Những cách làm giảm cơn đau thần kinh tọa tại nhà

Những cách làm giảm cơn đau thần kinh tọa tại nhà

Chào bác sĩ, chồng tôi bị mắc đau thần kinh tọa đã nhiều năm nay. Mỗi khi đau là phải đi khám Bác sĩ, nhưng do gia đình điều kiện về đi lại và kinh tế cũng hơi khó khăn nên nhiều khi đau hơn cả tuần mới đi khám bệnh được. Tôi muốn hỏi bác sĩ là có phương pháp nào có thể làm giảm cơn đau tại nhà không? Tôi có thể cho chồng uống lại thuốc cũ mà lần trước bác sĩ kê không? Liệu có cách nào để loại bỏ hẳn bệnh này cho chồng tôi không?

Tôi xin cám ơn bác sĩ, mong Bác sĩ chỉ giúp vì đi lại rất khó khăn mà mỗi lần thấy ông ấy đau vậy tôi khó chịu lắm.

Trả lời:

===

Tham vấn thông tin, tư vấn và hẹn khám bệnh:

Bác sĩ Nguyễn Tường Vũ

Bác sĩ Lê Thành Nhân

===

Chào chị, đầu tiên tôi xin chia sẻ với chị về hoàn cảnh và các khó khăn của mình. Mong rằng chị sẽ có thật nhiều nghị lực để giúp anh sớm vượt qua căn bệnh này và có thêm sức khỏe để chăm sóc cho gia đình nhỏ của mình.

Trước khi trả lời các câu hỏi của chị, tôi sẽ nói sơ về cơn đau thần kinh tọa. Nếu như cơn đau của chồng chị giống như mô tả thì chị có thể làm theo các hướng dẫn bên dưới của tôi. Nhưng nếu cơn đau không giống thì tôi khuyên chị nên đưa chồng đi khám sớm vì có thể đây là một tình trạng bệnh lý nào khác có biểu hiện tương tự với đau dây thần kinh tọa. Điều này có nghĩa rằng nếu như chị áp dụng các biện pháp giảm đau tại nhà như hướng dẫn bên dưới chưa chắc đã giúp ích cho cơn đau của chồng chị mà có thể làm cơn đau diễn biến tồi tệ hơn.

1. Các đặc điểm của Cơn đau thần kinh tọa

Cơn đau thần kinh tọa bắt nguồn từ việc dây thần kinh tọa bị chèn ép. Do đó, khi đau bệnh nhân thường sẽ có cảm giác đau theo đường đi, như sợi dây, kéo dài liên tục.

Hình minh họa vùng phân bố và nguyên nhân gây Chèn ép Thần kinh tọa

Hình minh họa vùng phân bố và nguyên nhân gây Chèn ép Thần kinh tọa

Nơi bắt đầu: thắt lưng, mông

Tính chất đau: 

-    Đau từ nơi bắt đầu chạy dọc xuống đùi, cẳng chân, có khi chạy tới bàn chân, ngón chân.
Đường đi của cảm giác đau liên tục như một sợi dây dài, không bị ngắt quãng ở đoạn nào.

-    Cảm giác đau, tê hoặc như có kiến bò.

Nếu như cơn đau của chồng chị không giống như các mô tả trên đây thì chị nên đưa chồng đi khám sớm. 

2. Những cách làm giảm các cơn đau thần kinh tọa có thể áp dụng tại nhà

Chườm nóng, lạnh:

Vì đây là cơn đau có tính chất cấp tính lẫn mạn tính. Do đó, việc chườm nóng, lạnh đều có lợi trong việc giảm đau. Chị có thể chường túi nhiệt hoặc túi đá lên vùng đau. Thời gian chườm khoảng 15 phút.

Đối với túi đá lạnh chị chườm mỗi một tiếng /lần. Còn với túi nhiệt, chị nên chườm nóng mỗi 2-3 tiếng/ lần. 

Lưu ý là dù nóng hay lạnh, khi chườm, chị nên quấn khăn quanh cục đá lạnh, túi nhiệt hay chai nước nóng để tráng tổn thương cho vùng da bị chườm.

Uống thuốc giảm đau:

Chị có thể uống các thuốc giảm đau thông thường như Paracetamol, có thể uống từ 4-6 lần/ ngày, mỗi lần 1 viên. Đây là thuốc giảm đau tương đối an toàn và ít tác dụng phù, phù hợp cho người bệnh sử dụng khi chưa qua khám, điều trị của Bác sĩ.

Xoa bóp:

Dùng dầu nóng hoặc xoa bóp tay không đều có thể giúp người bệnh làm giảm cơn đau. Chị có thể ấn nhẹ vào các điểm đau theo đường đi của dây thần kinh. Để dễ nhận biết, chị cứ ấn theo đường đi của cơn đau, tuy nhiên, không được ấn đè liên tục. Chị chỉ nên ấn ở một số điểm, mỗi một vùng một điểm, ấn rồi thả ra trong vòng 1-3 giây. 

Tập vận động nhẹ:

Lưu ý là vận động nhẹ. Việc vận động giúp các cơ đang co cứng do đau được kéo dãn. Nhờ vậy, tình trạng căng cơ sẽ được giảm nhẹ. Đồng thời, việc vận động cũng giúp tăng sức mạnh cơ  giúp cơ thể mong chóng vượt qua cơn đau do Thần kinh tọa bị chèn ép.

3. Các bài tập vận động giúp giảm cơn đau Thần kinh tọa

Người bệnh có thể tập các bài tập này ngay cả khi đang đau. Tuy nhiên, nếu đang trong cơn đau, người bệnh nên giảm cường độ và biên độ vận động. 

Xin lưu ý rằng, đây là các bài tập hỗ trợ căng cơ, tăng sức mạnh cơ. Do đó, chị khuyên chồng chị không nên tập quá sức, vì như vậy sẽ khiến cơn đau tồi tệ hơn. 

Duỗi bàn chân 

Bài tập duỗi bàn chân cho người đau dây thần kinh tọa

Ngồi trên ghế

Gập bàn chân lên xuống, mỗi tư thế giữ trong 3-5 giây.

Bài tập này giúp tăng sức cơ vùng bắp chân.

Gấp gối

Bài tập gấp gỗi cho người đau dây thần kinh tọa

Nằm ngửa

Đưa gối hướng về phía ngực, đồng thời, hai tay ôm đầu gối về phía bụng.

Bài tập này giúp căng cơ vùng mông, giải phóng các chèn ép dây thần kinh Tọa khi đi qua Lỗ bịt của xương chậu.

Ngiêng chân

Nằm ngửa, hai tay dang ngang, bàn tay sấp

Giữ thân trên, chỉ vận động chân

Đá chân P qua bên Trái, giữ 3-5 giây

Làm tương tự với chân T

Bài tập này giúp tập vùng cơ cạnh ngoài của đùi, cẳng chân và cả một số khối cơ của vùng mông

Chống tay, đá chân

Bài tập chống tay đá chân cho người đau dây thần kinh tọa

Chống 2 tay, 2 chân

Đưa chân P lên cao, sao cho đầu gối cao bằng hoặc hơn mông.

Bài tập này giúp khối cơ vùng mông và các khối cơ vùng đùi

Lưu ý:

Nếu chồng chị đang bị đau, mỗi lần tập chỉ nên tập khoảng từ 5-10 phút. Mỗi ngày có thể tập tối đa 2-3 lần, mỗi lần nên cách nhau khoảng 6 tiếng để các khối cơ có thời gian thư giãn.

Đối với các bệnh nhân hiện tại không đau, nhưng muốn tập để phòng ngừa cơn đau, thì có thể tập từ 30-45 phút, ngày tối đa 2 lần.Xin lưu ý rằng tập gắng sức quá cũng có thể gây khởi phát cơn đau lại.

Những thông tin mà chúng tôi nghĩ sẽ hữu ích cho chị:

4. Có thể uống thuốc theo toa cũ của bác sĩ không?

Nếu để điều trị tạm trong vòng 1-2 ngày đầu trong khi sắp xếp thời gian đi khám bác sĩ thì có thể. Tuy nhiên, tôi không khuyến cáo chị sử dụng trong thời gian dài. Vì các thuốc điều trị có những thuốc có một số tác dụng phụ gây xuất huyết, viêm loét đường tiêu hóa nếu dùng lâu dài. Ngoài ra, hầu hết các thuốc trong điều trị đau dây thần kinh tọa đều cần chỉnh liều nếu bệnh nhân có suy chức năng gan, thận. Do đó, tốt nhất, chị nên đến tái khám tại các cơ sở y tế có chuyên khoa Nội thần kinh hoặc Cơ xương khớp để được xét nghiệm đánh giá nhằm đưa ra điều trị phù hợp với thể trạng và tình trạng bệnh của chồng chị.

Ngoài ra, để chăm sóc chồng tốt hơn, chị có thể tìm hiểu thêm

Chúc chồng chị sớm khỏe.
 



Bác sĩ khám, điều trị

Nguyễn Văn Hào

Thạc sĩ Nguyễn Văn Hào

Khoa: Cơ xương khớp, Nội thần kinh, Ngoại thần kinh

Nơi làm việc: Phòng Quân y – Bộ Tư lệnh Pháo binh

Kinh nghiệm: 22 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa cấp 2

Đỗ Trung Thành

Bác sĩ Đỗ Trung Thành

Khoa: Cơ xương khớp

Nơi làm việc: Bệnh Viện 115

Kinh nghiệm: 16 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Thông tin thêm về Đau thần kinh tọa

Chia sẻ: Bệnh đau dây thần kinh tọa có di truyền không?
Chào Bác sĩ, năm nay tôi 30 tuổi, từng mắc đau thần kinh tọa 1 năm trước. Hiện tại, tôi đang có kế hoạch có em bé. Gia đình tôi...
Đau thần kinh tọa có nguy hiểm không
1. Đau thần kinh tọa là gì? 2. Biểu hiện của cơn đau thần kinh tọa 3. Nguyên nhân gây ra cơn đau thần kinh tọa 4. Khi nào đau thần kinh tọa trở...
Các bài tập chữa đau thần kinh tọa
Các chuyên gia thấy rằng cách tốt nhất để làm giảm đa số cơn đau thần kinh toạ là thực hiện “bất kì động tác giãn cơ nào xoay...
Đau thần kinh tọa có nên tập thể dục không
Hầu hết bệnh nhân bị đau thần kinh tọa cấp tính có tiên lượng thuận lợi nhưng khoảng 20% -30% vẫn còn tồn tại vấn đề sau một hoặc hai năm. Việc chẩn đoán...
Đau thần kinh tọa kiêng ăn gì
Đau thần kinh tọa là gì Đau thần kinh tọa (Sciatica pain) là các cơn đau dọc theo đường đi của dây thần kinh tọa khi bị tổn thương hoặc chèn ép:...

Đánh giá bài viết Gửi đánh giá

  • Nguyễn Duy Tuyến

    Tôi thường xuyên bị những cơn đau thần kinh tọa hành hạ. Tôi sẽ thử áp dụng những biện pháp này xem sao

    17/04/2019
Anh Đức (17/04/2019)
Chưa áp dụng thử, nhưng dù sao cũng cảm ơn bác sĩ đã chia sẻ những thông tin hữu ích cho người bệnh.

Bình luận, đặt câu hỏi

Các thông tin cá nhân của bạn sẽ không bị công khai

Nội dung