Da tím tái là biểu hiện và triệu chứng của bệnh gì

Da tím tái là biểu hiện và triệu chứng của bệnh gì

Chào bác sĩ, tôi được biết ở một số bệnh có triệu chứng da tím tái nhưng chưa hiểu rõ về triệu chứng này, bác sĩ có thể giải thích giúp tôi về triệu chứng này được không ạ. Cảm ơn bác sĩ.

Trả lời:

Chào bạn, trước tiên cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Về triệu chứng da tím tái, để bạn có một cái nhìn cụ thể nhất về triệu chứng này, mời bạn tham khảo một số thông tin như sau:

1. Da tím tái là gì?

2. Nguyên nhân gây ra da tím tái

3. Xét nghiệm sàng lọc

4. Điều trị tình trạng da tím tái

5. Bác sĩ điều trị

Lưu ý quan trọng: Bài viết này nhằm cung cấp kiến thức mang tính chất tham khảo. Nếu bạn hoặc người thân có triệu chứng hoặc những vấn đề còn mơ hồ, để hiểu rõ cụ thể trường hợp của bạn/ người thân, Hello Doctor hỗ trợ qua điện thoại hoặc nhắn tin trên facebook. Hello Doctor sẽ cố gắng hỗ trợ tốt nhất cho từng trường hợp một cách cụ thể.

Bác sĩ tham vấn thông tin:

✍ Các bác sĩ Da Liễu Hello Doctor

☎ Gọi Bác sĩ

유 Chat Bác sĩ trên Facebook

 

1. Da tím tái là gì?

Da tím tái là một tình trạng da hoặc niêm mạc trở nên hơi xanh hay tím do thiếu oxy trong máu. Tế bào hồng cầu cung cấp oxy cho các mô của cơ thể. Có thể nói số lượng tế bào hồng cầu trong động mạch đủ để đáp ứng lượng oxy cần thiết, điều đó giúp da chúng ta hồng hào.

Khi thiếu máu hay lượng oxy trong máu giảm, máu sẽ trở thành màu đỏ sẫm. Những người bị thiếu oxy trong máu, da của họ có khuynh hướng trở nên xanh xao, tím tái.

Tùy vào nguyên nhân, da tím tái có thể xuất hiện đột ngột kèm theo thở nhanh và có thể có triệu chứng khác.

Da tím tái sẽ xuất hiện từ từ và ở mức độ tím vừa phải nếu nguyên nhân gây tím là bệnh tim, phổi mạn tính. Khi thiếu oxy nhẹ thì tình trạng này sẽ khó được phát hiện. Đối với những người da đen, sẽ dễ phát hiện tình trạng tím ở niêm mạc (môi, nướu, mắt) hơn là da.

2. Nguyên nhân gây ra da tím tái

Tình trạng tím da nếu chỉ thấy ở một phần của cơ thể (ở đầu ngón tay, ngón chân) thì có thể do:

  • Một cục máu đông gây tắc mạch máu không hoàn toàn ở cẳng nhân, bàn chân, cánh tay, bàn tay. Khi đó máu đến chi không đủ để cung cấp oxy gây nên tình trạng xanh tím.
  • Hội chứng Raynaud (đây là một hội chứng về lưu thông máu, cơ thể không vận chuyển đủ máu đến các chi làm đầu ngón tay ngón chân xanh tím, cảm giác lạnh và tê bì).

TÌNH TRẠNG THIẾU OXY MÁU (đây là nguyên nhân của hầu hết tình trạng da tím tái) thường do:

Nguyên nhân ở phổi:

  • Cục máu đông gây tắc mạch máu ở phổi (thuyên tắc phổi)
  • Chết đuối hay gần chết đuối
  • Lên cao
  • Viêm tiểu phế quản ( nhiễm trùng đường dẫn khí nhỏ nhất ở phổi)
  • Bênh phổi mạn tính trở nặng như COPD, hen, bệnh phổi mỗ kẽ
  • Viêm phổi

Nguyên nhân gây ra da tím tái do phổi

Nguyên nhân từ đường thở đưa đến phổi:

Nguyên nhân khác:

  • Quá liều thuốc
  • Tiếp xúc với nước hoặc không khí lạnh
  • Co giật kéo dài
  • Ngộ độc (xianua)\

3. Các xét nghiệm sàng lọc và tìm ra nguyên nhân

  • Phân tích khí máu động mạch
  • Đo độ bão hòa oxy trong máu 
  • X- quang ngực thẳng
  • Tổng phân tích tế bào máu
  • Điện tâm đồ
  • Siêu âm tim

4. Điều trị

Biện pháp chăm sóc tại nhà

Đối với tình trạng da tím do nguyên nhân tiếp xúc lạnh hay hội chứng Raynaud thì mặc ấm khi đi ra ngoài và ở trong phòng có máy sưởi là biện pháp hiệu quả dễ thực hiện.

Liên hệ để được hỗ trợ y tế

Da tím có thể là một dấu hiệu của nhiều bệnh nghiêm trọng. Bạn hãy gọi hay đến khám trong trường hợp.

Đối với người lớn, đến khám khi có da tím tái kèm theo triệu chứng sau:

  • Bạn không thể thở sâu hay khi thở khó hoặc thở nhanh
  • Cần phải chòm về trước khi ngồi để thở
  • Đau ngực
  • Đau đầu thường xuyên hơn
  • Cảm thấy buồn ngủ
  • Sốt
  • Ho ra chất nhầy mày sẫm

Đối với trẻ em, đến khám khi có da tím tái kèm theo triệu chứng:

  • Khó thở
  • Cơ ở ngực di động theo nhịp thở của bé
  • Thở nhanh trên 50-60 lần/ 1 phút ( khi bé không khóc)
  • La hét, quấy khóc
  • Ngồi gù lưng
  • Trông bé mệt mỏi
  • Ngồi yên một chỗ
  • Khi thở hai cánh mũi bé phập phồng 
  • Chán ăn
  • Kích thích
  • Khó ngủ

Đi khám

Bác sĩ sẽ hỏi về triệu chứng bệnh của bạn, có thể là:

  • Bạn phát hiện da tím tái từ khi nào? Xuất hiện đột ngột hay từ từ?
  • Da  bạn xanh tím toàn bộ không? Vậy còn môi hay móng bạn có tím không?
  • Lúc đó bạn có tiếp xúc lạnh hay đang ở trên cao không?
  • Bạn có gặp khó thở không? Bạn có ho hay đau ngực?
  • Bạn có bị sưng gối, chân, bàn chân không?

Các xét nghiệm có thể gồm:

  • Phân tích khí máu động mạch
  • Đo độ bão hòa oxy trong máu 
  • X- quang ngực thẳng
  • Tổng phân tích tế bào máu
  • Điện tâm đồ
  • Siêu âm tim

Việc điều trị da tím tái sẽ tùy thuộc vào nguyên nhân. Ví dụ: hỗ trợ thở oxy khi bạn bị khó thở.

Hy vọng với những thông tin mà chúng tôi chia sẻ, bạn đã có cái nhìn cụ thể hơn về triệu chứng da tím tái cũng như những nguyên nhân gây ra nó. Bạn có thể liên hệ với các bác sĩ của Hello Doctor chúng tôi để nhận được sự hỗ trợ và giúp đỡ qua số điện thoại 1900 1246.

Cảm ơn bạn đã quan tâm!

Nếu bạn cần hỗ trợ hay có câu hỏi cần gửi tới bác sĩ Hello Doctor vui lòng gửi thông tin tại đây.



Đọc thêm

Triệu chứng nghe tiếng nói trong đầu nguyên nhân và cách điều trị
Ảo thanh là một triệu chứng nghe tiếng nói trong đầu thường gặp ở bệnh nhân tâm thần phân liệt. Thực chất, nó thường gặp đến mức được xem là một trong...
Chứng co giật cơ môi - Nguyên nhân và cách phòng bệnh
Đôi khi, bạn sẽ cảm thấy môi của mình bị co giật một cách không kiểm soát được. Thường nguyên nhân phổ biến gây giật cơ môi ở 10...
Nguyên nhân gây ra triệu chứng đau đầu hai bên thái dương
Chào bác sĩ. Tôi tên là Thu Hương, là nhân viên văn phòng. Thời gian gần đây tôi có tình trạng bị đau đầu hai...
Triệu chứng chán nản kéo dài là dấu hiệu của bệnh gì?
Chào bác sĩ, tôi tên là Ngọc. Tôi thấy một số bệnh như trầm cảm, stress thường có dấu hiệu đó là chán nản. Vậy bác sĩ...
Triệu chứng run tay khó thở
Triệu chứng run rẩy tay chân và khó thở  kết hợp có thể được gây ra bởi rất nhiều nguyên nhân khác nhau, như: rối loạn lo âu, rối...

Đánh giá bài viết Gửi đánh giá

  • Nguyễn Hồng Hạnh

    Cảm ơn bác sĩ đã trả lời câu hỏi của tôi. Chúc bác sĩ luôn khỏe mạnh

    29/09/2017

Bình luận, đặt câu hỏi

Các thông tin cá nhân của bạn sẽ không bị công khai

Nội dung