Chia sẻ của bác sĩ về đau thần kinh tọa ở phụ nữ mang thai

Chia sẻ của bác sĩ về đau thần kinh tọa ở phụ nữ mang thai

Chào bác sĩ, tôi năm nay 33 tuổi, hiện đang mang thai 24 tuần. Trước đây, tôi có từng bị đau thần kinh tọa và đã điều trị khỏi. Tuy nhiên gần đây khi về chiều, tôi hay bị đau thắt lưng, đau mỏi người, cơn đau không nhiều như lúc trước nhưng tôi sợ rằng đau thần kinh tọa tái phát lại. Xin bác sĩ tư vấn cho tình trạng sức khỏe của tôi.

Trả lời:

===

Tham vấn thông tin, tư vấn và hẹn khám bệnh:

Bác sĩ Nguyễn Tường Vũ

Bác sĩ Lê Thành Nhân

===

Chào bạn, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Trước tiên, xin chia sẻ với những khó chịu mà bạn đang gặp phải. Để giúp bạn, chúng tôi xin chia sẻ một số thông tin như sau:

Mang thai có làm tăng đau thần kinh tọa?

Đầu tiên, tôi sẽ nói về nguyên nhân gây đau thần kinh tọa để bạn dễ hiểu và nắm rõ vấn đề hơn.

Thần kinh tọa là một dây thần kinh lớn chi phối cảm giác và vận động của vùng chi dưới, được bắt nguồn từ rễ thần kinh thắt lưng cột sống L3-4-5-S1-1. Do đó khi một trong các rễ này bị chèn ép thì người bệnh sẽ có cảm giác đau vùng bắt nguồn bị chèn ép và kéo dài dọc theo đường dây phân bố của rễ thần kinh bị chèn ép. Điều này giải thích vì sao đau thần kinh tọa thường sẽ được người bệnh mô tả đau kéo dài suốt vùng thắt lưng - mông - đùi- chân liên tục như một sợi dây.

Khi mang thai, đặc biệt là những tháng thai kỳ càng lớn, cuối tam cá nguyệt 2 trở đi, việc thai phát triển về cân nặng và kích thước sẽ làm thay đổi trọng tâm cơ thể người phụ nữ. Từ đó, thắt lưng sẽ là nơi chịu nhiều áp lực nhất. Do đó, sản phụ sẽ thường xuyên có cảm giác đau mỏi lưng. 

Trong trường hợp của bạn đã từng mắc đau thần kinh tọa rồi thì nguy cơ tái phát trong thai kỳ là khá cao.

Nếu bạn chưa thực sự hiểu rõ về bệnh đau thần kinh tọa, bạn có thể tra cứu nhanh thông tin tại bài "Đau thần kinh tọa là gì".

Điều trị có ảnh hưởng gì đến thai kỳ

Phương pháp điều trị đối với người bình thường là phối hợp các thuốc giảm đau như Paracetaml, NSAID và giảm đau thần kinh.

Tuy nhiên, ở sản phụ:

  • Đối với Paracetamol, sản phụ có thể uống nhưng phải giảm liều và theo chỉ định của bác sĩ.
  • Đối với NSAID, do làm tăng nguy cơ sảy thai và dị tật tim ở thai nhi nên được xem là chống chỉ định trong thai kỳ.
  • Nhóm Giảm đau thần kinh, cho tới nay vẫn chưa có các nghiên cứu trên sản phụ, do đó, việc ứng dụng trong điều trị ở sản phụ rất hạn chế do người ta vẫn chưa xác định được tương quan lợi hại của thuốc này.

Uống thuốc giảm đau có hại cho thai nhi không?

Như tôi có đề cập ở trên về các tác dụng phụ của thuốc. Nếu chị đau quá không chịu đựng nổi thì có thể dùng Paracetamol với chỉ định của Bác sĩ.

Đau thần kinh tọa có gây biến chứng gì cho thai kỳ của tôi không?

Thông thường, đau thần kinh tọa hiếm gây biến chứng trên thai kỳ. Tuy nhiên, nếu cơn đau quá dữ dội có thể khiến sản phụ dọa sinh non hoặc sinh non. Ngoài ra, đau đối với cơ thể cũng được xem như là một dạng stress. Khi stress liên tục kéo dài có thể làm tăng cơn gò tử cung. Nếu cơn gò tử cung xuất hiện cường độ dày đặc sẽ làm giảm lượng Oxy đến cho thai nhi. 

Nếu gây tê ngoài màng cứng có ảnh hưởng gì đến thần kinh tọa không?

Do gây tê trong sản khoa là gây tê ngoài màng cứng, thông qua đó, bác sĩ sẽ phong bế cảm giác của vùng thần kinh chi phối vùng đáy chậu, chi dưới. Tuy nhiên, do chị đã có tiền căn mắc đau thần kinh tọa trước đó, tôi đề nghị chị nên đo lại điện cơ vùng chi dưới để xác định rễ thần kinh nào tổn thương. Khi xác định được vùng tổn thương thì bác sĩ gây mê sẽ né vùng đó ra khi tiến hành gây tê ngoài màng cứng để tránh làm tăng thêm gánh nặng cho vùng thần kinh bị tổn thương.

Phương pháp điều trị gây tê ngoài màng cứng

Lời khuyên của Bác sĩ:Tốt nhất chị nên đi khám ở phòng khám Nội thần kinh để được chẩn đoán và tiên lượng nguy cơ tái phát đau thần kinh tọa. Từ đó, các Bác sĩ sẽ đề nghị các biện pháp phòng chống phù hợp tích cực, phù hợp với thể trạng của chị.

Cách phòng tránh đau thần kinh tọa tái phát?

Cách phòng tránh đau thần kinh tọa nói chung khá nhiều. Tuy nhiên, để áp dụng cho sản phụ thì lại khá hạn chế. Do các bài tập cho người bị đau thần kinh tọa thường chú trọng luyện tập vào vùng cơ thắt lưng, đáy chậu. Những bài tập vào vùng này nếu tập trên phụ nữ có thai sẽ làm tăng các nguy cơ thai kỳ như:

  • Nhau bong non
  • Dọa sảy thai
  • Sảy thai

Do đó, thay vì quá lo lắng về vấn đề đau thần kinh tọa tái phát thì chị nên:

- Giữ đầu óc thư giãn thoải mái: 

Giữ đầu óc thư giãn không chỉ giúp bạn giảm stress mà còn có thể làm giảm nguy cơ mắc các bệnh lý Tâm thần chu sinh như: Trầm cảm trong thai kỳ, Trầm cảm sau sinh, Loạn thần sau sinh, Hội chứng Baby Blues.

- Tập yoga, thể dục dành cho bầu:

Các hoạt động này được chứng minh là rất hữu ích cho phụ nữ mang thai. Chúng không chỉ giúp chị giảm căng thẳng mà còn có thể giúp bạn rèn luyện sức khỏe, chuẩn bị cho chuyến “vượt cạn” sắp tới. Đồng thời, việc tập luyện thể thao nhẹ trong thai kỳ cũng có thể giúp bạn kiểm soát cân nặng, phòng tránh việc tăng cân quá nhanh và Đái tháo đường Thai kỳ.

- Thay đổi tư thế thường xuyên:

Việc giữ một tư thế lâu dù đứng hay nằm đều không tốt cho cột sống thắt lưng của bạn, đặc biệt là khi mang thai - trọng tâm cơ thể bị thay đổi. Việc thay đổi tư thế thường xuyên sẽ giúp các cơ thư giãn, hạn chế căng cơ.

- Chế độ ăn uống hợp lý:

Chế độ ăn uống bổ sung nhiều acid Folic, Sắt và khoáng chất sẽ giúp bạn mau hồi phục sau sinh hơn.

- Sử dụng các gối nệm hỗ trợ dành cho Thai phụ:

Độ cong sinh lý thắt lưng của phụ nữ thay đổi nhiều khi mang thai. Việc sử dụng các gối nệm hỗ trợ sẽ giúp cơ thể bạn phần nào được nâng đỡ và làm quen với áp lực mới do “niềm vui mới” mang lại.

Chúc bạn sớm Mẹ tròn con vuông!



Bác sĩ khám, điều trị

Nguyễn Văn Hào

Thạc sĩ Nguyễn Văn Hào

Khoa: Cơ xương khớp, Nội thần kinh, Ngoại thần kinh

Nơi làm việc: Phòng Quân y – Bộ Tư lệnh Pháo binh

Kinh nghiệm: 22 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa cấp 2

Đỗ Trung Thành

Bác sĩ Đỗ Trung Thành

Khoa: Cơ xương khớp

Nơi làm việc: Bệnh Viện 115

Kinh nghiệm: 16 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Thông tin thêm về Đau thần kinh tọa

Chia sẻ: Bệnh đau dây thần kinh tọa có di truyền không?
Chào Bác sĩ, năm nay tôi 30 tuổi, từng mắc đau thần kinh tọa 1 năm trước. Hiện tại, tôi đang có kế hoạch có em bé. Gia đình tôi...
Đau thần kinh tọa có nguy hiểm không
1. Đau thần kinh tọa là gì? 2. Biểu hiện của cơn đau thần kinh tọa 3. Nguyên nhân gây ra cơn đau thần kinh tọa 4. Khi nào đau thần kinh tọa trở...
Các bài tập chữa đau thần kinh tọa
Các chuyên gia thấy rằng cách tốt nhất để làm giảm đa số cơn đau thần kinh toạ là thực hiện “bất kì động tác giãn cơ nào xoay...
Đau thần kinh tọa có nên tập thể dục không
Hầu hết bệnh nhân bị đau thần kinh tọa cấp tính có tiên lượng thuận lợi nhưng khoảng 20% -30% vẫn còn tồn tại vấn đề sau một hoặc hai năm. Việc chẩn đoán...
Đau thần kinh tọa kiêng ăn gì
Đau thần kinh tọa là gì Đau thần kinh tọa (Sciatica pain) là các cơn đau dọc theo đường đi của dây thần kinh tọa khi bị tổn thương hoặc chèn ép:...

Đánh giá bài viết Gửi đánh giá

  • Đặng Phong

    Cảm ơn những chia sẻ hữu ích của bác sĩ ạ.

    17/04/2019
Hải Yến (17/04/2019)
Tôi đã khỏi đau thần kinh tọa, nhưng nếu mang thai thì liệu có bị tái phát không bác sĩ.
Hello Doctor (17/04/2019)
Chào bạn, như đã trình bày trong bài viết, khi mang thai khả năng tái phát bệnh là khá cao. Bạn nên áp dụng một số các biện pháp phòng ngừa mà chúng tôi đã đưa ra để phòng tránh. Bên cạnh đó, nên tham vấn thêm ý kiến của bác sĩ điều trị cho bạn.

Bình luận, đặt câu hỏi

Các thông tin cá nhân của bạn sẽ không bị công khai

Nội dung