Nhịp nhanh nhĩ

Nhịp nhanh nhĩ

Nhịp nhanh nhĩ là một căn bệnh hiếm gặp. Những cơn nhịp nhanh nhĩ có thể xuất hiện đột ngột và kéo dài mà không có dấu hiệu báo trước khiến cho người bệnh rất khó để đề phòng.

1. Nhịp nhanh nhĩ là bệnh gì

2. Triệu chứng của bệnh nhịp nhanh nhĩ

3. Nguyên nhân gây ra bệnh nhịp nhanh nhĩ

4. Biến chứng của bệnh nhịp nhanh nhĩ

5. Điều trị bệnh nhịp nhanh nhĩ

6. Phòng chống bệnh nhịp nhanh nhĩ

7. Bác sĩ điều trị

8. Chia sẻ của bệnh nhân

1. Nhịp nhanh nhĩ là bệnh gì?

Nhịp nhanh nhĩ (tên tiếng Anh là Atrial Tachycardia) là kiểu nhịp nhanh trên thất ít gặp nhất. Tình trạng này thường gặp ở trẻ em có bệnh tim bẩm sinh, nhất là những trẻ đã từng phẫu thuật tim. Nhịp nhanh nhĩ cũng có thể khởi phát bởi nhiễm trùng, do thuốc hoặc dùng rượu bia. Ở một vài người, nhịp nhanh nhĩ gia tăng trong thời kì mang thai hoặc do tập thể dục. Các cơn nhịp nhanh nhĩ thường bắt đầu chậm, tăng dần lên hơn 100 nhịp/phút trước khi trở về bình thường khoảng 60 – 80 nhịp/phút. Trong một vài trường hợp, những cơn nhịp nhanh nhĩ này xuất hiện một cách đột ngột hoặc kéo dài liên tục. 

2. Các dấu hiệu, biểu hiện và triệu chứng của bệnh nhịp nhanh nhĩ

Các triệu chứng thường gặp của cơn nhịp nhanh nhĩ là:

Bác sĩ tham vấn thông tin:

✍ Các bác sĩ Tim Mạch Hello Doctor 

☎ Gọi Bác sĩ

유 Chat Bác sĩ trên Facebook

3. Nguyên nhân gây ra bệnh nhịp nhanh nhĩ

Nhịp nhanh nhĩ xảy ra khi các xung điện trong tâm nhĩ được khởi phát bất thường. Điều này ảnh hưởng tới các xung điện truyền ra từ nút xoang – máy tạo nhịp tự nhiên của cơ thể - làm cho nhịp tim của bạn tăng lên, ngăn cản tim bạn có đủ thời gian để được bơm đầy máu trước khi tống máu ra khỏi tim tới các cơ quan khác trong cơ thể. Kết quả là các cơ quan đó không nhận đủ máu nuôi và gây nên những triệu chứng kể trên.

Yếu tố nguy cơ mắc bệnh nhịp nhanh nhĩ

Một số yếu tố khiến cho bạn có nguy cơ mắc bệnh nhịp nhanh nhĩ cao hơn đó là: 

4. Biến chứng của bệnh nhịp nhanh nhĩ

Biến chứng của cơn nhịp nhanh nhĩ thay đổi tùy theo tần số nhịp tim và thời gian diễn ra cơn nhịp tim nhanh bất thường. Nó cũng phụ thuộc và bệnh tim trước đó của bạn. Một số người có cơn nhịp nhanh nhĩ có thể có nguy cơ xuất hiện cục máu đông gây nhồi máu cơ tim hoặc đột quỵ. Trong các trường hợp hiếm, biến chứng của nhịp nhanh nhĩ có thể là suy tim sung huyết và bệnh cơ tim.

5. Điều trị bệnh nhịp nhanh nhĩ

Chuẩn bị trước khi đi khám

Nếu bạn nghĩ mình đang có các triệu chứng của nhịp nhanh nhĩ, hãy đi khám bác sĩ càng sớm càng tốt. Nếu bệnh này được chẩn đoán sớm thì quá trình điều trị sẽ dễ dàng và có hiệu quả hơn.

Nếu bạn gặp một cơn nhịp nhanh nhĩ kéo dài trên vài phút hoặc có đi kèm với các triệu chứng như ngất, khó thở hoặc đau ngực, hãy gọi cấp cứu ngay lập tức hoặc nhờ ai đó chở bạn tới cơ sở y tế gần nhất.

Trước khi đi khám bác sĩ, bạn nên chuẩn bị sẵn những thông tin dưới đây để giúp bác sĩ nắm sơ các thông tin về các triệu chứng bạn đang có:

  • Biết được cần kiêng cử điều gì vì bác sĩ có thể cho bạn làm các xét nghiệm máu yêu cầu bạn phải nhịn ăn.
  • Viết lại bất kì các triệu chứng bạn đang gặp, bao gồm những triệu chứng có vẻ không liên quan tới các rối loạn nhịp tim
  • Viết lại các thông tin cá nhân chính, bao gồm tiền sử bệnh tim trong gia đình, đột quỵ, tăng huyết áp, đái tháo đường và bất kì căng thẳng hoặc các thay đổi gần đây trong cuộc sống của bạn
  • Lập danh sách tất cả các thuốc, vitamin và thuốc bổ bạn đang sử dụng
  • Đưa 1 thành viên trong gia đình hoặc một người bạn đi chung với bạn. Họ sẽ giúp bạn ghi nhớ các thông tin được cung cấp trong buổi khám bệnh, tránh trường hợp bạn quên hoặc bỏ sót các thông tin quan trọng.
  • Viết lại các câu hỏi cần hỏi bác sĩ

Chẩn đoán

Để chẩn đoán nhịp nhanh nhĩ, bác sĩ có thể cho bạn làm một vài xét nghiệm dưới đây để cung cấp thêm thông tin về tình trạng cơ thể bạn:

  • Xét nghiệm máu để kiểm tra chức năng tuyến giáp, bệnh tim hoặc các bệnh khác có thể kích hoạt cơn nhịp nhanh nhĩ.
  • Đo điện tim (đo ECG) để đo các hoạt động điện trong tim và đo thời gian của mỗi nhịp tim.
  • Đo điện tim Holter: dùng để ghi lại hoạt động điện của tim trong vòng 24 giờ.
  • Siêu âm tim để ghi lại hình ảnh, cấu trúc và chuyển động của tim.

Ngoài các xét nghiệm trên, bác sĩ có thể kích hoạt cơn nhịp nhanh nhĩ bằng các xét nghiệm dưới đây:

  • Xét nghiệm gắng sức: thường được làm trên máy đi bộ hoặc xe đạp cố định và theo dõi hoạt động của tim.
  • Đo hoạt động điện sinh lý của tim, cho phép bác sĩ thấy được vị trí chính xác của cơn rối loạn nhịp tim.

Điều trị bệnh nhịp nhanh nhĩ

Điều trị 

Điều trị nhịp nhanh nhĩ phụ thuộc vào mức độ nặng của bệnh và các yếu tố kích hoạt cơn nhịp nhanh nhĩ. Ngoài ra để kiểm soát các bệnh bệnh có thể kích hoạt cơn nhịp nhanh nhĩ của bạn, bác sĩ có thể khuyên bạn thực hiện các thủ thuật sau:

  • Nghiệm pháp phế vị: bạn có thể tạm thời làm chậm nhịp tim bằng cách nín thở và ngâm mặt vào nước đá hoặc ho.
  • Dùng thuốc: bác sĩ có thể cho bạn dùng thuốc để kiểm soát nhịp tim hoặc khôi phục nhịp tim về mức bình thường.
  • Chuyển nhịp: nếu tình trạng loạn nhịp tim của bạn không đáp ứng với nghiệm pháp phế vị hoặc dùng thuốc và nguyên nhân gây ra cơn nhịp nhanh không thể xác định và không thể điều trị được, bác sĩ có thể cho bạn thực hiện chuyển nhịp bằng dòng điện. Trong thủ thuật chuyển nhịp bằng dòng điện, bác sĩ sẽ đưa máy kích điện lên ngực và cho dòng điện chạy qua. Dòng điện này sẽ ảnh hưởng tới các xung điện trong tim và có thể khôi phục nhịp tim bình thường.
  • Cắt bỏ mô bệnh bằng ống thông: thủ thuật này được thực hiện khi có một con đường dẫn điện bất thường làm tăng nhịp tim. Bác sĩ sẽ luồn một ống thông vào đùi hay cổ rồi đưa lên tim theo các mạch máu. Các điện cực ở đầu ống thông có thể dùng nhiệt, năng lượng cực kì lạnh hay năng lượng của sóng vô tuyến để cắt bỏ mô bệnh bất thường.
  • Đặt máy tạo nhịp: nếu bạn gặp các cơn nhịp nhanh nhĩ thường xuyên và tất cả các lựa chọn điều trị trên không thành công, bác sĩ có thể cân nhắc đặt máy tạo nhịp để tạo các xung động điện bình thường cho tim của bạn. Với những người có cơn nhịp nhanh nhĩ, thủ thuật này thường được sử dụng sau thủ thuật cắt nút nhĩ thất bằng ống thông.

Biện pháp tự chăm sóc

Ngoài việc điều trị bằng các cách đã kể trên, bạn có thể giữ cho trái tim của mình được khỏe mạnh bằng các thay đổi lối sống của mình:

  • Ăn các loại thức ăn có lợi cho tim, ăn ít muối và chất béo đông, ăn nhiều trái cây, rau quả và ngũ cốc nguyên cám.
  • Tập thể dục thường xuyên và gia tăng các hoạt động thể lực.
  • Ngưng hút thuốc
  • Duy trì cân nặng có lợi cho sức khỏe
  • Giữ huyết áp và mức cholesterol máu trong tầm kiểm soát
  • Uống rượu bia điều độ
  • Đi tái khám đầy đủ theo hẹn

6. Phòng chống bệnh nhịp nhanh nhĩ

Để phòng tránh các cơn nhịp nhanh nhĩ, bạn phải xác định được nguyên nhân gây ra nó. Hãy thử các cách sau để phòng ngừa chúng:

  • Ăn uống lành mạnh, điều độ, ăn các loại thức ăn có lợi cho tim mạch
  • Tăng hoạt động thể lực
  • Tránh hút thuốc lá
  • Duy trì cân nặng có lợi cho sức khỏe
  • Hạn chế hoặc không uống rượu bia
  • Giảm căng thẳng
  • Nghỉ ngơi hợp lý
  • Tránh sử dụng các chất kích thích hoặc dùng thuốc bừa bãi

Đối với những người có cơn nhịp nhanh nhĩ, uống cà phê điều độ sẽ không kích hoạt cơn nhịp tim nhanh. Theo dõi nhịp tim, các triệu chứng cũng như các hoạt động khác trong cơn nhịp tim nhanh và ghi nhật kí để xác định được những thứ có thể làm bạn vào cơn nhịp nhanh nhĩ.

Bệnh nhịp nhanh nhĩ nên được điều trị sớm để tránh những biến chứng nguy hiểm. Bạn có thể liên hệ đặt khám với các bác sĩ của Hello Doctor để nhận được sự hỗ trợ và giúp đỡ qua số điện thoại 1900 1246.

Bác sĩ khám, điều trị

Phan Thị Kim Ngân

Thạc sĩ - Bác sĩ Phan Thị Kim Ngân

Khoa: Tim mạch

Nơi làm việc: Bệnh viện Viện Tim Hồ Chí Minh

Kinh nghiệm: 18 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Đánh giá, chia sẻ Gửi đánh giá

  • Nguyễn Thanh Hà

    Dạo gần đây bố tôi hay hoa mắt chóng mặt, đau tức ngực. Đi khám thì bác sĩ bảo bị nhịp nhanh nhĩ. Tôi tìm hiểu thông tin thì mới biết đến bài viết. Tôi đã rõ hơn về căn bệnh của bố tôi. Cảm ơn bác sĩ.

    05/10/2017
  • Vân Dung

    Tôi đang mắc bệnh nhịp nhanh nhĩ dạng nhẹ. Tôi sẽ thử áp dụng những phương pháp chăm sóc mà bác sĩ đã đưa ra.

    28/09/2017

Bình luận, đặt câu hỏi

Các thông tin cá nhân của bạn sẽ không bị công khai

Nội dung

Đọc thêm

Bài viết đang được cập nhật...