Những loại thuốc điều trị hội chứng ống cổ tay phổ biến

Những loại thuốc điều trị hội chứng ống cổ tay phổ biến

Chào bác sĩ, tôi là nữ, năm nay 44 tuổi, hiện đang là thợ may. Gần đây, tôi mới được chẩn đoán mắc hội chứng ống cổ tay và được cho thuốc uống. Tôi có bị bệnh cao huyết áp và tiểu đường 5 năm nay, đang uống thuốc điều trị. Vậy xin bác sĩ tư vấn giúp tôi liệu uống thuốc điều trị hội chứng ống cổ tay này có tác dụng phụ gì không? Uống thuốc này có ảnh hưởng gì đến bệnh cao huyết áp và tiểu đường của tôi không? Tôi có cần ăn uống kiêng cữ khi uống thuốc không? Xin cảm ơn bác sĩ.

Trả lời:

Lưu ý quan trọng: Bài viết này nhằm cung cấp kiến thức mang tính chất tham khảo. Nếu bạn hoặc người thân có triệu chứng hoặc những vấn đề còn mơ hồ, để hiểu rõ cụ thể trường hợp của bạn/ người thân, Hello Doctor hỗ trợ qua điện thoại hoặc nhắn tin trên facebook. Hello Doctor sẽ cố gắng hỗ trợ tốt nhất cho từng trường hợp một cách cụ thể.

Bác sĩ tham vấn thông tin:

✍ Các bác sĩ Cơ Xương Khớp Hello Doctor 

☎ Gọi Bác sĩ

유 Chat Bác sĩ trên Facebook

Chào chị, cảm ơn chị đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Hội chứng ống cổ tay là một rối loạn thần kinh ngoại vi thường gặp nhất, xảy ra là do áp lực lên dây thần kinh giữa chạy dọc cánh tay, qua ống cổ tay đến bàn tay. Đây thần kinh này đóng vai trò tiếp thu cảm giác và kiểm soát vận động ở cổ tay và bàn tay. Vì thế, khi mắc hội chứng này, người bệnh thường có cảm giác đau, tê ran và ngứa bàn tay, gây trở ngại cho trong sinh hoạt hàng ngày. Một số ngành nghề yêu cầu vận động cổ tay nhiều như làm công việc văn phòng, ghi chép, thu ngân có nguy cơ mắc hội chứng ống cổ tay cao hơn. Với ngành nghề may đồ của chị, đặc thù công việc đòi hỏi cử động cổ tay nhiều, đó cũng là một yếu tố nguy cơ khiến chị dễ mắc hội chứng này. Để hiểu rõ hơn về hội chứng này, chị có thể xem thêm thông tin tại bài viết Hội chứng ống cổ tay.

Điều trị hội chứng ống cổ tay càng sớm càng tốt ngay khi triệu chứng bắt đầu. Ngày nay, việc điều trị có nhiều phương pháp gồm phẫu thuật và không phẫu thuật. Các biện pháp không phẫu thuật bao gồm: thanh nẹp cổ tay, uống thuốc.

Trường hợp chị mới phát hiện mắc hội chứng này nên có chỉ định dùng thuốc, chúng tôi xin cung cấp một vài thông tin về việc uống thuốc điều trị hội chứng ống cổ tay như sau:

1. Các thuốc điều trị hội chứng ống cổ tay

- Thuốc chống viêm không steroid (NSAIDs): NSAIDs như Ibuprofen (Advil, Motrin IB,…), Diclofenac (Cambia, Cataflam, Zipsor,…), Naproxen (Aleve, Anaprox…), Indomethacin (Indocin).

Những thuốc này có thể giúp giảm đau trong thời gian ngắn, giảm hiện tượng viêm, góp phần giảm áp lực của các cấu trúc bị chèn ép trong ống cổ tay.

Tuy nhiên, những thuốc này không giúp giảm nguyên nhân gây bệnh, không có bằng chứng rằng các thuốc này cải thiện hội chứng ống cổ tay.

- Coritcosteroids: Bác sĩ có thể tiêm ống cổ tay bằng corticosteroid để giảm đau. Đôi khi bác sĩ có thể sử dụng siêu âm để tiêm các mũi tiêm này.

Loại thuốc này giúp giảm viêm và sưng, từ đó làm giảm áp lực đè nén lên dây thần kinh giữa. Corticosteroid uống không được xem là có hiệu quả như tiêm để điều trị.

- Thuốc ức chế Cyclooxygenase-2: như Celecoxib (Celebrex) có tác dụng giảm đau, chống viêm.

- Một số thực phẩm chức năng chứa omega-3 và vitamin B6 

Nếu hội chứng ống cổ tay gây ra bởi viêm khớp dạng thấp hoặc viêm khớp viêm khác, sau điều trị viêm khớp có thể làm giảm các triệu chứng của hội chứng ống cổ tay. Tuy nhiên, điều này là không được chứng minh.

2. Tác dụng phụ của các thuốc điều trị hội chứng ống cổ tay

Mỗi nhóm thuốc sẽ có từng tác dụng phụ đặc trưng của chúng:Thuốc chống viêm không steroid

- Thuốc chống viêm không steroid (NSAIDs): những tác dụng phụ thường gặp gồm: đau dạ dày, ợ chua, loét dạ dày, tăng nguy cơ chảy máu (đặc biệt là thuốc aspirin), nhức đầu, chóng mặt, ù tai, phản ứng quá mẫn (phát ban, co thắt khí quản, sưng đau họng,..), ảnh hưởng gan, thận, cao huyết áp, phù chân,…

NSAIDs an toàn nhất khi được uống ở liều thấp, trong thời gian ngắn. những tác dụng phụ thường xảy ra khi được uống ở liều cao trong thời gian dài (vài tháng hay vài năm). Một số tác dụng phụ sẽ nhẹ và tự hết hoặc hết sau khi giảm liều. Một số khác sẽ có thể nghiêm trọng và cần được chú ý. 

- Coritcosteroids: loãng xương, tăng huyết áp, rối loạn dung nạp glucose, đái tháo đường, viêm loét dạ dày, dễ bị nhiễm khuẩn do corticoids ức chế hệ miễn dịch cơ thể, suy thượng thận, , hội chứng Cushing,…

- Thuốc ức chế Cyclooxygenase-2: tác dụng phụ tương tự nhóm NSAIDs.

Nếu trong quá trình dùng thuốc, người bệnh thấy có một trong những dấu hiệu trên, cần liên hệ báo cho bác sĩ điều trị để được xử trí phù hợp.

3. Tương tác thuốc với bệnh lý tim mạch, đái tháo đường

Nhóm thuốc NSAIDs và ức chế Cyclooxygenase-2 có thể gia tăng nguy cơ nhồi máu cơ tim, đột quỵ. Nguy cơ này gia tăng trên những bệnh nhân có các yếu tố nguy cơ bệnh tim mạch. Các thuốc này cũng gây tác dụng phụ liên quan đến hệ tim mạch như cao huyết áp, làm giảm tác dụng của các thuốc hạ huyết áp. Ngoài ra, chúng có thể gây giữ nước trong cơ thể nên cần thận trọng khi sử dụng ở bệnh nhân suy tim.

Các thuốc trong nhóm này có thể gây hạ đường huyết nếu được sử dụng ở liều cao.

Nhóm thuốc Coriticosteroids có thể gây tăng huyết áp, tăng đường huyết do thúc đẩy gan sản xuất đường và ngăn chặn hấp thu đường, dẫn đến đề kháng insulin, từ đó gây mất kiểm soát đường huyết.

Những tác dụng phụ trên xảy ra khi người bệnh sử dụng thuốc liều cao, trong thời gian dài. Tuy nhiên, đối với những bệnh nhân có các bệnh lý tim mạch và đái tháo đường, cần báo với bác sĩ điều trị tình trạng bệnh và những thuốc đang sử dụng để bác sĩ cân nhắc, lựa chọn thuốc phù hợp.

>>>Xem đầy đủ các phương pháp điều trị hội chứng ống cổ tay.

4. Chế độ ăn uống khi uống thuốc điều trị hội chứng ống cổ tayChế độ ăn cho người mắc hội chứng ống cổ tay

Mặc dù hiện tại không thực sự có tương tác đáng lo nào giữa thức ăn và các thuốc trên, nhưng người bệnh cần tránh uống rượu bia, thức uống có cồn. Vì những thức uống này kết hợp với thuốc sẽ gây hại cho gan.

Ngoài ra, người mắc hội chứng ống cổ tay có thể ăn những món ăn giúp giảm tình trạng viêm như trái cây, rau củ, thức ăn chứa nhiều omega-3 như cá, các loại hạt, đậu; giảm ăn mặn, ăn ngọt, đồ ăn nhiều chất béo bão hòa như các loại đồ hộp.

TÓM LẠI:

Hội chứng ống cổ tay nếu được chẩn đoán sớm, phương pháp không phẫu thuật như dùng thuốc giúp cải thiện triệu chứng của người bệnh. Các thuốc thường dùng bao gồm: thuốc chống viêm không steroids (NSAIDs), ức chế Cyclooxygenase-2 corticosteroids. Những tác dụng phụ khi dùng thuốc thường xảy ra khi uống ở liều cao, trong thời gian dài. Các thuốc trên cũng gây tăng nguy cơ bệnh lý tim mạch và mất kiểm soát đường huyết. Vì thế, người bệnh cần trao đổi với bác sĩ về tình trạng bệnh hiện tại và những thuốc đang dùng, đồng thời báo ngay với bác sĩ điều trị khi có dấu hiệu của tác dụng phụ. Chế độ ăn uống hợp lý góp phần cải thiện bệnh.

LỜI KHUYÊN CỦA CHÚNG TÔI:

Chị nên trao đổi với bác sĩ điều trị về bệnh cao huyết áp và đái tháo đường của mình cùng với những thuốc chị đang uống. Trong quá trình uống thuốc điều trị hội chứng ống cổ tay, nếu chị thấy có những dấu hiệu của tác dụng phụ như trên, cần báo với bác sĩ để được xử trí. 



Bác sĩ khám, điều trị

Nguyễn Văn Hào

Thạc sĩ Nguyễn Văn Hào

Khoa: Cơ xương khớp, Nội thần kinh, Ngoại thần kinh

Nơi làm việc: Phòng Quân y – Bộ Tư lệnh Pháo binh

Kinh nghiệm: 22 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa cấp 2

Đỗ Trung Thành

Bác sĩ Đỗ Trung Thành

Khoa: Cơ xương khớp

Nơi làm việc: Bệnh Viện 115

Kinh nghiệm: 16 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Thông tin thêm về Hội chứng ống cổ tay

Hội chứng ống cổ tay có chữa khỏi được không?
Chào bác sĩ, tôi là nữ, năm nay 45 tuổi, hiện đang là nhân viên văn phòng. Khoảng 2 tháng nay tôi bị tê và đau ở...
Hướng dẫn cách chăm sóc sau khi mổ hội chứng ống cổ tay
Chào bác sĩ, tôi là nữ làm nghề thợ may, năm nay 48 tuổi. Cách đây 2 tuần tôi có bị tê và đau rát ở gan bàn...
Nguyên nhân dẫn đến hội chứng ổng cổ tay
Nguyên nhân gây ra hội chứng ổng cổ tay thường là do di truyền, nhiều trường hợp vận động cổ bàn tay lặp đi lặp lại quá nhiều, hoặc do tuổi tác ảnh...
Những điều cần biết trong phẫu thuật mổ hội chứng ống cổ tay
Chào bác sĩ, tôi là nam, năm nay 40 tuổi, hiện đang làm nghề lái xe, tôi được chẩn đoán mắc hội chứng ống cổ tay và được chỉ định mổ...
Điều trị hội chứng ống cổ tay như thế nào
Điều trị hội chứng ống cổ tay được thực hiện khi các biểu hiện trở nên trầm trọng, có các cách can thiệp như điều trị nội khoa, phẫu thuật, vật lý trị...

Đánh giá bài viết Gửi đánh giá

  • Anh Nguyên

    Đúng vấn đề tôi đang cần, cảm ơn bác sĩ đã chia sẻ

    13/04/2019
Anh Thi (13/04/2019)
Thưa bác sĩ, có thể tự mua thuốc về sử dụng mà không cần đi khám bác sĩ không ạ.
Hello Doctor (13/04/2019)
Chào bạn Thi, việc tự ý sử dụng thuốc mà không tham vấn ý kiến bác sĩ sẽ khiến bạn không thể lường trước và đối phó được với những tác dụng phụ hay phản ứng của thuốc. Vì vậy, chúng tôi khuyến cáo bạn không nên tự ý mua thuốc sử dụng.

Bình luận, đặt câu hỏi

Các thông tin cá nhân của bạn sẽ không bị công khai

Nội dung