Đau nhức toàn thân là dấu hiệu của bệnh gì?

Đau nhức toàn thân là dấu hiệu của bệnh gì?

Chào bác sĩ, cháu tên là Hạnh, năm nay cháu 25 tuổi. Vài tuần nay cháu có hiện tượng đau nhức toàn thân, khiến cho cháu vô cùng mệt mỏi. Bác sĩ có thể tư vấn giúp cháu cách chữa bệnh đau nhức toàn thân này không ạ. Cháu cảm ơn.

Trả lời:

Chào Hạnh, cảm ơn bạn đã quan tâm và gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Đau nhức toàn thân là triệu chứng mà nhiều người mắc phải. Trước tiên, bạn cần hiểu rõ về triệu chứng đau nhức toàn thân để có phương án điều trị thích hợp.

1. Đau nhức toàn thân là gì

2. Biểu hiện của đau nhức toàn thân

3. Tại sao bị đau nhức toàn thân

4. Bác sĩ điều trị

===

Bác sĩ tham vấn thông tin và hỗ trợ khám bệnh:

✍ Sài Gòn: Các bác sĩ Bv Tâm Thần HCM, Đại Học Y Dược, Đại học Phạm Ngọc Thạch

✍ Hà Nội: Viện Tâm Thần Bạch Mai- Đại Học Quốc Gia (khoa Y) - Đại Học Y Hà Nội.

✍ Đà Nẵng: Bệnh viện tâm thần Đà Nẵng.

☎ Gọi điện tư vấn miễn phí và hẹn khám Bác sĩ: 19001246

⌨ CHAT FACEBOOK

Tư vấn qua CHAT ZALO

===

 

1. Đau nhức toàn thân là bệnh gì?

Đau nhức toàn thân (tên tiếng Anh là fibromyalgia) là một tình trạng rối loạn đặc trưng bởi đau nhức cơ xương lan tỏa đi kèm với mệt mỏi, rối loạn giấc ngủ, trí nhớ và tâm trạng. Các nhà nghiên cứu nhận ra rằng đau nhức toàn thân làm tăng cảm giác đau đớn bằng cách ảnh hưởng đến cách bộ não xử lí các tín hiệu đau.

Triệu chứng đôi khi bắt đầu sau một chấn thường vật lí, nhiễm trùng, phẫu thuật hay căng thẳng về tâm lí dữ dội. Trong một cài trường hợp, các triệu chứng dần dần tích tụ theo thời gian mà không có sự kiện nào làm kích hoạt.

Phụ nữ thường có xu hướng tiến triển triệu chứng đau nhức toàn thân hơn nam giới. Nhiều người bị đau nhức toàn thân cũng có triệu chứng đau đầu kiểu căng cơ, hội chứng rối loạn khớp thái dương hàm, hội chứng ruột kích thích, lo âubệnh trầm cảm.

Mặc dù không có điều trị nào cho tình trạng đau nhức toàn thân, một số các loại thuốc có thể giúp kiểm soát được các triệu chứng. Tập thể dục, thư giãn và các phương pháp giảm căng thẳng cũng có thể giúp ích.

2. Biểu hiện của triệu chứng đau nhức toàn thân

Các triệu chứng của đau nhức toàn thân có thể bao gồm:

  • Đau lan tỏa: Cơn đau liên quan đến đau nhức toàn thân thường được mô tả như một cơn đau hằng định kéo dài ít nhất 3 tháng. Để được tính là có lan tỏa, cơn đau phải xảy ra ở cả hai phía cơ thể và trên và dưới hông.
  • Mệt mỏi: nhiều người có đau nhức toàn thân thường thức dậy với sự mệt mỏi, mặc dù họ đã ngủ trong một khoảng thời gian dài. Giấc ngủ thường bị quấy rầy bởi cơn đau, và nhiều bệnh nhân bị đau nhức toàn thân có các rối loạn giấc ngủ khác, như hội chứng chân không yên và chứng ngưng thở khi ngủ.
  • Các khó khăn về nhận thức: Người bệnh có thể bị suy yếu tập trung, mất tập trung vào các công việc liên quan tâm thần.

Đau nhức toàn thân thường xuất hiện cùng với các tình trạng đau khác như:

  • Hội chứng ruột kích thích
  • Đau nửa đầu Migraine và các loại đau đầu khác
  • Viêm bàng quang kẽ hay hội chứng đau bàng quang
  • Hội chứng rối loạn khớp thái dương hàm

Biểu hiện của triệu chứng đau nhức toàn thân

3. Tại sao bị đau nhức toàn thân?

Nguyên nhân của đau nhức toàn thân vẫn chưa được biết, nhưng nó có thể bao gồm nhiều các yếu tố góp phần đi cùng, gồm có:

  • Di truyền: Bởi vì đau nhức toàn thân có xu hướng xảy ra trong gia đình, có thể có một số gen đột biến nhất định khiến bạn có khả năng bị đau nhức toàn thân.
  • Nhiễm trùng: Một số bệnh có thể khởi phát hay làm nặng hơn tình trạng đau nhức toàn thân.
  • Chấn thường tinh thần hay thực thể: Đau nhức toàn thân có thể đôi khi khởi phát bởi chấn thường thực thể, như tai nạn xe. Các căng thẳng tâm lí cũng có thể khởi phát tình trạng này.

Tại sao lại gây đau?

Các nhà nghiên cứu tin rằng các kích thích thần kinh lặp lại khiến cho não của người bị đau nhức toàn thân thay đổi. Sự thay đổi này bao gồm tăng bất thường mức độ các chất hóa học nhất định ở não phát đi tín hiệu đau (các chất dẫn truyền thần kinh). Thêm vào đó, các thụ thể đau của não dường như phát triển một loại ghi nhớ tín hiệu đau và trở nên nhạy cảm hơn, nghĩa là chúng có thể phản ứng thái quá với các tín hiệu đau.

Các yếu tố nguy cơ gây đau nhức toàn thân

Các yếu tố nguy cơ có thể bao gồm:

  • Giới tính: đau nhức toàn thân được chẩn đoán thường xuyên ở phụ nữ hơn là nam giới.
  • Tiền căn gia đình: Bạn có thể tăng khả năng bị đau nhức toàn thân nếu người thân trong gia đình bạn cũng bị.
  • Các rối loạn khác: Nếu bạn bị viêm khớp, viêm khớp dạng thấp hay bệnh lupus ban đỏ, bạn có thể có khả năng bị đau nhức toàn thân.

4. Biến chứng của đau nhức toàn thân

Sự đau đớn và thiếu ngủ liên quan đến đau nhức toàn thân có thể cản trở khả năng làm việc khi bạn ở nhà hoặc trong công việc. Sự thất vọng cũng có thể dẫn đến trầm cảm và lo lắng về sức khoẻ.

5. Cách chữa đau nhức toàn thân

Chẩn đoán

Một chẩn đoán đau nhức toàn thân có thể được thực hiện nếu một người đã có đau lan rộng cơ thể trong hơn ba tháng – mà không có tình trạng bệnh lí nền có thể gây ra đau.

Xét nghiệm máu

Mặc dù không có xét nghiệm nào để xác định chẩn đoán bệnh đau nhức toàn thân, bác sĩ có thể muốn loại trừ các tình trạng khác có thể có các triệu chứng tương tự. Xét nghiệm máu bao gồm:

  • Đếm tế bào máu
  • Tốc độ lắng máu
  • Xét nghiệm kháng peptide dạng vòng (anti-CCP)
  • Yếu tố thấp
  • Thử nghiệm chức năng tuyến giáp

Điều trị

Nói chung, điều trị đau nhức toàn thân bao gồm cả việc dùng thuốc và tự chăm sóc bản thân, tập trung vào việc giảm thiểu các triệu chứng và cải thiện sức khoẻ nói chung. Không có phương pháp điều trị nào hiệu quả cho tất cả các triệu chứng.

Thuốc

Thuốc có thể giúp giảm đau nhức toàn thân và cải thiện giấc ngủ. Các lựa chọn thông thường bao gồm:

  • Thuốc giảm đau: Thuốc giảm đau có thể hữu ích. Thuốc gây nghiện không được khuyên dùng, bởi vì chúng có thể dẫn đến sự phụ thuộc và thậm chí có thể làm trầm trọng thêm cơn đau theo thời gian.
  • Thuốc chống trầm cảm: Thuốc có thể giúp giảm đau và mệt mỏi liên quan đến đau nhức toàn thân. Bác sĩ của bạn có thể kê toa thuốc giãn cơ để giúp thúc đẩy giấc ngủ.
  • Thuốc chống động kinh: Các loại thuốc được thiết kế để điều trị chứng động kinh thường hữu ích trong việc giảm một số loại đau nhất định.

Điều trị liệu pháp

Nhiều liệu pháp khác nhau có thể giúp giảm đau nhức toàn thân. Những ví dụ bao gồm:

  • Vật lý trị liệu: Một nhà trị liệu vật lý có thể dạy cho bạn các bài tập mà sẽ cải thiện sức mạnh, tính linh hoạt và sức chịu đựng của bạn. Các bài tập dựa trên nước có thể đặc biệt hữu ích.
  • Liệu pháp nghề nghiệp: Một nhà trị liệu nghề nghiệp có thể giúp bạn thực hiện các điều chỉnh cho khu vực làm việc của bạn hoặc cách bạn thực hiện một số việc mà sẽ gây ra ít căng thẳng trên cơ thể của bạn.
  • Tư vấn: Nói chuyện với một nhân viên tư vấn có thể giúp củng cố niềm tin của bạn về khả năng của bạn và dạy bạn các chiến lược đối phó với các tình huống căng thẳng.

Thuốc thay thế

Các liệu pháp bổ sung và thay thế cho điều trị đau và căng thẳng không phải là mới. Một số, chẳng hạn như thiền định và yoga, đã được thực hành hàng ngàn năm. Nhưng việc sử dụng chúng đã trở nên phổ biến hơn trong những năm gần đây, đặc biệt với những người có bệnh mãn tính, như chứng đau nhức toàn thân.

Một số phương pháp điều trị này dường như làm giảm căng thẳng một cách an toàn và giảm đau, và một số được chấp nhận trong y học. Tuy nhiên, nhiều phương pháp vẫn không được chứng minh bởi vì chúng chưa được nghiên cứu đầy đủ.

Châm cứu: Châm cứu là một hệ thống y tế Trung Quốc dựa trên khôi phục sự cân bằng bình thường của cuộc sống bằng cách châm kim rất nhỏ xuyên qua da đến các độ sâu khác nhau. Theo các lý thuyết về châm cứu của phương Tây, kim gây ra sự thay đổi trong lưu lượng máu và mức độ các chất dẫn truyền thần kinh trong não và tủy sống. Một số nghiên cứu chỉ ra rằng châm cứu giúp giảm triệu chứng đau nhức toàn thân, trong khi đối với những người khác không có hiệu quả.

Massage trị liệu: Đây là một trong những phương pháp chăm sóc sức khoẻ lâu đời nhất vẫn còn trong thực tế. Nó bao gồm việc sử dụng các kỹ thuật thao tác khác nhau để di chuyển cơ bắp và mô mềm của cơ thể. Massage có thể làm giảm nhịp tim, thư giãn cơ bắp, cải thiện khả năng di chuyển trong khớp và tăng sản xuất thuốc giảm đau tự nhiên của cơ thể. Nó thường giúp giảm căng thẳng và lo lắng.

Yoga và tai chi: Những hành động này kết hợp thiền định, vận động chậm, thở sâu và thư giãn. Cả hai đều được tìm thấy là hữu ích trong việc kiểm soát triệu chứng đau nhức toàn thân.

Bạn Hạnh thân mến, để điều trị đau nhức toàn thân, cần xác định được nguyên nhân gây ra đau nhức toàn thân. Bạn nên đi khám bác sĩ để được chẩn đoán, xác định chính xác nguyên nhân và có phương án điều trị thích hợp. Nếu bạn cần giúp đỡ, hãy gọi cho Hello Doctor chúng tôi theo số điện thoại: 1900 1246, chúng tôi luôn sẵn lòng được hỗ trợ cho bạn.

Cảm ơn bạn đã quan tâm!

Nếu bạn cần hỗ trợ hay có câu hỏi cần gửi tới bác sĩ Hello Doctor vui lòng gửi thông tin tại đây.


Tag:Đau

Đọc thêm

Nguyên nhân gây ra triệu chứng đau đầu hai bên thái dương
Chào bác sĩ. Tôi tên là Thu Hương, là nhân viên văn phòng. Thời gian gần đây tôi có tình trạng bị đau đầu hai...
Tổng hợp: Bệnh đau đầu hay nhức đầu nguy hiểm hơn bạn nghĩ
Bệnh đau đầu (nhức đầu) là triệu chứng bệnh thường gặp trong cuộc sống, có thể là những bệnh lý mà cơ thể có thể tự khỏi. Tuy nhiên nó cũng...
Những sai lầm nghiêm trọng khi điều trị đau nửa đầu
Trong điều trị đau nửa đầu, người bệnh thường dễ mắc một số sai lầm nghiêm trọng như tự ý dùng thuốc, trì hoãn việc đi khám với bác sĩ, lạm dụng...
Điều trị triệu chứng đau nhói một bên đầu - đau nửa đầu ra sao
Chào bác sĩ, tôi tên là Tuấn, năm nay 29 tuổi. Thời gian gần đây tôi thường bị đau nhói một bên đầu, cơ thể mệt mỏi và thường hay...
Có phải tăng huyết áp gây ra triệu chứng đau nửa đầu?
Chúng ta thường cho rằng triệu chứng nhức đầu luôn đi kèm với các vấn đề liên quan tới mạch máu, đặc biệt là khi nhức đầu gây ra cảm...

Đánh giá bài viết Gửi đánh giá

  • Nguyễn Thị Chi

    Tôi đang mắc phải triệu chứng này và cảm thấy rất khó chịu. Tôi sẽ thử làm theo những lời khuyên của bác sĩ .

    06/10/2017
  • Nguyễn Thảo Ly

    Tôi đã chữa khỏi bệnh và khuyên mọi người không nên bỏ qua triệu chứng này

    29/09/2017
  • Linh Đan

    Mấy hôm nay tôi cũng đang có triệu chứng này đây, chắc có lẽ tôi nên đi khám.

    28/09/2017
  • Vũ Dương

    Dạo này người tôi cũng hay đau nhức, không biết là bị làm sao nữa. Có lẽ tôi nên đi khám.

    19/09/2017
  • Cao Toàn Nghĩa

    Tôi gần đây cũng cảm thấy đau nhức toàn thân, cơn đau lan tỏa và khiến tôi rất mệt mỏi. Sau khi đọc bài viết này, tôi nghĩ mình nên đi khám bác sĩ. Cảm ơn bác sĩ đã chia sẻ những thông tin hữu ích

    06/09/2017

Bình luận, đặt câu hỏi

Các thông tin cá nhân của bạn sẽ không bị công khai

Nội dung