Những điểm khác nhau giữa bệnh tự kỷ và trầm cảm

Những điểm khác nhau giữa bệnh tự kỷ và trầm cảm

Tuy trầm cảm và tự kỷ có những mối liên hệ với nhau nhưng đây lại là hai căn bệnh hoàn toàn khác biệt. Vậy sự khác nhau giữa bệnh tự kỷ và trầm cảm là gì? Hãy xem các chuyên gia Hello Doctor trả lời như thế nào nhé.

===

Bác sĩ tham vấn thông tin và hỗ trợ khám bệnh:

✍ Sài Gòn: Các bác sĩ Bv Tâm Thần HCM, Đại Học Y Dược, Đại học Phạm Ngọc Thạch

✍ Hà Nội: Viện Tâm Thần Bạch Mai- Đại Học Quốc Gia (khoa Y) - Đại Học Y Hà Nội.

✍ Đà Nẵng: Bệnh viện tâm thần Đà Nẵng.

☎ Gọi điện tư vấn miễn phí và hẹn khám Bác sĩ: 19001246

⌨ CHAT FACEBOOK

Tư vấn qua CHAT ZALO

===

Trước khi nhận xét về sự khác biệt giữa bệnh trầm cảm và bệnh tự kỷ, bạn nên có nắm được những thông tin cơ bản nhất về hau căn bệnh này.

1. Tìm hiểu về bệnh tự kỷ và trầm cảm

Khái niệm bệnh tự kỷ

Tự kỷ là một chứng bệnh bẩm sinh do rối loạn của hệ thần kinh, xuất hiện ngay từ những năm đầu đời, thường là trước 3 tuổi. Đó là kết quả của một loại rối loạn thần kinh làm thay đổi cách thức hoạt động của não. Những người có chứng tự kỷ thường gặp khó khăn trong tương tác xã hội cũng như giao tiếp bằng lời nói và hình thể.

Họ cũng có xu hướng quan tâm đến các hoạt động một cách hạn hẹp và lặp đi lặp lại. Vì vậy, sự phát triển mọi mặt về tâm lý và xã hội đều bị hạn chế.

Tự kỷ là một khuyết tật phát triển suốt đời, ảnh hưởng đến cách giao tiếp, quan hệ với người khác, và cách họ trải nghiệm thế giới xung quanh.

Nguyên nhân chính xác của chứng tự kỷ hiện vẫn chưa được biết rõ. Nghiên cứu về nguyên nhân cho thấy cơ chế di truyền đóng góp khoảng 90% khả năng gây bệnh tự kỷ phát triển ở trẻ em nhưng cơ chế di truyền của bệnh tự kỷ rất phức tạp. Có một số trường hợp hiếm gặp , bệnh tự kỷ liên quan đến các tác nhân gây khiếm khuyết khi sinh.

Nếu bạn quan tâm đến bệnh tự kỷ, bạn có thể tra cứu thêm thông tin về bệnh trong bài "Bệnh tự kỷ là gì".

_____________________________

Bác sĩ tư vấn và hẹn khám

☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246

☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor

☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor 

  HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG

_____________________________

Khái niệm bệnh trầm cảm

Trầm cảm là một rối loạn tâm trạng gây ra cảm giác buồn bã và mất hứng thú liên tục. Đây là một rối loạn tâm trạng phổ biến nhưng rất nghiêm trọng. Nó ảnh hưởng đến cách bạn cảm nhận, suy nghĩ và hành xử và có thể dẫn đến nhiều vấn đề về cảm xúc và thể chất. Bạn có thể gặp khó khăn khi thực hiện các hoạt động thường ngày, chẳng hạn như ngủ, ăn hoặc làm việc, và đôi khi bạn suy nghĩ đến việc tự tử. Để được chẩn đoán bị trầm cảm, các triệu chứng phải xảy ra trong ít nhất hai tuần.

Trầm cảm xuất phát từ nhiều nguyên nhân. Các tổn thương tinh thần sâu sắc hoặc nhẹ nhưng dai dẳng đều có thể gây trầm cảm. Điều này là do một số sự kiện tác động đến cách cơ thể phản ứng với những tình huống sợ hãi và căng thẳng. Trầm cảm cũng xuất phát từ di truyền.

Một số người có nguy cơ trầm cảm cao hơn những người khác, các yếu tố nguy cơ bao gồm:

  • Các sự kiện đau buồn trong cuộc sống như mai táng, ly hôn; các vấn đề công việc; mối quan hệ với bạn bè và gia đình; các vấn đề tài chính và lo lắng về bệnh tật.
  • Những người từng có chấn thương cuộc sống trước đây thường dễ bị tổn thương hơn.
  • Chấn thương thời thơ ấu.
  • Lạm dụng một số loại thuốc theo toa và chất kích thích.
  • Những bệnh mãn tính như tiểu đường, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính và bệnh tim mạch làm cho người bệnh dễ mắc trầm cảm hơn.

Nếu bạn muốn biết thêm thông tin về bệnh trầm cảm, bạn có thể xem tại "Bệnh trầm cảm là gì".

2. Điểm khác nhau giữa bệnh tự kỷ và trầm cảm

Dấu hiệu nhận biết tự kỷ

Các triệu chứng tự kỷ thường rõ ràng trong thời thơ ấu, từ 12 đến 24 tháng tuổi. Tuy nhiên, các triệu chứng cũng có thể xuất hiện sớm hơn hoặc muộn hơn. Các triệu chứng sớm có thể bao gồm sự phát triển chậm trễ rõ rệt về ngôn ngữ hoặc tương tác xã hội.

Dấu hiệu nhận biết tự kỷ

Triệu chứng tự kỷ được phân thành hai loại: các vấn đề về giao tiếp và tương tác xã hội, và các hành vi hoặc hoạt động bị hạn chế hoặc lặp đi lặp lại.

- Các vấn đề về giao tiếp và tương tác xã hội bao gồm:

  • Các vấn đề về giao tiếp, bao gồm cả những khó khăn khi chia sẻ cảm xúc, chia sẻ sở thích hoặc duy trì cuộc trò chuyện qua lại
  • Các vấn đề với giao tiếp phi ngôn ngữ, chẳng hạn như vấn đề duy trì liên lạc bằng mắt hoặc đọc ngôn ngữ cơ thể
  • Khó khăn trong việc phát triển và duy trì mối quan hệ

- Các hành vi hoặc hoạt động bị hạn chế hoặc lặp đi lặp lại bao gồm:

  • Các chuyển động lặp đi lặp lại và rập khuôn giọng nói.
  • Tuân thủ chặt chẽ các thói quen hoặc hành vi nhất định.
  • Tăng hoặc giảm độ nhạy cảm với thông tin cảm giác cụ thể từ môi trường xung quanh, chẳng hạn như phản ứng quá nhạy cảm với âm thanh.
  • Khó thích nghi những thay đổi khác với thường ngày.

Để chẩn đoán bệnh tự kỷ, một người phải hiển thị tất cả ba triệu chứng trong loại đầu tiên và ít nhất hai triệu chứng trong loại thứ hai.

_____________________________

Bác sĩ tư vấn và hẹn khám

☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246

☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor

☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor 

  HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG

_____________________________

Xem thông tin đầy đủ về chứng tự kỷ tại bài viết "Triệu chứng tự kỷ".

Dấu hiệu nhận biết trầm cảm

Nếu bạn đã trải qua một số dấu hiệu và triệu chứng bệnh trầm cảm sau đây hầu hết trong ngày, gần như mỗi ngày, trong ít nhất hai tuần, bạn có thể bị trầm cảm:

Dấu hiệu nhận biết trầm cảm

  • Tâm trạng buồn bã, lo lắng hoặc “trống rỗng” liên tục
  • Cảm giác tuyệt vọng, hay bi quan
  • Cáu gắt
  • Cảm giác tội lỗi, vô giá trị, hoặc bất lực
  • Mất hứng thú với sở thích và hoạt động thường ngày
  • Giảm năng lượng hoặc mệt mỏi
  • Di chuyển hoặc nói chậm hơn
  • Cảm thấy bồn chồn hoặc gặp khó khăn khi ngồi yên
  • Khó tập trung, ghi nhớ hoặc ra quyết định
  • Khó ngủ, thức dậy vào buổi sáng sớm hoặc ngủ quá nhiều
  • Sự thay đổi về trọng lượng
  • Suy nghĩ về cái chết hoặc tự tử, hoặc những nỗ lực tự tử
  • Đau nhức hoặc nhức đầu, đau đầu, chuột rút hoặc các vấn đề về tiêu hóa mà không có nguyên nhân thể chất rõ ràng

Mức độ nghiêm trọng và tần suất triệu chứng và thời gian kéo dài bao lâu tùy thuộc vào từng cá nhân và thể trạng bệnh của họ. Các triệu chứng cũng có thể thay đổi tùy theo giai đoạn của bệnh.

Xem thông tin đầy đủ về triệu chứng về bệnh tự kỷ tại bài viết "Triệu chứng trầm cảm".

Nhận xét của bác sĩ: Tự kỷ và trầm cảm đều là những căn bệnh về thần kinh gây ra hậu quả nghiêm trọng và rất khó để phát hiện. Tuy nhiên, mỗi chứng bệnh lại biểu hiện khác nhau do đó bạn cần phải theo dõi người bệnh, tìm hiểu thêm thông tin và sớm đưa người bệnh đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị bằng các phương pháp thích hợp.

Mặc dù bệnh có thể không được chữa khỏi hoàn toàn và phải điều trị lâu dài, nhưng việc điều trị có thể giúp kiểm soát các triệu chứng dễ dàng hơn. Bên cạnh đó, sự chăm sóc và quan tâm từ người thân và gia đình là yếu tố quan trọng giúp người bệnh hồi phục nhanh chóng và giúp họ cải thiện chất lượng cuộc sống. 



Bác sĩ khám, điều trị

Lê Thành Nhân

Thạc sĩ - Bác sĩ Lê Thành Nhân

Khoa: Tâm thần, Nội thần kinh

Nơi làm việc: Bệnh viện Chợ Rẫy

Kinh nghiệm: 7 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Nguyễn Thi Phú

Thạc sĩ - Bác sĩ Nguyễn Thi Phú

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Bệnh viện Đại Học Y Dược

Kinh nghiệm: 21 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Nguyễn Trọng Tuân

Bác sĩ Nguyễn Trọng Tuân

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Bệnh viện Tâm thần TP Hồ Chí Minh

Kinh nghiệm: 23 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Lê Duy

Bác sĩ Lê Duy

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Trung tâm Pháp Y Tâm thần Khu vực TP. Hồ Chí Minh

Kinh nghiệm: 15 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Vũ Ngọc Anh Thư

Bác sĩ Vũ Ngọc Anh Thư

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Hello Doctor

Kinh nghiệm: 11 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Vũ Thị Lan

Bác sĩ Chuyên khoa II Vũ Thị Lan

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Bệnh viện tuyến Trung Ương

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Phạm Công Huân

Bác sĩ Chuyên khoa II Phạm Công Huân

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Bệnh viện tuyến Trung Ương

Kinh nghiệm: 12 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Nguyễn Viết Chung

Thạc sĩ Nguyễn Viết Chung

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Khoa Y Dược - Đại học Quốc Gia Hà Nội.

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Phan Đình Huệ

Bác sĩ Phan Đình Huệ

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Bệnh viện Tâm thần thành phố Đà Nẵng

Kinh nghiệm: 19 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Phạm Thị Hoài Mai

Bác sĩ Phạm Thị Hoài Mai

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Bệnh viện Tâm thần Đà Nẵng

Kinh nghiệm: 4 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Nguyễn Thúy Anh

Bác sĩ Nguyễn Thúy Anh

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Bệnh viện Tâm thần Hà Nội

Kinh nghiệm: 16 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Lê Thị Phương Thảo

Thạc sĩ - Bác sĩ nội trú Lê Thị Phương Thảo

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Bệnh viện tuyến Trung Ương

Kinh nghiệm: 11 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Thông tin thêm về Tự kỷ

Bệnh tự kỷ có mấy giai đoạn - biểu hiện theo từng giai đoạn
Bệnh tự kỷ thường được phát hiện sớm ở trẻ trong những giai đoạn đầu tiên của cuộc đời. Chỉ một số ít trường hợp có các biểu hiện tự kỷ khi trưởng thành....
Bệnh tự kỷ có di truyền không - Tư vấn từ chuyên gia
Chào bác sĩ, trong gia đình tôi có một người mắc bệnh tự kỷ. Tôi sắp sinh bé đầu lòng nhưng vẫn cảm thấy rất băn khoăn không biết...
Bệnh tự kỷ có chữa được không - giải đáp từ chuyên gia
Chào bác sĩ, cháu trai tôi mới đi khám bác sĩ và được chẩn đoán mắc bệnh tự kỷ khiến cho gia đình tôi hiện đang rất lo lắng. Xin...
Tự kỷ nhẹ - hội chứng Asperger - làm thế nào để nhận biết?
Tự kỷ nhẹ hay còn được gọi là tự kỷ có chức năng cao hoặc hội chứng Asperger. Các triệu chứng của loại tự kỷ này thường không rõ ràng như...
Nhận biết trẻ bị bệnh tự kỷ nặng thông qua các dấu hiệu
Một đứa trẻ bị bệnh tự kỷ nặng có thể gặp nhiều rắc rối, thậm chí còn cảm thấy đau đớn bởi sự bất bình thường trong suy nghĩ và cảm nhận của mình....

Đánh giá bài viết Gửi đánh giá

  • Hải Anh

    Tôi rất thích những chia sẻ về bệnh của bác sĩ Tuân

    07/11/2018

Bình luận, đặt câu hỏi

Các thông tin cá nhân của bạn sẽ không bị công khai

Nội dung