4 nguyên nhân chính gây ra bệnh trầm cảm kháng trị

4 nguyên nhân chính gây ra bệnh trầm cảm kháng trị

Liệu trình điều trị trầm cảm của bạn hiện tại có giúp ích nhiều cho bạn không? Nếu bạn cảm thấy việc chữa trị không hiệu quả chút nào thì có thể bạn đang mắc bệnh trầm cảm kháng trị. 

===

Bác sĩ tham vấn thông tin và hỗ trợ khám bệnh:

✍ Sài Gòn: Các bác sĩ Bv Tâm Thần HCM, Đại Học Y Dược, Đại học Phạm Ngọc Thạch

✍ Hà Nội: Viện Tâm Thần Bạch Mai- Đại Học Quốc Gia (khoa Y) - Đại Học Y Hà Nội.

✍ Đà Nẵng: Bệnh viện tâm thần Đà Nẵng.

☎ Gọi điện tư vấn miễn phí và hẹn khám Bác sĩ: 19001246

⌨ CHAT FACEBOOK

Tư vấn qua CHAT ZALO

===

Điều trị trầm cảm không phải lúc nào cũng đem lại hiệu quả cho người bệnh. Có khoảng 2/3 người trầm cảm bị kháng với thuốc điều trị trầm cảm đầu tiên mà họ sử dụng. Khoảng gần 1/3 không phản ứng với nhiều hướng điều trị khác nhau.

Trầm cảm kháng trị có thể khiến bạn cảm thấy vô vọng. Hàng tháng hoặc thậm chí hàng năm trôi qua mà bệnh tình của bạn không hề thuyên giảm. Mặc dù việc điều trị trầm cảm của bạn có thể không đem lại hiệu quả nhưng cũng đừng từ bỏ ngay nhé. Bạn và bác sĩ điều trị chỉ cần tìm ra một phác đồ phù hợp với bạn mà thôi. Điều này có thể bao gồm thuốc uống và những liệu pháp khác. Nếu bạn vẫn gặp khó khăn với bệnh trầm cảm dù đã điều trị thì dưới đây là một số điều bạn cần biết.

1. Nguyên nhân của bệnh trầm cảm kháng trị

Không có một lý do cụ thể nào giải thích cho việc trầm cảm kháng trị. Với hầu hết mọi người, đó có thể là sự pha lẫn của nhiều yếu tố khác nhau. Trong số đó, có những yếu tố không nằm trong tầm kiểm soát của bạn, ví dụ như gen di truyền, và cũng có một số yếu tố mà bạn có thể kiểm soát được. Vì vậy, hãy tiếp tục cùng các bác sĩ tìm ra sự kết hợp điều trị phù hợp với bạn.

Các vấn đề về thuốc

  • Không uống thuốc đủ thời gian: Thuốc chống trầm cảm có thể cần từ 6 đến 8 tuần để phát huy hết tác dụng. Không may thay, có nhiều người và thậm chí cả bác sĩ bỏ cuộc với một loại thuốc quá sớm, trước khi nó có tác dụng.
  • Bỏ liều: Bạn sẽ không biết được nếu loại thuốc đó có hiệu quả hay không trừ khi bạn uống thuốc đúng như sự dặn dò của bác sĩ.
  • Những tác dụng không mong muốn: Nhiều người gặp các tác dụng phụ đã ngừng uống thuốc chống trầm cảm. Đó không phải là một điều tốt. Thay vào đó, bạn cần nói với bác sĩ về các tác dụng phụ của thuốc. Bác sĩ có thể giúp bạn làm giảm các tác dụng phụ, đổi sang một loại thuốc khác  hoặc kết hợp nhiều loại thuốc với nhau. Bạn cũng nên biết rằng nhiều tác dụng phụ có xu hướng giảm dần thwo thời gian.
  • Tương tác thuốc: Một vài loại thuốc không nên được uống kèm với thuốc chống trầm cảm. Khi uống cùng một lúc, không thuốc nào có thể cho hiệu quả bình thường được. Trong một vài trường hợp, các tương tác có thể gây nguy hiểm cho bạn.
  • Sai thuốc hoặc sai liều: Thuốc chống trầm cảm cho hiệu quả khác nhau ở mỗi người khác nhau. Không may thay, không có cách nào để dự đoán được một loại thuốc trầm cảm sẽ tốt đến mức nào nếu không dùng thử chúng. Vì vậy, việc tìm kiếm đúng thuốc và đúng liều cần một thời gian thử nghiệm. Đừng bỏ cuộc trước khi tìm ra loại thuốc phù hợp với bạn nhé.

Gen 

Các nhà nghiên cứu đã bắt đầu quan sát các gen có thể liên quan đến những dạng trầm cảm khó điều trị ở một vài người. Nhưng các xét nghiệm về gen vẫn chưa thể chỉ điểm được loại thuốc nào phù hợp với người nào.

Sức khỏe mỗi người

Một số tình trạng bệnh như bệnh tim, ung thư hoặc các vấn đề tuyến giáp có thể góp phần gây ra trầm cảm. Những tình trạng khác như chán ăn cũng có thể gây ra. Điều quan trọng là bạn phải tìm được điều trị phù hợp cho các bệnh kèm theo cũng như trầm cảm.

Lạm dụng các chất gây nghiện thường đi kèm với trầm cảm. Nó sẽ làm khởi phát hoặc làm trầm trọng chứng trầm cảm của bạn hơn và có thể ảnh hưởng đến các tác động của thuốc chống trầm cảm. Nếu bạn đang có vấn đề với việc lạm dụng chất gây nghiện, bạn cần tìm sự giúp đỡ ngay.

Chẩn đoán nhầm

Đây là điều khó tin nhưng nó có thể xảy ra. Một vài người không đáp ứng với điều trị chỉ vì họ bị chẩn đoán nhầm bệnh. Bạn có thể đang mắc một bệnh khác như rối loạn lưỡng cực, rối loạn lo âu hoặc rối loạn cảm xúc do các chất gây nghiện mà không phải trầm cảm kháng trị.

_____________________________

Bác sĩ tư vấn và hẹn khám

☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246

☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor

☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor 

  HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG

_____________________________

2. Phương pháp điều trị bệnh trầm cảm kháng thuốc

Các thuốc chống trầm cảm khác nhau cho hiệu quả theo những cách khác nhau. Để biết thêm về thuốc điều trị bệnh trầm cảm, bạn có thể xem thêm thông tin tại bài viết "Thuốc chữa trị bệnh trầm cảm". Bạn có thể sẽ thắc mắc vì sao một vài người có phản ứng tốt với thuốc điều trị đầu tiên họ thử trong khi bạn vẫn tiếp tục chịu đựng các triệu chứng. Các chuyên gia vẫn chưa thể trả lời chắc chắn về điều đó nhưng chúng ta đã biết được không phải tất cả trầm cảm đều biểu hiện giống nhau ở tất cả mọi người. Nếu thuốc điều trị hiện tại không hiệu quả với bạn thì có 2 cách thay đổi cơ bản như sau:  

  • Thay đổi loại thuốc khác 
  • Thêm một thuốc: Trong những trường hợp khác, bác sĩ của bạn có thể cố gắng thêm vào một loại thuốc mới vào toa thuốc bạn đang uống. Điều này có thể đặc biệt hữu ích nếu thuốc bạn đang uống chỉ giúp ích một phần nhưng nó sẽ không làm giảm hoàn toàn các triệu chứng. 

_____________________________

Bác sĩ tư vấn và hẹn khám

☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246

☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor

☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor 

  HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG

_____________________________

3. Sống cùng bệnh trầm cảm kháng trị

Cuộc sống của những người mắc bệnh trầm cảm rất khó khăn, với những người mắc trầm cảm kháng trị còn khó khăn hơn rất nhiều. Khi một liệu trình điều trị không thành công, bạn có thể sẽ mất hết hi vọng vào việc bạn sẽ khỏe hơn. Tất cả mọi cố gắng nỗ lực, những lần đi khám bác sĩ, những thời gian thử thuốc và các liệu pháp dường như bị bỏ phí. Nhưng tất cả chúng không hề lãng phí. Để tìm được cách điều trị phù hợp với từng người cần phải có thời gian và những lần kết hợp điều trị chưa thích hợp. Thay vì cảm thấy chán nản, mất niềm tin, bạn hãy nhìn mọi thứ theo một hướng tích cực như thế này: nếu bạn thất bại với một điều trị nào đó thì bạn đang tiến một bước gần hơn tới cách điều trị phù hợp với mình. 

Bất kể bạn làm gì, đừng từ bỏ và đừng chấp nhận những triệu chứng của trầm cảm. Hãy nhớ rằng, trầm cảm càng kéo dài sẽ càng khó điều trị. Nếu thất bại bạn vẫn nên trở lại gặp bác sĩ đã khám cho bạn để xem bác sĩ điều trị trầm cảm có còn cách nào khác để giúp bạn không. Có nhiều cách điều trị tốt cho bệnh trầm cảm ngoài kia, điều bạn cần là tìm đúng thứ cần cho bạn. Hãy liên hệ đế số phòng khám của bác sĩ tư vấn điều trị bệnh trầm cảm theo số 1900 1246 để được tư vấn thêm.

Bạn có thể tham khảo thêm phương pháp:Chữa bệnh trầm cảm không dùng thuốc.



Bác sĩ khám, điều trị

Lê Thành Nhân

Thạc sĩ - Bác sĩ Lê Thành Nhân

Khoa: Tâm thần, Nội thần kinh

Nơi làm việc: Bệnh viện Chợ Rẫy

Kinh nghiệm: 7 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Nguyễn Thi Phú

Thạc sĩ - Bác sĩ Nguyễn Thi Phú

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Bệnh viện Đại Học Y Dược

Kinh nghiệm: 21 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Nguyễn Trọng Tuân

Bác sĩ Nguyễn Trọng Tuân

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Bệnh viện Tâm thần TP Hồ Chí Minh

Kinh nghiệm: 23 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Lê Duy

Bác sĩ Lê Duy

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Trung tâm Pháp Y Tâm thần Khu vực TP. Hồ Chí Minh

Kinh nghiệm: 15 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Vũ Ngọc Anh Thư

Bác sĩ Vũ Ngọc Anh Thư

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Hello Doctor

Kinh nghiệm: 11 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Vũ Thị Lan

Bác sĩ Chuyên khoa II Vũ Thị Lan

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Bệnh viện tuyến Trung Ương

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Phạm Công Huân

Bác sĩ Chuyên khoa II Phạm Công Huân

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Bệnh viện tuyến Trung Ương

Kinh nghiệm: 12 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Nguyễn Viết Chung

Thạc sĩ Nguyễn Viết Chung

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Khoa Y Dược - Đại học Quốc Gia Hà Nội.

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Phan Đình Huệ

Bác sĩ Phan Đình Huệ

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Bệnh viện Tâm thần thành phố Đà Nẵng

Kinh nghiệm: 19 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Phạm Thị Hoài Mai

Bác sĩ Phạm Thị Hoài Mai

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Bệnh viện Tâm thần Đà Nẵng

Kinh nghiệm: 4 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Nguyễn Thúy Anh

Bác sĩ Nguyễn Thúy Anh

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Bệnh viện Tâm thần Hà Nội

Kinh nghiệm: 16 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Lê Thị Phương Thảo

Thạc sĩ - Bác sĩ nội trú Lê Thị Phương Thảo

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Bệnh viện tuyến Trung Ương

Kinh nghiệm: 11 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Thông tin thêm về Trầm cảm

Điều trị bệnh trầm cảm ở phụ nữ và những điều cần lưu ý
Phụ nữ là đối tượng đặc biệt dễ bị mắc bệnh trầm cảm. Biểu hiện trầm cảm ở nữ giới khá dễ nhận biết nên nếu thấy người thân của mình có nguy cơ bị trầm cảm,...
8 biểu hiện và triệu chứng của bệnh trầm cảm dễ nhận biết nhất
Các dấu hiệu trầm cảm nhận biết nhanh gồm: chán ăn, mất ngủ, tâm trạng bất an, ngại giao tiếp, chán nản, bi quan, tự ti, và nặng nhất là suy nghĩ đến tự...
Mối liên hệ giữa bệnh trầm cảm và sa sút tâm thần
Đã có rất nhiều nghiên cứu và bằng chứng khoa học chứng minh rằng có mối tương quan giữa sa sút tâm thần và trầm cảm và đây...
Làm sao để phân biệt bệnh tự kỷ và trầm cảm ở trẻ em?
Trầm cảm và tự kỷ đều là những rối loạn về tâm lý khiến trẻ phát triển không bình thường. Tuy nhiên đây là 2 bệnh lý...
Mách bạn phương pháp điều trị trầm cảm không dùng thuốc
Điều trị trầm cảm là cần thiết và chủ yếu bằng phương pháp nội khoa. Tuy nhiên một số loại thuốc chống trầm cảm có thể gây ra những tác dụng phụ...

Đánh giá bài viết Gửi đánh giá

    Bình luận, đặt câu hỏi

    Các thông tin cá nhân của bạn sẽ không bị công khai

    Nội dung