Hướng dẫn cách chăm sóc sau khi mổ hội chứng ống cổ tay

Hướng dẫn cách chăm sóc sau khi mổ hội chứng ống cổ tay

Chào bác sĩ, tôi là nữ làm nghề thợ may, năm nay 48 tuổi. Cách đây 2 tuần tôi có bị tê và đau rát ở gan bàn tay, đã khám và được chẩn đoán là mắc hội chứng ống cổ tay. Tôi được chỉ định phẫu thuật giải ép, mới mổ cách đây 1 tuần, hiện đã ra viện. Bác sĩ cho tôi hỏi tôi cần phải chú ý những gì trong việc chăm sóc để tránh biến chứng sau mổ? Tôi cảm ơn.

Trả lời:

Lưu ý quan trọng: Bài viết này nhằm cung cấp kiến thức mang tính chất tham khảo. Nếu bạn hoặc người thân có triệu chứng hoặc những vấn đề còn mơ hồ, để hiểu rõ cụ thể trường hợp của bạn/ người thân, Hello Doctor hỗ trợ qua điện thoại hoặc nhắn tin trên facebook. Hello Doctor sẽ cố gắng hỗ trợ tốt nhất cho từng trường hợp một cách cụ thể.

Bác sĩ tham vấn thông tin:

✍ Các bác sĩ Cơ Xương Khớp Hello Doctor 

☎ Gọi Bác sĩ

유 Chat Bác sĩ trên Facebook

Chào bạn, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến cho chúng tôi. Thông thường sau phẫu thuật bạn sẽ giảm dần và hết tê tay, tuỳ mức độ thần kinh bị tổn thương thời gian hồi phục sẽ từ 3- 6 tháng đến 1 năm. Khả năng tái phát sau mổ ít xảy ra, trong những trường hợp do bệnh nghề nghiệp, như nghề thợ may có khả năng tái phát lại nếu bạn không tuân thủ đúng điều trị. Bởi vậy sau mổ, bạn nên có liệu trình tập vật lý trị liệu để giúp vết thương mau lành sẹo, tránh dính sẹo, đau sẹo và kích thích thần kinh mau phục hồi, giảm teo cơ. Dưới đây chúng tôi sẽ cung cấp một số thông tin hữu ích trong quá trình chăm sóc.

Những thông tin bạn có thể tham khảo:

  1. Chăm sóc sau mổ hội chứng ống cổ tay thế nào
  2. Chế độ dinh dưỡng sau mổ
  3. Sau mổ có nên uống thêm thuốc gì không
  4. Đang điều trị tăng huyết áp, mỡ máu có nên uống thuốc không
  5. Còn tê tay sau mổ thì nên làm gì

1. Chăm sóc vệ sinh sau mổ hội chứng ống cổ tay như thế nào?

Vết mổ cần phải được giữ gìn vệ sinh sạch sẽ, khô ráo cho đến khi lành. Nên băng bó vết mổ trong khoảng 1 tuần đầu, rửa vết thương bằng nước muỗi 0,9% thay băng thường xuyên, ngày 1 lần. Đồng thời kiểm tra xem vết mổ có biểu hiện gì khác lạ hay không ví dụ như: đỏ lên, bị sưng tấy hay chảy nước,…hay không. 

Đặc biệt, trong những trường hợp sau cần đến ngay các cơ sở y tế để được tham khám và chăm sóc y tế kịp thời:

  • Vết mổ có cảm giác khó chịu và tê nhức một cách đột ngột hoặc tăng mạnh.
  • Có  biểu hiện ớn lạnh hoặc sốt trên 38,5 độ C, vết mổ có dấu hiệu sưng tấy, tụ dịch và gây đau đớn.
  • Vết mổ có hiện tượng chảy mủ, có mùi khó chịu.
  • Vết thương có cảm giác căng thít, nút chỉ khâu trên da bị toác ra thậm chí có hiện tượng chảy máu nơi vết thương.

Việc vệ sinh vết thương cũng như kiểm tra tình trạng vết thương 1 cách thường xuyên giúp bạn phát hiện các tình trạng bất thường để có thể đưa ra biện pháp xử lý kịp thời tránh vết thương bị nứt hay nhiễm trùng.

Ngoài ra, trước khi tiến hành rửa vết thương và thay băng cần phải vệ sinh bàn tay sạch sẽ để hạn chế vi khuẩn tiếp xúc với vết thương. Tuyệt đối không làm cho lớp băng bị bẩn hoặc bị ướt sẽ tạo cơ hội cho vi khuẩn xâm nhập dễ dàng gây nhiễm trùng.

2. Cần chế độ dinh dưỡng như thế nào?

Chế độ ăn cung cấp đầy đủ calo và protein để vết thương mau lành. Protein có thể tới 120 - 150g/ ngày và năng lượng có thể tới 2500 kcal - 3000 kcal/ ngày. Khẩu phần này phải được chia thành nhiều bữa trong ngày (5-6 bữa/ ngày hoặc hơn). Dùng nhiều sữa, trứng, thịt, cá, đậu đỗ để cung cấp chất đạm và các loại hoa quả để tăng vitamin C và vitamin nhóm B.

Chất béo: chỉ nên ăn dầu thực vật bằng cách dùng chúng chế biến món ăn. Các chất béo trong cá hay thủy hải sản là chất béo tốt nên ăn. Không ăn hoặc rất hạn chế ăn chất béo từ động vật như lợn, gà, vịt.

Trái cây và rau quả tươi chứa cả chất dinh dưỡng và chất xơ, rất cần thiết để giúp lành vết mổ. Vitamin C là một chất chống oxy hóa, giúp nhanh lành vết mổ và nâng cao sức đề kháng, làm giảm nguy cơ nhiễm khuẩn vết mổ.

Những thực phẩm giàu vitamin C là cam, bưởi, chanh, rau ngót, dâu tây, kiwi, rau xanh các loại. Beta-caroten là chất có ở thức ăn, mà cơ thể sẽ biến thành vitamin A, rất quan trọng cho việc hình thành mô sẹo, làm nhanh lành vết thương. Các thực phẩm chứa nhiều beta-caroten mà bệnh nhân nên ăn là cà rốt, đu đủ, gấc, khoai lang, bí đỏ.

Hạn chế rượu, cà phê, thuốc lá và các chất kích thích khác.

Để hạn chế tối đa được tình trạng tái phát Hội chứng ống cổ tay, bạn nên tìm hiểu thêm về Nguyên nhân dẫn đến hội chứng ổng cổ tay

3. Sau mổ có nên uống thuốc gì thêm không?

Phẫu thuật hội chứng ống cổ tay giúp bạn giải ép lên dây thần kinh giữa, bởi vậy các triệu chứng đau, tê bì sẽ giảm đi nhanh chóng, Bởi vậy bạn không cần uống thêm bất kỳ một loại thuốc gì để điều trị bệnh. Còn với thuốc bổ, chúng tôi khuyến khích bạn nên bổ sung dinh dưỡng bằng chế độ ăn uống lành mạnh, không cần thiết mua thuốc bổ nào cả.

4. Đang điều trị tăng huyết áp, mỡ máu thì có nên uống thuốc tiếp không?

Tăng huyết áp là bệnh lý mạn tính cần điều trị kéo dài, bạn vẫn cần tiếp tục uống thuốc theo đơn bác sĩ đã kê từ trước hoặc đi khám lại để được kiểm tra tình trạng bệnh hiện tại và điều chỉnh đơn thuốc.

Tập thể dục sau mổ

Để phục hồi chức năng sức mạnh ở cổ tay thì người bị hội chứng ống cổ tay sau phẫu thuật cần đến phương pháp vật lý trị liệu. Đây là biện pháp điều trị có vai trò quan trọng sau phẫu thuật. 

Vật lý trị liệu sau phẫu thuật gồm có: Luyện tập nhằm cải thiện chức năng và sức mạnh của cơ vùng cổ tay. Đồng thời bài tập dùng biện pháp kéo dãn để cải thiện mức độ di động của cổ tay,ngón tay và các chức năng. 

  • Vận động ngón tay: thực hiện các động tác nắm tay và duỗi các ngón liên tục, 10 lần/1 lần tập, mỗi lần khoảng nửa giờ hoặc 5-6 lần/ngày.
  • Gấp duỗi cổ tay
  • Đối chiếu các ngón tay
  • Bẻ căng cổ tay, ngón tay (bài tập trượt gân)
  • Tập sức mạnh cầm nắm bàn tay, cổ tay
  • Các động tác như cầm cốc uống nước, mặc quần áo, lái xe,… bạn có thể thực hiện nếu được, tránh trường hợp tâm lý sợ ảnh hưởng vết mổ không chịu vận động sẽ khiến gân cơ bị co cứng, dễ teo cơ cứng khớp.
  • Tuy nhiên nên tránh thực hiện các động tác mạnh và lặp lại liên tục như băm, chặt, đánh máy, di chuột máy tính, chơi golf,…
  • Mỗi ngày bạn nên dành 15 phút massage cho đôi tay bằng các loại tinh dầu. Xoay nhẹ nhàng cổ tay từ bên trái qua phải 10-20 lần để cho máu ở ống cổ tay được lưu thông nhẹ nhàng.

5. Nếu còn tê tay sau mổ thì nên làm gì?

Có hai nguyên nhân gây nên tình trạng tê tay sau phẫu thuật ống cổ tay, một là dây chằng không được giải phóng hoàn toàn, thứ hai là do tình trạng dây thần kinh bị chèn ép lâu trước khi phẫu thuật và đã có tổn thương thần kinh đáng kể. 

Nếu bạn có tình trạng tê hoặc đau, yếu tay sau mổ, bạn nên khám lại, tránh tình trạng tổn thương lâu dẫn đến không hồi phục.

Chúc bạn mau khỏe!

Nếu bạn quan tâm đến sản phẩm Bàn hội trường, bạn có thể tham khảo ngay các mẫu Bàn hội trường Hòa Phát được cung cấp bởi Noithathoaphat.pro



Bác sĩ khám, điều trị

Nguyễn Văn Hào

Thạc sĩ Nguyễn Văn Hào

Khoa: Cơ xương khớp, Nội thần kinh, Ngoại thần kinh

Nơi làm việc: Phòng Quân y – Bộ Tư lệnh Pháo binh

Kinh nghiệm: 22 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa cấp 2

Đỗ Trung Thành

Bác sĩ Đỗ Trung Thành

Khoa: Cơ xương khớp

Nơi làm việc: Bệnh Viện 115

Kinh nghiệm: 16 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Thông tin thêm về Hội chứng ống cổ tay

Hội chứng ống cổ tay có chữa khỏi được không?
Chào bác sĩ, tôi là nữ, năm nay 45 tuổi, hiện đang là nhân viên văn phòng. Khoảng 2 tháng nay tôi bị tê và đau ở...
Nguyên nhân dẫn đến hội chứng ổng cổ tay
Nguyên nhân gây ra hội chứng ổng cổ tay thường là do di truyền, nhiều trường hợp vận động cổ bàn tay lặp đi lặp lại quá nhiều, hoặc do tuổi tác ảnh...
Những điều cần biết trong phẫu thuật mổ hội chứng ống cổ tay
Chào bác sĩ, tôi là nam, năm nay 40 tuổi, hiện đang làm nghề lái xe, tôi được chẩn đoán mắc hội chứng ống cổ tay và được chỉ định mổ...
Điều trị hội chứng ống cổ tay như thế nào
Điều trị hội chứng ống cổ tay được thực hiện khi các biểu hiện trở nên trầm trọng, có các cách can thiệp như điều trị nội khoa, phẫu thuật, vật lý trị...
Những loại thuốc điều trị hội chứng ống cổ tay phổ biến
Chào bác sĩ, tôi là nữ, năm nay 44 tuổi, hiện đang là thợ may. Gần đây, tôi mới được chẩn đoán mắc hội chứng ống cổ tay và được cho...

Đánh giá bài viết Gửi đánh giá

  • Trường Giang

    Bài viết rất hữu ích cho bệnh nhân và người chăm sóc

    13/04/2019
Nguyễn Đình Quang (13/04/2019)
Thưa bác sĩ, mẹ tôi sắp phải phẫu thuật mổ hội chứng ống cổ tay. vậy xin hỏi bác sĩ có điều gì cần lưu ý không ạ.
Hello Doctor (13/04/2019)
Chào bạn Quang, những vấn đề cần lưu ý trước khi mổ hội chứng ống cổ tay đã được chúng tôi trình bày trong bài https://hellodoctors.vn/hoi-chung-ong-co-tay/nhung-dieu-can-biet-trong-phau-thuat-mo-hoi-chung-ong-co-tay.html. Bạn có thể tham khảo những thông tin cụ thể trong bài viết này

Bình luận, đặt câu hỏi

Các thông tin cá nhân của bạn sẽ không bị công khai

Nội dung