Những điều cần biết trong phẫu thuật mổ hội chứng ống cổ tay

Những điều cần biết trong phẫu thuật mổ hội chứng ống cổ tay

Chào bác sĩ, tôi là nam, năm nay 40 tuổi, hiện đang làm nghề lái xe, tôi được chẩn đoán mắc hội chứng ống cổ tay và được chỉ định mổ trong thời gian gần đây. Vậy xin bác sĩ tư vấn giúp tôi liệu mổ hội chứng ống cổ tay có nguy hiểm hay biến chứng gì không? Trước và sau khi mổ tôi cần ăn uống như thế nào? Sau khi mổ, hội chứng này có thể biến mất vĩnh viễn hay có cần tập vật lý trị liệu sau mổ không? Xin cảm ơn bác sĩ.

Trả lời:

Lưu ý quan trọng: Bài viết này nhằm cung cấp kiến thức mang tính chất tham khảo. Nếu bạn hoặc người thân có triệu chứng hoặc những vấn đề còn mơ hồ, để hiểu rõ cụ thể trường hợp của bạn/ người thân, Hello Doctor hỗ trợ qua điện thoại hoặc nhắn tin trên facebook. Hello Doctor sẽ cố gắng hỗ trợ tốt nhất cho từng trường hợp một cách cụ thể.

Bác sĩ tham vấn thông tin:

✍ Các bác sĩ Cơ Xương Khớp Hello Doctor 

☎ Gọi Bác sĩ

유 Chat Bác sĩ trên Facebook

Chào anh, cảm ơn anh đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Hội chứng ống cổ tay là một rối loạn thần kinh ngoại vi thường gặp nhất, xảy ra là do áp lực lên dây thần kinh giữa chạy dọc cánh tay, qua ống cổ tay đến bàn tay. Dây thần kinh này đóng vai trò tiếp thu cảm giác và kiểm soát vận động ở cổ tay và bàn tay. Vì thế, khi mắc hội chứng này, người bệnh thường có cảm giác đau, tê ran và ngứa bàn tay, gây trở ngại cho trong sinh hoạt hàng ngày. Để hiểu rõ hơn về bệnh, bạn có thể tra cứu nhanh thông tin tại Hội chứng ống cổ tay là gì.

Một số ngành nghề yêu cầu vận động cổ tay nhiều như làm công việc văn phòng, ghi chép, thu ngân có nguy cơ mắc hội chứng ống cổ tay cao hơn. Với ngành nghề lái xe của anh, đặc thù công việc đòi hỏi cử động cổ tay nhiều, đó cũng là một yếu tố nguy cơ khiến anh dễ mắc hội chứng này. Điều trị hội chứng ống cổ tay càng sớm càng tốt ngay khi triệu chứng bắt đầu. Ngày nay, việc điều trị có nhiều phương pháp gồm phẫu thuật và không phẫu thuật. Các biện pháp không phẫu thuật bao gồm: thanh nẹp cổ tay, uống thuốc. Trường hợp của anh có chỉ định phẫu thuật, chúng tôi xin cung cấp một vài thông tin về việc mổ hội chứng ống cổ tay dưới đây:

1. Mục đích việc mổ hội chứng ống cổ tay

Mục tiêu của phẫu thuật ống cổ tay là để giảm áp lực bằng cách cắt dây chằng nhấn trên dây thần kinh giữa. Phẫu thuật được đưa ra khi các triệu chứng trở nên nặng hơn hoặc không thể điều trị với các phương pháp khác. Có 2 phương pháp mổ:

Mổ mở: qua vết rạch lớn hơn từ lòng bàn tay qua ống cổ tay, bác sĩ phẫu thuật sẽ tiếp cận với dây chằng để giải phóng dây thần kinh. Phẫu thuật viên cũng có thể sẽ loại bỏ mô xương khớp nếu bạn bị viêm gân – viêm dây chằng thường liên quan đến hội chứng ống cổ tay

Mổ nội soi: bác sĩ phẫu thuật sẽ rạch 2 đường nhỏ ở cổ tay và bàn tay, đưa dụng cụ soi gắn với một chiếc camera nhỏ (ống nội soi) để có thể quan sát bên trong ống cổ tay và cắt dây chằng dưới sự hướng dẫn của camera. Do đường rạch nhỏ nên với kỹ thuật này, bạn sẽ ít đau và nhanh hồi phục hơn.

2. Mổ hội chứng ống cổ tay có nguy hiểm hay biến chứng gì không?

Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng mà bác sĩ phẫu thuật quyết định phương pháp mổ phù hợp nhất. Phẫu thuật thường nhẹ nhàng, nhanh chóng và ít đau. Người bệnh có thể chỉ cần gây tê tại chỗ hay tê vùng thần kinh ở nách. Người bệnh có thể về ngay sau mổ.  Bác sĩ cũng sẽ giải thích những rủi ro và lợi ích của việc phẫu thuật. Biến chứng rất hiếm khi xảy ra, những biến chứng này có thể là: nhiễm trùng vết mổ, chảy máu, sẹo lồi, đau vết sẹo, tổn thương nhánh vận động của thần kinh giữa hoặc triệu chứng sẽ tái phát nếu ống cổ tay không được giải phóng đủ. Bạn có thể trực tiếp hỏi bác sĩ điều trị để được tham vấn rõ hơn về những biến chứng này.

3. Trước và sau khi mổ người bệnh chuẩn bị ăn uống như thế nào?

- Trước khi phẫu thuật, người bệnh cần hỏi rõ bác sĩ điều trị về việc ăn uống. Thông thường, bệnh nhân không được ăn hay uống trước phẫu thuật từ 6 tới 12 tiếng. Nếu người bệnh được mổ vào buổi sáng, không được ăn kể từ 12 giờ đêm trước phẫu thuật.

Ngoài ra, người bệnh cần tham vấn với bác sĩ điều trị để biết phương pháp phẫu thuật của mình, từ đó có được những thông tin về lợi ích, nguy cơ và những điều cần chuẩn bị trước ngày mổ. Bệnh nhân cũng cần thông báo cho bác sĩ những thuốc mình đang uống bao gồm cả thuốc tây, thuốc tàu, thực phẩm chức năng,.. để bác sĩ xem xét và đưa ra lời khuyên có nên uống tiếp hay tạm hoãn trước mổ, vì có những thuốc sẽ ảnh hưởng đến việc phẫu thuật.

- Sau khi phẫu thuật, người mới được mổ hội chứng ống cổ tay cần chú ý vấn đề dinh dưỡng, trong đó nhớ bổ sung các thức ăn giàu protein, vitamin và có nhiệt năng cao. Vài ngày đầu sau mổ, người bệnh nên ăn thức ăn mềm, loãng và chia thành nhiều bữa trong ngày. Dù là phẫu thuật mổ nội soi hay mổ hở cổ tay đều không gây phản ứng cho cơ thể. Vì thế người nhà có thể cho người bệnh ăn uống ngay sau mổ. Nên bổ sung vào bữa ăn các thực phẩm có chứa vitamin B tốt cho hệ thần kinh và hỗ trợ phục hồi chức năng dây thần kinh ở cổ tay. 

4. Chăm sóc sau mổ hội chứng ống cổ tay như thế nào?

Ngoài việc cần lưu ý đến chế độ dinh dưỡng sau khi phẫu thuật đã được đề cập ở trên, người bệnh cần lưu ý thêm những điều sau: 

Vật lý trị liệu:

Để phục hồi chức năng cổ tay, người bệnh nên tập vật lý trị liệu. Đây là biện pháp điều trị có vai trò quan trọng sau phẫu thuật. Phương pháp này giúp cải thiện chức năng và sức mạnh của cơ vùng cổ tay. Kết hợp với kéo dãn để cải thiện mức độ di động của cổ tay, ngón tay. Ngoài ra còn giúp trị sẹo, giữ thẩm mỹ cho đôi tay, tăng tốc độ hồi phục.

Người bệnh có thể cần tập phục hồi chức năng sau phẫu thuật: tập cho gân bàn tay, tập cơ sấp cẳng tay, tập cơ ngửa cẳng tay, với những bài tập cụ thể và độ khó tăng dần theo hướng dẫn của bác sĩ. 

Chú ý sinh hoạt hàng ngày:

- Tránh mang vác, nâng vật nặng, trường hợp công việc lái xe, anh nên hạn chế cử động cổ tay, nghỉ ngơi ít nhất 6 tuần để tay có thể phục hồi hoàn toàn

-  Uống thuốc theo toa bác sĩ

- Báo cho bác sĩ nếu có những dấu hiệu: sốt, sưng, đỏ, chảy máu hay chảy dịch nơi vết mổ, đau tăng lên xung quanh vết mổ,…

Ngoài ra, bạn nên tham khảo thêm Cách chăm sóc sau mổ hội chứng ống cổ tay để chăm sóc bản thân tốt nhất, tránh các biến chứng xảy ra.

5. Sau khi mổ, hội chứng ống cổ tay có khỏi hết hoàn toàn?

Nếu bệnh nhân tuân thủ điều trị và chế độ nghỉ ngơi sau mổ thì khả năng phục hồi khá cao, hơn 90% trường hợp phẫu thuật thành công và không tái phát. Anh sẽ thấy các triệu chứng mất đi ngay sau khi phẫu thuật nhưng có thể phải mất vài tháng để bình phục hoàn toàn.

Một số ít trường hợp người bệnh không cải thiện triệu chứng hoặc tái phát sau mổ hội chứng ống cổ tay có thể do: giải phóng không hết chèn ép, dính thần kinh sau phẫu thuật, viêm bao hoạt dịch gân, tổn thương nội tại thần kinh do phẫu thuật. Trong đó, nguyên nhân chủ yếu là do giải phóng không hết dây chằng vòng dẫn đến tình trạng chèn ép thần kinh không được cải thiện. Những trường hợp bệnh nặng và kéo dài đã bị liệt cơ gò cái thì phẫu thuật giải ép cũng chỉ giúp tổn thương không bị nặng hơn.

Tóm lại: Hội chứng ống cổ tay hiện nay được điều trị hiệu quả bằng phẫu thuật ống cổ tay. Ðây là một phẫu thuật nhẹ nhàng và ít tốn kém, độ an toàn cao và tỷ lệ tái phát rất thấp. Vì thế đây được xem là phương pháp điều trị “vàng” mang lại hiệu quả điều trị lâu dài, được nhiều bác sĩ chuyên khoa lựa chọn. Việc tuân thủ điều trị bao gồm tập vật lý trị liệu và chế độ nghỉ ngơi hợp lý ảnh hưởng rất nhiều đến việc hồi phục vì thế người bệnh cần tuân thủ bác sĩ điều trị.

Lời khuyên của chúng tôi: Anh nên tham vấn với bác sĩ điều trị để biết thêm về phương pháp phẫu thuật của mình và chế độ ăn uống trước và sau mổ hợp lý. Sau khi phẫu thuật, anh cần lưu ý nghỉ ngơi cử động tay, tạm dừng công việc sử dụng cổ tay nhiều. Anh cũng nên tuân thủ điều trị sau phẫu thuật như tập vật lý trị liệu để nâng cao khả năng hồi phục hơn.



Bác sĩ khám, điều trị

Nguyễn Văn Hào

Thạc sĩ Nguyễn Văn Hào

Khoa: Cơ xương khớp, Nội thần kinh, Ngoại thần kinh

Nơi làm việc: Phòng Quân y – Bộ Tư lệnh Pháo binh

Kinh nghiệm: 22 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa cấp 2

Đỗ Trung Thành

Bác sĩ Đỗ Trung Thành

Khoa: Cơ xương khớp

Nơi làm việc: Bệnh Viện 115

Kinh nghiệm: 16 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Thông tin thêm về Hội chứng ống cổ tay

Hội chứng ống cổ tay có chữa khỏi được không?
Chào bác sĩ, tôi là nữ, năm nay 45 tuổi, hiện đang là nhân viên văn phòng. Khoảng 2 tháng nay tôi bị tê và đau ở...
Hướng dẫn cách chăm sóc sau khi mổ hội chứng ống cổ tay
Chào bác sĩ, tôi là nữ làm nghề thợ may, năm nay 48 tuổi. Cách đây 2 tuần tôi có bị tê và đau rát ở gan bàn...
Nguyên nhân dẫn đến hội chứng ổng cổ tay
Nguyên nhân gây ra hội chứng ổng cổ tay thường là do di truyền, nhiều trường hợp vận động cổ bàn tay lặp đi lặp lại quá nhiều, hoặc do tuổi tác ảnh...
Điều trị hội chứng ống cổ tay như thế nào
Điều trị hội chứng ống cổ tay được thực hiện khi các biểu hiện trở nên trầm trọng, có các cách can thiệp như điều trị nội khoa, phẫu thuật, vật lý trị...
Những loại thuốc điều trị hội chứng ống cổ tay phổ biến
Chào bác sĩ, tôi là nữ, năm nay 44 tuổi, hiện đang là thợ may. Gần đây, tôi mới được chẩn đoán mắc hội chứng ống cổ tay và được cho...

Đánh giá bài viết Gửi đánh giá

  • Nguyễn Thu Trang

    Anh tôi sắp mổ hội chứng ống cổ tay, những thông tin chia sẻ của bác sĩ thực sự rất hữu ích

    13/04/2019
Ngọc Bích (13/04/2019)
Mổ hội chứng ống cổ tay này có nguy hiểm không bác sĩ. Tôi sắp tới sẽ mổ hội chứng ống cổ tay nhưng rất lo lắng có các biến chứng.
Hello Doctor (13/04/2019)
Chào bạn Bích, mổ hội chứng ống cổ tay không quá nguy hiểm như bạn nghĩ. Tuy nhiên, bất kì ca phẫu thuật nào cũng có rủi ro nên không thể khẳng định là hoàn toàn không có biến chứng hay nguy hiểm. Tuy nhiên, bạn không nên vì vấn đề này mà quá lo lắng, ảnh hưởng đến sức khỏe. Bạn nên tuân thủ triệt để những hướng dẫn và chỉ định của bác sĩ để hạn chế những rủi ro của việc phẫu thuật.

Bình luận, đặt câu hỏi

Các thông tin cá nhân của bạn sẽ không bị công khai

Nội dung