Những cách khắc phục bệnh tiểu đêm nhiều lần hiệu quả
Bạn có thường xuyên phải thức dậy trong đêm chỉ để đi tiểu, hoặc khó ngủ do đi tiểu thường xuyên ? Nếu đúng vậy, bạn có thể đang mắc phải bệnh tiểu đêm nhiều lần. Các bác sĩ đã chỉ ra những cách khắc phục hiệu quả cho bệnh tiểu đêm, bạn có thể tham khảo trong bài viết dưới đây.
===
Tham vấn thông tin, tư vấn và hẹn khám bệnh:
===
Trước khi nói về các biện pháp điều trị hay khắc phục tình trạng tiểu đêm, thì chúng ta hãy tìm hiểu sơ lược về bệnh tiểu đêm nhiều lần. Khi nhận biết nhóm nguyên nhân nào gây ra tình trạng tiểu đêm của bạn thì việc tìm biện pháp phục hồi cũng như đề ra các can thiệp kịp thời sẽ hiệu quả hơn.
1. Các nguyên nhân gây ra tiểu đêm
Có rất nhiều nguyên nhân gây ra tiểu đêm, có thể là bệnh lý hoặc lão hóa hoặc chỉ là do sinh lý cơ thể.
a. Bệnh lý
- Nhiễm trùng đường tiết niệu
Đây là tình trạng khá phổ biến ở nữ trẻ. Trong đó, người bệnh thường đi tiểu nhiều lần thường kèm theo đau rát, tiểu són.
Tiểu đêm, tiểu nhiều thường xuất hiện ở giai đoạn đầu của bệnh hoặc giai đoạn tiềm ẩn, chưa phát hiện. Người bệnh thường nhận thấy các thay đổi điển hình là “ Uống nhiều- tiểu nhiều- sụt cân nhanh”.
- Đái tháo nhạt
Đây là bệnh lý nội tiết, trong đó, hormone cô đặc nước tiểu bị giảm sản xuất. Kết quả là người bệnh đi tiểu ồ ạt, và thường xuyên có cảm giác khát nước. Người bệnh do nguyên nhân này thường đi tiểu nhiều cả về đêm lẫn ban ngày.
- U xơ u nang tử cung, u buồng trứng.
- Bệnh lý lây qua đường tình dục.
- Thuốc.
- Một số loại thuốc gây lợi tiểu như thuốc hạ huyết áp... Nếu bạn sử dụng vào buổi chiều hoặc ban đêm có thể gây tăng bài tiết nước tiểu.
- Các dạng rối loạn giấc ngủ.
b. Do thói quen sinh hoạt
- Do uống nhiều nước trước khi ngủ.
Nếu bạn có thói quen uống quá nhiều hoặc gần với giờ đi ngủ, bạn nên giảm lượng nước uống ít hơn vài giờ trước khi đi ngủ.
- Uống cà phê, bia, rượu, trà.
Không nên sử dụng thức uống có cồn rượu hoặc cà phê vào cuối ngày. Trong trà và cà phê, đều có chứa caffeine, một chất kích thích giúp tăng hoạt các cơ quan trong cơ thể. Uống nhiều trước khi đi ngủ sẽ khiến ảnh hưởng giấc ngủ của bạn, khiến bạn thường xuyên buồn tiểu.
Ngoài ra, bia rượu cũng có tác dụng lợi tiểu, tăng hoạt động sản xuất nước tiểu của cơ thể.
c. Do lão hóa
Khi già đi, chúng ta có xu hướng đi tiểu nhiều hơn vào ban đêm. Nguyên nhân là do, khi chúng ta già đi, cơ thể sản xuất ít hormon giúp cô đặc nước tiểu hơn, khiến lượng nước tiểu thải ra nhiều hơn. Kết quả là bàng quang không đủ sức để dự trữ lượng nước đó đến sáng, do đó, người già thường hay thức dậy vào giữa đêm do cảm giác buồn tiểu.
Ngoài ra, giới tính cũng góp phần gây ra tình trạng tiểu đêm:
- Đàn ông: Phì đại tiền liệt tuyến là tình trạng khá phổ biến ở nam giới. Mặc dù là tình trạng lão hóa lành tính nhưng nó vẫn gây ra một số ảnh hưởng hạn chế lên chức năng bàng quang, làm giảm khả năng lưu trữ nước tiểu và gia tăng tình trạng tiểu đêm.
- Phụ nữ: Sau khi mãn kinh, cơ thể tiết ít estrogen hơn. Điều đó có thể gây ra những thay đổi trong đường tiết niệu khiến cảm giác buồn tiểu thường xuyên hơn.
- Sa bàng quang: Ở những phụ nữ đã sinh nhiều con, các cơ vùng đáy chậu cũng trở nên yếu hơn, gia tăng nguy cơ mắc phải các tình trạng tiêu tiểu không tự chủ. Trong đó, sa bàng quang, sa tử cung là những tình trạng khá thường gặp.
_____________________________
☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246
☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor
☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor
HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG
_____________________________
2. Các biện pháp khắc phục tình trạng tiểu đêm
Tuỳ theo nguyên nhân mà các biện pháp điều trị và phòng ngừa có thể thay đổi. Nhìn chung, các biện pháp dùng thuốc được khuyến cáo áp dụng triệt để đối với cả tình trạng tiểu đêm do bệnh và không do bệnh.
a. Dùng thuốc
- Kháng sinh:
Kháng sinh thường là lựa chọn điều trị ưu tiên hàng đầu trong các tình trạng nhiễm trùng: Nhiễm trùng tiểu, Viêm bàng quang, bệnh đường tình dục.
- Chẹn alpha:
Thường được sử dụng trong điều trị phì đại tiền liệt tuyến. Tuy nhiên, một số nghiên cứu báo cáo rằng trong 6 tháng- 1 năm đầu, một số loại thuốc nhóm này có thể gây giảm chức năng tình dục ở nam giới. Do đó, nếu bạn lo ngại vấn đề này hãy tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.
- Anti-muscarin
Là thuốc dành cho các trường hợp bàng quang tăng hoạt, giúp giảm kích thích bàng quang, giúp cơ bàng quang thư giãn.
- An Thần
Được dùng cho các trường hợp tiểu đêm do Rối loạn giấc ngủ, khi điều trị ổn định rối loạn giấc ngủ, tiểu đêm sẽ tự động biến mất.
- Ngưng thuốc
Một số thuốc gây lợi tiểu như huyết áp, nếu sử dụng vào buổi tối có thể gây tiểu đêm. Do đó, nếu nghi ngờ nguyên nhân này, đầu tiên, bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ, để xác định liệu có phải là nguyên nhân đó hay không. Sau đó, hỏi ý kiến bác sĩ để được đổi qua loại thuốc khác, hoặc đổi việc dùng thuốc vào buổi khác trong ngày.
b. Các biện pháp khắc phục Không dùng thuốc
- Uống nước
Uống nhiều nước vào buổi sáng, hạn chế uống nhiều nước trước khi đi ngủ. Chia uống nước ra thành nhiều lần trong ngày, hạn chế uống quá nhiều trong một buổi trong ngày.
- Thói quen ăn uống
Việc hạn chế dùng các thực phẩm có thể gây lợi tiểu hoặc kích thích bàng quang sẽ rất có ích cho bạn, đặc biệt là các trường hợp Bàng quang tăng hoạt, tiểu đêm do phì đại tiền liệt tuyến, sa bàng quang.
- Tập thể dục
Các bài thể dục giúp luyện tập các cơ vùng chậu sẽ rất tốt cho bạn. Đặc biệt là các trường hợp phì đại tuyến tiền liệt, sa bàng quang, sa sàn chậu…
- WALL SQUAT
- Vị trí ban đầu: Đứng dựa lưng vào tường.
- Hít vào, thắt chặt cơ sàn chậu, và từ từ hạ cơ thể xuống thành một tư thế ngồi trên ghế và lưng vẫn chạm tường.
- Giữ tư thế trong 10 giây.
- Thở ra, trở về tư thế ban đầu, và giải phóng cơ bắp của bạn.
- Lặp lại 10 lần.
- Bài tập Kegel
- Vị trí ban đầu: Nằm ngửa với đầu gối cong và chân duỗi trên sàn nhà.
- Hít vào, thắt chặt các cơ sàn chậu và đẩy hông lên khỏi sàn nhà.
- Giữ tư thế này trong 10 giây.
- Trong khi hạ hông, thở ra và thư giãn cơ sàn chậu.
- Lặp lại 10 lần.
- Châm cứu
Đây cũng là một biện pháp có thể giúp ích cho bạn, phối hợp cùng với việc dùng thuốc, tập thể dục và thay đổi thói quen sinh hoạt sẽ đem lại hiệu quả to lớn trong việc khắc phục và giảm thiểu tình trạng tiểu đêm. Tuy nhiên, bạn nên tìm hiểu kỹ và đến các địa chỉ, phòng khám tin cậy chuyên về châm cứu để đảm bảo an toàn và tránh lây các bệnh truyền nhiễm qua đường máu.
- Tập đi tiểu theo giờ
Việc tập đi tiểu theo giờ nhất định nghe có vẻ khó khăn. Tuy nhiên, khi thực hiện được, nó sẽ tập cho cơ thể bạn một đồng hồ sinh học đúng giờ. Đồng thời, thói quen này có thể hạn chế đáng kể việc đi tiểu vào ban đêm.
_____________________________
☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246
☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor
☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor
HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG
_____________________________
Bác sĩ khám, điều trị
Thạc sĩ-Bác sĩ Nguyễn Tường Vũ
Khoa: Nội thần kinh, Ngoại thần kinh
Nơi làm việc: Bệnh viện Chợ Rẫy
Kinh nghiệm: 28 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Thạc sĩ - Bác sĩ Lê Thành Nhân
Khoa: Tâm thần, Nội thần kinh
Nơi làm việc: Bệnh viện Chợ Rẫy
Kinh nghiệm: 7 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Khoa: Cơ xương khớp, Nội thần kinh, Ngoại thần kinh
Nơi làm việc: Phòng Quân y – Bộ Tư lệnh Pháo binh
Kinh nghiệm: 22 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa cấp 2
Bình luận, đặt câu hỏi