Bệnh trầm cảm khi mang thai và các dấu hiệu nhận biết
Theo thống kê, 14% đến 23% phụ nữ bị trầm cảm khi mang thai. Đây là bệnh lý ngày càng trở nên phổ biến ở các bà bầu do nhiều nguyên nhân khác nhau. Nếu không được phát hiện kịp thời và có cách xử trí hợp lý, trầm cảm trước sinh có thể ảnh hưởng đến cả sức khỏe của bà bầu và thai nhi.
Dấu hiệu nhận biết bệnh trầm cảm nói chung đã từng được chúng tôi trình bày trong bài Dấu hiệu bệnh trầm cảm. Còn trong bài viết này, chúng tôi sẽ đi sâu tìm hiểu hơn vào bệnh trầm cảm khi mang thai. Nếu bạn cảm thấy cần được bác sĩ tư vấn ngay thì vui lòng gọi đến số hotline 0886006167
Những thông tin bạn có thể tham khảo trong bài viết:
- Nguyên nhân bệnh trầm cảm khi mang thai
- Dấu hiệu bệnh trầm cảm khi mang thai
- Biến chứng của bệnh trầm cảm khi mang thai
===
Bác sĩ tham vấn thông tin và hỗ trợ khám bệnh:
✍ Sài Gòn: Các bác sĩ Bv Tâm Thần HCM, Đại Học Y Dược, Đại học Phạm Ngọc Thạch
✍ Hà Nội: Viện Tâm Thần Bạch Mai- Đại Học Quốc Gia (khoa Y) - Đại Học Y Hà Nội.
✍ Đà Nẵng: Bệnh viện tâm thần Đà Nẵng.
☎ Gọi điện tư vấn miễn phí và hẹn khám Bác sĩ: 19001246
===
1. Nguyên nhân gây ra bệnh trầm cảm khi ở bà bầu
Có nhiều nguyên nhân dẫn đền trầm cảm khi mang thai ở bà bầu, trong đó các nguyên nhân chính bao gồm:
Thay đổi hormone
Hormone ảnh hưởng trực tiếp đến các chất hóa học kiểm soát cảm xúc và tâm trạng. Những biến động của hormone ở phụ nữ có thai dẫn đến việc họ bị trầm cảm.
Di truyền
Chứng trầm cảm cũng có thể bị di truyền. Nếu gia đình bạn có người có tiền sử bị trầm cảm hay rối loạn cảm xúc, bạn cũng có thể trở nên nhạy cảm hơn và dễ bị trầm cảm hơn khi mang thai. Để hiểu rõ hơn vấn đề này, bạn có thể xem tại bài viết Trầm cảm có di truyền không.
Mang thai khi tuổi đời còn trẻ
Các nghiên cứu về bệnh trầm cảm ở phụ nữ chỉ ra rằng phụ nữ trẻ mang thai có nguy cơ mắc trầm cảm cao hơn phụ nữ ở các độ tuổi lớn hơn.
Phụ nữ bị lạm dụng
Bị lạm dụng sức lao động, tình dục, bị đối xử thiếu tôn trọng có thể khiến phụ nữ mang thai nhạy cảm, bất lực và cô lập. Đó là những nguyên nhân trực tiếp khiến họ gặp trầm cảm.
Rối loạn tuyến giáp
Đây vẫn là vấn đề liên quan đến hormone. Tuyến giáp chính là nơi sản sinh ra hormone ảnh hưởng đến sự thay đổi nội tiết tố lớn của phụ nữ. Một khi tuyến giáp bị rối loạn, họ cũng bị trầm cảm.
>>>Bạn có thể xem thêm một số nguyên nhân khác gây ra bệnh trầm cảm tại Nguyên nhân gây ra bệnh trầm cảm.
_____________________________
☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246
☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor
☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor
HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG
_____________________________
Có nhiều nguyên nhân gây ra bệnh trầm cảm khi mang thai
2. Các dấu hiệu, biểu hiện và triệu chứng của bệnh trầm cảm khi mang thai
Rất khó để chẩn đoán bệnh trầm cảm khi mang thai vì các triệu chứng của bệnh trầm cảm ở các mẹ bầu thường không rõ ràng, dễ nhầm lẫn với các triệu chứng thai nghén (thèm ngủ, thay đổi ăn uống, không có hứng thú tình dục, lo lắng, mất khả năng tập trung và bất ổn định về cảm xúc,...). Bà bầu cần chú ý đến mức độ thay đổi cảm xúc tiêu cực của mình như luôn thấy buồn và thất vọng trong thời gian dài, lo lắng cùng cực, sợ hãi,... để thăm khám kịp thời. Bằng cách đảm bảo được sinh hoạt hàng ngày khoa học, ăn uống đủ dinh dưỡng và chăm sóc bản thân tốt,... bà bầu có thể thoát khỏi trầm cảm khi mang thai.
Nếu có bất kỳ triệu chứng nào dưới đây xảy ra mỗi ngày trong cùng một khoảng thời gian là 2 tuần, bạn hãy đi gặp bác sĩ:
- Tâm trạng buồn bã, bồn chồn hoặc chán nản
- Khóc nhiều
- Không quan tâm đến các hoạt động mà bạn đã từng hứng thú
- Không muốn gần gũi với bạn bè và gia đình
- Suy nghĩ thiếu tập trung hoặc khó đưa ra quyết định
- Thừa cân quá nhiều hoặc sụt cân
- Thèm ăn vặt hoặc không có cảm giác ăn uống ngon miệng
- Đau đầu, đau bụng
- Khó ngủ, hoặc ngủ quá nhiều
- Có ý nghĩ về cái chết hoặc tự sát
- Không đi khám thai và làm theo những chỉ dẫn y tế dành cho bà bầu
- Sử dụng các chất độc hại như thuốc lá, rượu và ma túy
_____________________________
☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246
☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor
☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor
HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG
_____________________________
Buồn bã, bồn chồn, không muốn gần gũi với ai,... là những dấu hiệu của bệnh trầm cảm ở phụ nữ
3. Biến chứng của bệnh trầm cảm trước sinh
Một số phụ nữ không điều trị bệnh trầm cảm trong giai đoạn mang thai có thể gặp các biến chứng nguy hiểm cho mình và thai nhi. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, trầm cảm khi mang thai có thể dẫn đến việc sinh non, trẻ sơ sinh bị nhẹ cân, tiểu đường thai kỳ, nếu bệnh nặng hơn có thể dẫn đến chậm phát triển ở thai nhi. Bên cạnh đó, trầm cảm khi mang thai có thể khiến phụ nữ bị trầm cảm sau khi sinh, gây ảnh hưởng không nhỏ đến tâm lý người phụ nữ và sự phát triển bình thường của em bé có mẹ bị trầm cảm.
Tham khảo thêm: Điều trị bệnh trầm cảm khi mang thai.
Các mẹ bầu không nên chủ quan khi nhận thấy mình có các dấu hiệu của bệnh trầm cảm. Nếu những triệu chứng đó ảnh hưởng lớn đến tâm trạng cũng như sức khỏe của bạn, hãy đi khám ngay để sớm được điều trị. Bạn hãy liên hệ đến phòng khám của bác sĩ theo số 1900 1246 để được bác sĩ tư vấn cụ thể, chúng tôi sẵn sàng lắng nghe bạn.
Video trao đổi với chuyên gia tâm thần tại Hello Doctor Nguyễn Thi Phú về căn bệnh này.
Bác sĩ khám, điều trị
Thạc sĩ - Bác sĩ Lê Thành Nhân
Khoa: Tâm thần, Nội thần kinh
Nơi làm việc: Bệnh viện Chợ Rẫy
Kinh nghiệm: 7 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Thạc sĩ - Bác sĩ Nguyễn Thi Phú
Khoa: Tâm thần
Nơi làm việc: Bệnh viện Đại Học Y Dược
Kinh nghiệm: 21 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Khoa: Tâm thần
Nơi làm việc: Bệnh viện Tâm thần TP Hồ Chí Minh
Kinh nghiệm: 23 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Khoa: Tâm thần
Nơi làm việc: Trung tâm Pháp Y Tâm thần Khu vực TP. Hồ Chí Minh
Kinh nghiệm: 15 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Bác sĩ Chuyên khoa II Vũ Thị Lan
Khoa: Tâm thần
Nơi làm việc: Bệnh viện tuyến Trung Ương
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Bác sĩ Chuyên khoa II Phạm Công Huân
Khoa: Tâm thần
Nơi làm việc: Bệnh viện tuyến Trung Ương
Kinh nghiệm: 12 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Khoa: Tâm thần
Nơi làm việc: Bệnh viện Tâm thần thành phố Đà Nẵng
Kinh nghiệm: 19 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Thạc sĩ - Bác sĩ nội trú Lê Thị Phương Thảo
Khoa: Tâm thần
Nơi làm việc: Bệnh viện tuyến Trung Ương
Kinh nghiệm: 11 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Bình luận, đặt câu hỏi