Đau thần kinh tọa nên ăn gì?
Đau thần kinh tọa xảy ra khi thần kinh tọa – thần kinh dài nhất và to nhất trong cơ thể người, bị chèn ép hay bị chấn thương. Nếu bạn mắc phải tình trạng trên, bạn sẽ cảm thấy đau hay dị cảm ở những vùng cơ thể được chi phối bởi dây thần kinh này. Trong đó, đau chân, ngứa ran, tê bì, và yếu chân là những triệu chứng thường gặp.
Lưu ý quan trọng: Bài viết này nhằm cung cấp kiến thức mang tính chất tham khảo. Nếu bạn hoặc người thân có triệu chứng hoặc những vấn đề còn mơ hồ, để hiểu rõ cụ thể trường hợp của bạn/ người thân, Hello Doctor hỗ trợ qua điện thoại hoặc nhắn tin trên facebook. Hello Doctor sẽ cố gắng hỗ trợ tốt nhất cho từng trường hợp một cách cụ thể.
Bác sĩ tham vấn thông tin:
✍ Các bác sĩ Cơ Xương Khớp Hello Doctor
Tập thể dục và liệu pháp dinh dưỡng tại nhà cũng là những phương pháp cải thiện tình trạng trên một cách hiệu quả.
Tăng cường những thức ăn chứa nhiều vitamin B trong khẩu phần:
Các vitamin nhóm B vô cùng quan trọng cho cơ thể hằng ngày vì chúng tăng cường hoạt động của hệ thần kinh. Tình trạng thiếu vitamin B cũng nên sự giảm dẫn truyền thần kinh, do đó cũng làm giảm chức năng thần kinh tọa. Vì thế, sau đây là những loại vitamin B bạn nên cũng cấp đầy đủ mỗi ngày:
B6: hay còn gọi là pyridoxine, là một vitamin giúp tăng cường chuyển hóa chất dẫn truyền thần kinh. Những loại thực phẩm chứa nhiều vitamin loại này bao gồm thịt gia súc, cá, chuối và rau quả.
B12: đây là một vitamin có vai trò vô cùng quan trọng giúp duy trì bao myelin, là một loại vỏ bao ở mặt ngoài dây thần kinh, nhằm hỗ trợ cho quá trình hoạt động của các chất dẫn truyền thần kinh. Để tăng hàm lượng vitamin B12 trong khẩu phần, hãy sử dụng các thực phẩm như thịt gà, trứng, cá tươi, và sữa.
Folate: là một vitamin quan trọng cho sự sản xuất chất dẫn truyền thần kinh. Rau quả là một nguồn cung cấp đáng kể vitamin loại này, măng tây, bông cải xanh, rau diếp và súp lơ.
Thực phẩm chống viêm sưng cũng có thể giúp đẩy lùi triệu chứng đau do thần kinh tọa. Trong đó, những loại được khuyến cáo gồm có:
Các loại gia vị. Một số loại gia vị có chứa chất kháng oxy hóa, từ đó giúp giảm đáp ứng viêm. Cây mê diệp, đinh hương, gừng và nghệ là những loại gia vị chống viêm sưng thường dùng.
Các loại rau có màu xanh đậm. Cải xoăn, rau đền là những loại rau chứa nhiều chất chống oxy hóa giúp chống lại sự lão hóa tế bào cơ thể.
Trà xanh. Trà matcha chứa hàm lượng chất chống oxy hóa cao gấp 17 lần so với quả việt quất, cũng là một loại thực phẩm chứa nhiều chất chống oxy hóa.
Rau củ lên men. Tối ưu hóa hoạt động và sự toàn vẹn của hệ tiêu hóa cũng là một trong những cách giúp bạn gia tăng sức đề kháng và kháng viêm cho cơ thể. Đậu natto, kimchi, tương miso, dưa muối, dưa cải bắp là những lựa chọn hàng đầu. Bạn cũng có thể sử dụng các loại sữa lên men như yogurt hay kefir.
Hãy chắc chắn rằng bạn sử dụng các thực phẩm có nguồn gốc rõ ràng từ những nhà sản xuất uy tín nhằm giảm thiểu nguy cơ từ thuốc trừ sâu hay những độc chất khác. Ví dụ như các sản phẩm từ sữa nên được sản xuất từ những gia súc ăn cỏ khỏe mạnh để đảm bảo dinh dưỡng.
Bổ sung những loại thực phẩm tăng cường sức khỏe cơ bắp. Đôi khi, những bất thường trong hệ cơ cũng có thể gây đau thần kinh tọa. Do đó, bạn nên bổ sung các loại thực phẩm giàu chất dinh dưỡng để phòng tránh các tổn thương trong tương lai.
Các loại đậu. Là một nguồn thức ăn thực vật cung cấp nhiều acid béo omega-3 giúp kháng viêm, và đồng thời chứa nhiều protein giúp tăng cường tổng hợp và phát triển cơ bắp.
Cá hồi. Nếu bạn muốn tăng thêm lượng acid béo omega-3 trong khẩu phần, cá hồi cũng là một lựa chọn tốt. Đồng thời cá hồi cũng chứa nhiều protein giúp làm săn chắc cho cơ bắp con người.
Quả anh đào. Có thể giúp giảm đau cơ và kháng viêm, theo nghiên cứu của Nhật Báo của Hội Dinh Dưỡng Thể Thao Quốc Tế.
Trứng gà. Là một nguồn cung cấp protein và năng lượng phong phú.
Hãy đảm bảo bạn ăn vừa đủ lượng protein cần thiết trong một ngày, vào khoảng 1g protein cho mỗi kg cân nặng cơ thể. Nhằm giảm các hậu quả lâu dài do tiêu thụ quá nhiều đạm.
Hãy phối hợp và chọn lựa thức ăn cho phù hợp với nhu cầu và khẩu vị.
Với nguồn thực phẩm đa dạng đã được giới thiệu trên đây, bạn hãy tự lựa chọn và sắp xếp cho mình một thực đơn hợp lý để có thể giúp tiết chế quá trình sưng viêm trong cơ thể cũng như tăng cường sức khỏe hệ thần kinh. Nếu bạn dị ứng với những loại thức ăn này, hãy tham khảo ý kiến của các chuyên gia dinh dưỡng và bác sĩ của mình.
Để điều trị bệnh, bạn cần khám và làm theo chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa. Bạn có thể liên hệ trực tiếp để gặp bác sĩ Cơ Xương Khớp với nhiều năm kinh nghiệm theo số điện thoại 1900 1246 để được hỗ trợ tốt nhất.
Bác sĩ khám, điều trị
Khoa: Cơ xương khớp, Nội thần kinh, Ngoại thần kinh
Nơi làm việc: Phòng Quân y – Bộ Tư lệnh Pháo binh
Kinh nghiệm: 22 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa cấp 2
Bình luận, đặt câu hỏi