Hội chứng mạch vành cấp tính
Hội chứng mạch vành cấp tính thường gây đau ngực hoặc khó chịu ở ngực nghiêm trọng. Đây là trường hợp cấp cứu cần được chẩn đoán và điều trị khẩn cấp.
1. Hội chứng mạch vành cấp tính
2. Triệu chứng của hội chứng mạch vành cấp tính
3. Tác hại của hội chứng mạch vành cấp tính
4. Nguyên nhân gây ra hội chứng mạch vành cấp tính
5. Điều trị hội chứng mạch vành cấp tính
1. Hội chứng mạch vành cấp tính là gì?
Hội chứng mạch vành cấp tính(tên tiếng anh là Acute Coronary Syndrome) là một thuật ngữ được sử dụng để mô tả một loạt các tình trạng liên quan đến giảm lưu lượng máu đi tới tim đột ngột.
Một trong những tình trạng của hội chứng mạch vành cấp tính đó là nhồi máu cơ tim (đau tim) - khi tế bào chết dẫn đến các mô tim bị tổn thương hoặc phá huỷ. Ngay cả khi hội chứng mạch vành cấp không gây chết tế bào, lưu lượng máu giảm làm thay đổi chức năng của tim và gây nguy cơ cao dẫn đến nhồi máu cơ tim.
Mục tiêu điều trị bao gồm cải thiện lưu lượng máu, điều trị các biến chứng và ngăn ngừa các vấn đề xảy ra trong tương lai.
2. Các dấu hiệu, biểu hiện và triệu chứng của hội chứng mạch vành cấp tính
Các dấu hiệu và triệu chứng của hội chứng mạch vành cấp thường bắt đầu đột ngột, các dấu hiệu bao gồm:
- Đau ngực (đau thắt ngực) hoặc khó chịu ở ngực, thường được mô tả là đau, nặng ngực, cảm giác như thắt hoặc đốt
- Đau lan từ ngực đến vai, cánh tay, bụng trên, lưng, cổ hoặc hàm
- Buồn nôn hoặc nôn
- Khó tiêu
- Khó thở
- Vã mồ hôi nhiều và đột ngột
- Cảm giác quay cuồng, chóng mặt hoặc ngất xỉu
- Mệt mỏi bất thường hoặc không giải thích được
- Cảm thấy bồn chồn hoặc sợ hãi
Tuy khó chịu ở ngực hoặc đau ngực là triệu chứng phổ biến nhất liên quan đến hội chứng mạch vành cấp, nhưng các dấu hiệu và triệu chứng có thể rất khác nhau tùy theo độ tuổi, giới tính và các bệnh đồng mắc. Những người không đau ngực hoặc khó chịu ngực nhưng có thể có dấu hiệu và triệu chứng khác là phụ nữ, người già và người bị bệnh đái tháo đường.
Khi nào nên đi khám bác sĩ?
Hội chứng động mạch vành cấp là một trường hợp cấp cứu, và khó chịu ở ngực hoặc đau ngực có thể biểu lộ một số tình trạng đe dọa đến tính mạng nghiêm trọng. Hãy gọi cấp cứu để được chẩn đoán và chăm sóc thích hợp. Đừng tự lái xe đến phòng cấp cứu.
Bác sĩ tham vấn thông tin:
✍ Các bác sĩ Mạch Máu Hello Doctor
3. Tác hại của hội chứng mạch vành cấp tính
Hội chứng mạch vành cấp tính là một trường hợp cấp cứu nguy hiểm và đe dọa tới tính mạng của người bệnh nếu không được điều trị kịp thời.
4. Nguyên nhân gây ra hội chứng mạch vành cấp tính
Hội chứng mạch vành cấp thường xuất phát từ sự tích tụ các lắng đọng mỡ (mảng bám) bên trong và trên các thành động mạch vành, mạch máu cung cấp oxy và dưỡng chất cho cơ tim.
Khi một mảng bám lắng đọng vỡ hoặc tách ra, sẽ hình thành cục máu đông. Cục máu đông này làm tắc nghẽn sự lưu thông máu tới cơ tim.
Khi lượng ôxy cung cấp cho tế bào quá thấp, các tế bào cơ tim có thể chết. Sự chết tế bào - dẫn đến tổn thương các mô cơ - hình thành một cơn đau tim (nhồi máu cơ tim).
Ngoài ra, ngay cả khi không có tế bào chết, không cung cấp oxy đủ cũng có thể làm cho cơ tim không hoạt động chính xác và hiệu quả. Sự rối loạn chức năng này có thể là tạm thời hoặc vĩnh viễn. Khi hội chứng mạch vành cấp không dẫn đến sự chết tế bào, được gọi là đau thắt ngực không ổn định.
Yếu tố nguy cơ gây ra hội chứng mạch vành cấp
Các yếu tố nguy cơ của hội chứng mạch vành cấp cũng giống như các loại bệnh tim khác, bao gồm:
- Tuổi cao (trên 45 tuổi đối với nam giới và trên 55 tuổi đối với phụ nữ)
- Huyết áp cao
- Cholesterol máu cao
- Hút thuốc lá
- Ít tập thể dục
- Chế độ ăn uống không lành mạnh
- Béo phì hoặc thừa cân
- Đái tháo đường
- Tiền sử gia đình đau ngực, bệnh tim hoặc đột quỵ
- Đối với phụ nữ, tiền sử tăng huyết áp, tiền sản giật hoặc tiểu đường trong thai kỳ
5. Các cách điều trị hội chứng mạch vành cấp tính
Chẩn đoán
Nếu bạn có dấu hiệu hoặc triệu chứng liên quan đến hội chứng mạch vành cấp, bác sĩ cấp cứu có thể sẽ yêu cầu một số xét nghiệm. Các xét nghiệm sẽ được thực hiện trong khi bác sĩ hỏi bạn về các triệu chứng hoặc tiền sử y tế của bạn. Các xét nghiệm bao gồm:
- Điện tâm đồ (ECG: Xét nghiệm này đo hoạt động điện của tim thông qua điện cực gắn vào da. Các bất thường hoặc loạn nhịp có thể biểu lộ chức năng tim kém đi do thiếu oxy đến tim. Một số kiểu tín hiệu điện có thể biểu lộ vị trí tắc nghẽn chung chung. Xét nghiệm có thể được lặp lại nhiều lần.
- Xét nghiệm máu: Một số enzyme có thể phát hiện trong máu nếu sự chết tế bào dẫn đến tổn thương mô tim. Kết quả dương tính cho biết có một cơn đau tim.
Thông tin từ hai xét nghiệm này cũng như các dấu hiệu và triệu chứng có thể cung cấp cơ sở chủ yếu để chẩn đoán hội chứng mạch vành cấp và có thể xác định phân loại các tình trạng như là nhồi máu cơ tim hay đau thắt ngực không ổn định.
Các xét nghiệm khác có thể được chỉ định để biểu thị đặc điểm của bệnh rõ ràng hơn, loại trừ các nguyên nhân khác gây ra các triệu chứng hoặc kết hợp giữa chẩn đoán và can thiệp điều trị.
- Chụp động mạch vành: Thủ thuật này sử dụng hình ảnh tia X để khảo sát mạch máu của tim. Một ống dài, nhỏ (ống thông) được luồn vào một động mạch, thường là ở cánh tay hoặc háng, tới các động mạch trong tim. Thuốc nhuộm dạng lỏng, có thể được hiển thị bằng tia X, được bơm vào qua ống thông tới động mạch của bạn. Nhiều hình ảnh tia X của tim có thể bộc lộ sự tắc nghẽn hoặc hẹp động mạch. Ống thông cũng có thể được sử dụng khi điều trị.
- Siêu âm tim: Siêu âm tim sử dụng sóng âm, hướng về tim bạn qua một thiết bị giống như cây đũa, tạo ra một hình ảnh hoạt động của tim. Siêu âm tim có thể giúp xác định tim bơm máu phù hợp hay không.
- Xạ hình tưới máu cơ tim (MPI): Xét nghiệm này cho thấy khả năng cung cấp máu cho cơ tim của bạn tốt như thế nào. Một lượng chất phóng xạ nhỏ và an toàn được tiêm vào máu của bạn. Máy ảnh chuyên dụng sẽ phát hiện ra máu khi nó di chuyển qua tim để biết liệu lượng máu có đủ chảy qua cơ tim không và nơi nào lưu lượng máu giảm.
- Chụp cắt lớp vi tính mạch máu (CT): Sử dụng kĩ thuật tia X chuyên dụng có thể tạo ra nhiều hình ảnh - lát cắt ngang 2-D – của tim. Những hình ảnh này có thể phát hiện các động mạch vành bị hẹp hoặc tắc nghẽn.
- Xét nghiệm gắng sức: Xét nghiệm gắng sức đánh giá mức độ hoạt động của tim khi tập thể dục - khi tim bạn cần phải làm việc chăm chỉ hơn. Trong một số trường hợp, bạn có thể sử dụng thuốc để tăng nhịp tim thay vì tập thể dục. Xét nghiệm này chỉ được thực hiện khi không có triệu chứng rõ ràng về hội chứng mạch vành cấp hoặc có bệnh tim nguy cơ đe dọa đến tính mạng trong lúc nghỉ. Trong quá trình xét nghiệm gắng sức, chức năng tim có thể được đánh giá bằng ECG, siêu âm tim hoặc xạ hình tưới máu cơ tim.
Điều trị
Mục tiêu điều trị ban đầu là giảm đau và tình trạng nguy kịch, cải thiện máu lưu thông và phục hồi chức năng tim một cách nhanh nhất và tốt nhất có thể. Mục tiêu điều trị dài hạn là cải thiện tổng thể chức năng tim, kiểm soát các yếu tố nguy cơ và giảm nguy cơ nhồi máu cơ tim. Có thể kết hợp các thuốc và thủ thuật phẫu thuật để đạt được những mục tiêu này.
Thuốc
Tùy theo chẩn đoán của bạn, thuốc sử dụng cho trường hợp cấp cứu hoặc kiểm soát tình trạng đang tiếp diễn - và trong một số trường hợp là cả hai - có thể bao gồm:
Lưu ý rằng: những loại thuốc trên chỉ mang tính chất tham khảo. Chỉ sử dụng khi đã nhận được sự chỉ định của bác sĩ.
Điều trị hội chứng mạch vành cấp tính
Kết quả điều trị hội chứng mạch vành cấp tính
Phẫu thuật và các thủ thuật khác
Nếu thuốc không đủ để phục hồi lưu lượng máu đến cơ tim, bác sĩ có thể đề nghị một trong các thủ thuật sau:
- Nong mạch vành và đặt stent: Trong thủ thuật này, bác sĩ chèn một ống nhỏ, dài (ống thông) vào động mạch bị tắc hoặc hẹp. Một dây kim loại gắn với một quả bóng xẹp hơi luồn qua ống thông đến vị trí hẹp. Bong bóng sau đó được bơm phồng, mở rộng động mạch bằng cách nén ép các mảng bám vào các thành mạch. Một ống lưới (stent) thường được để lại trong động mạch để giúp giữ cho động mạch mở.
- Phẫu thuật bắc cầu động mạch vành: Với thủ thuật này, bác sĩ phẫu thuật lấy một đoạn mạch máu từ một vị trí khác của cơ thể và tạo một đường máu mới đi vòng qua, hoặc bỏ qua đoạn động mạch vành bị tắc nghẽn.
Trong quá trình điều trị hội chứng mạch vành cấp tính, nếu bạn cần giúp đỡ, bạn có thể liên hệ đặt khám với các bác sĩ của Hello Doctor chúng tôi để nhận được sự hỗ trợ và giúp đỡ qua số điện thoại 1900 1246.
Bác sĩ khám, điều trị
Tiến sĩ - Bác sĩ Nguyễn Hoàng Bình
Khoa: Hô hấp, Mạch máu, Nội tiết, Ngoại lồng ngực
Nơi làm việc: Bệnh viện Chợ Rẫy
Kinh nghiệm: 32 năm
Vị trí: Trưởng khoa Ngoại Lồng Ngực - Mạch máu
Bình luận, đặt câu hỏi