế độ ăn uống, sinh hoạt, làm việc, nghỉ ngơi, thường xuyên tập thể...

Đánh giá bài viết Gửi đánh giá

    Bình luận, đặt câu hỏi

    Các thông tin cá nhân của bạn sẽ không bị công khai

    Nội dung