Nên chữa bệnh tiểu đêm ở đâu, cần chuẩn bị gì trước khi đi khám?

Nên chữa bệnh tiểu đêm ở đâu, cần chuẩn bị gì trước khi đi khám?

Chào bác sĩ Hello Doctor, thời gian gần đây tôi thường xuyên phải thức dậy để đi tiểu đêm. Tình trạng này diễn ra hơn 2 tuần rồi khiến tôi rất mệt mỏi. Xin hỏi bác sĩ tôi nên đi khám chữa bệnh tiểu đêm ở đâu, trước khi đi khám tôi có cần chuẩn bị gì không. Cảm ơn bác sĩ.

===

Tham vấn thông tin, tư vấn và hẹn khám bệnh:

Bác sĩ Nguyễn Tường Vũ

Bác sĩ Lê Thành Nhân

===

Trả lời:

Chào bạn, nếu bạn đang gặp phải vấn đề này, hãy giải quyết nó càng sớm càng tốt, trước khi triệu chứng tăng lên theo tuổi tác. Các nhà nghiên cứu đã xác định được hai nguyên nhân chính gây tiểu đêm là:

  • Đa niệu về đêm – là tình trạng có quá nhiều nước tiểu vào ban đêm. Theo ICS (International Continence Society), loại này được xác định khi lượng nước tiểu ban đêm lớn hơn 20-30% tổng lượng nước tiểu trong 24 giờ.
  • Đa niệu toàn phần - Nguyên nhân chính gây tiểu đêm, do sản xuất quá nhiều nước tiểu vào cả ban ngày lẫn ban đêm.

>>>Bạn có thể xem thêm tại Nguyên nhân gây ra bệnh tiểu đêm.

1. Khám chữa bệnh tiểu đêm nhiều lần ở đâu?

Thực tế hiện nay có rất nhiều trung tâm y tế có thể giúp bạn khám bệnh tiểu đêm nhiều lần. Nếu bạn nghĩ mình có thể bị tiểu đêm, hãy đi khám bác sĩ chuyên khoa tiết niệu để điều trị tình trạng này. Việc điều trị phụ thuộc vào từng loại tiểu đêm và nguyên nhân gây ra. Bạn có thể đến khám tại các bệnh viện và phòng khám có khoa tiết niệu ở gần nơi bạn sinh sống. Nếu bạn đang sinh sống tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, bạn có thể đến khám với các bác sĩ của Hello Doctor tại hai địa chỉ:

  • 152/6 Thành Thái, Phường 12, Quận 10
  • Số 5, Ngõ 95, Ngách 4, Hoàng Cầu, Đống Đa

2. Những điều cần chuẩn bị trước khi đi khám

Để kiếm soát và theo dõi việc tiểu đêm, tốt nhất là bạn nên có một cuốn nhật kí để ghi lại số lần đi tiểu mỗi đêm, lượng nước nạp vào trong ngày và trước khi ngủ...

Thông tin này có thể giúp bác sĩ xác định nguyên nhân gây ra vấn đề và cách điều trị thích hợp. Khi đến khám, bạn cũng nên chuẩn bị các thông tin như bệnh sử, tiền căn cá nhân và gia đình, việc sử dụng thuốc trước đó.

Ngoài việc giúp tìm ra các giải pháp để chữa trị tiểu đêm, bạn cũng cần phải khám bác sĩ để loại trừ các bệnh lý nghiêm trọng có thể gây ra tiểu đêm.

Tại nơi khám bạn sẽ được:

  • Khám sức khỏe
  • Phân tích và cấy nước tiểu - Đây là những xét nghiệm khác nhau để định tính, định lượng những chất có trong nước tiểu.

Xem thêm: Cách điều trị bệnh tiểu đêm nhiều lần.

_____________________________

Bác sĩ tư vấn và hẹn khám

☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246

☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor

☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor 

  HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG

_____________________________

3. Một số biện pháp bạn có thể thử áp dụng tại nhà để khắc phục

Biện pháp hỗ trợ

  • Tấm phủ nệm - các sản phẩm bảo vệ nệm bằng vinyl, có thể chống thấm nước và hấp thụ, giúp việc làm sạch giường dễ dàng hơn.
  • Quần thấm nước - Các sản phẩm này là một dạng đồ lót được thiết kế để hấp thụ chất lỏng, ngăn rò rỉ nước tiểu ra ngoài. Có loại tái sử dụng và cả loại dùng một lần.
  • Sản phẩm chăm sóc da - Nhiều sản phẩm dùng để bảo vệ da khỏi bị kích thích và đau rát do vấn đề đái dầm về đêm. Có nhiều loại xà phòng, nước hoa và vải làm sạch phù hợp cho nhiều loại da khác nhau.

Thay đổi hành vi

  • Giảm lượng chất lỏng nạp vào - việc hạn chế tiêu thụ chất lỏng vào buổi tối sẽ làm giảm lượng nước tiểu được sản xuất vào ban đêm.
  • Ngủ trưa - Điều này có thể giúp giảm chất lỏng tích tụ do chất lỏng sẽ được hấp thụ lại vào trong máu. Khi thức dậy từ giấc ngủ ngắn, bạn có thể đi vệ sinh và loại bỏ nước tiểu dư thừa.
  • Độ cao của chân - Giống như ngủ trưa, nâng cao chân giúp phân phối lại chất lỏng và giúp được tái hấp thu vào máu.
  • Vớ áp lực - Tạo ra hiệu quả tương tự như nâng cao chân, những vớ đàn hồi gây áp lực lên chân và giảm áp lực lên các tĩnh mạch. Điều này cho phép chất lỏng được phân phối lại và tái hấp thu vào máu.

Bạn cũng có thể tham khảo thêm: Cách khắc phục bệnh tiểu đêm.

4. Hậu quả của việc không điều trị bệnh tiểu đêm

Tác động lên giấc ngủ

Giấc ngủ đóng một vai trò lớn trong hoạt động thể chất và tinh thần của chúng ta. Thiếu ngủ và ngủ không ngon giấc có thể làm giảm khả năng hoạt động, gây béo phì, tiểu đường và bệnh tim mạch, làm giảm chức năng thể chất và nhận thức. Không chỉ vậy, một nghiên cứu của Mỹ trên 1214 phụ nữ, phải đi tiểu ít nhất 2 lần mỗi đêm, cho thấy tiểu đêm có ảnh hưởng đáng kể đến chất lượng cuộc sống của họ.

Chúng ta càng ít ngủ, thì ban ngày càng mệt mỏi, gây ảnh hưởng đến khả năng làm việc. Ở những người tiểu đêm, năng suất làm việc giảm đi và  thường gia tăng nghỉ bệnh. Thường xuyên thức dậy vào ban đêm để đi tiểu cũng làm tăng nguy cơ té ngã ở những người lớn tuổi. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng những bệnh nhân đi tiểu ít nhất 2 lần vào ban đêm có nguy cơ gãy xương do té ngã cao gấp 2 lần.

Tác động đến đời sống vợ/chồng

Nếu bạn bị tiểu đêm, không chỉ bạn bị ảnh hưởng, mà người bạn đời cũng sẽ thức dậy cùng bạn. Trong một nghiên cứu, 46% phụ nữ đã thức dậy vào ban đêm do bạn đời của họ phải đi vệ sinh nhiều. Một nghiên cứu khác cho thấy ở nam giới bị tiểu đêm thì khả năng vợ/chồng của họ bị rối loạn giấc ngủ tăng cao, trong đó 62% cảm thấy mệt mỏi và 36% cảm thấy bất mãn không hạnh phúc hoặc tồi tệ. Tiểu đêm không chỉ khiến bạn mất ngủ mà còn khiến vợ/chồng của bạn không thể có được một giấc ngủ ngon.

Nếu bạn bị tiểu đêm, hãy điều trị càng sớm càng tốt. Có rất nhiều biện pháp thay đổi hành vi có thể giúp khắc phục vấn đề. Nếu những biện pháp đó không hiệu quả, bác sĩ có thể kê đơn thuốc điều trị chứng đa niệu cho bạn.

_____________________________

Bác sĩ tư vấn và hẹn khám

☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246

☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor

☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor 

  HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG

_____________________________



Bác sĩ khám, điều trị

Nguyễn Văn Hào

Thạc sĩ Nguyễn Văn Hào

Khoa: Nội thần kinh, Ngoại thần kinh, Cơ xương khớp

Nơi làm việc: Phòng Quân y – Bộ Tư lệnh Pháo binh

Kinh nghiệm: 22 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa cấp 2

Nguyễn Tường Vũ

Thạc sĩ-Bác sĩ Nguyễn Tường Vũ

Khoa: Nội thần kinh, Ngoại thần kinh

Nơi làm việc: Bệnh viện Chợ Rẫy

Kinh nghiệm: 28 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Lê Thành Nhân

Thạc sĩ - Bác sĩ Lê Thành Nhân

Khoa: Nội thần kinh, Tâm thần

Nơi làm việc: Bệnh viện Chợ Rẫy

Kinh nghiệm: 7 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Thông tin thêm về Tiểu đêm nhiều lần

Bệnh tiểu đêm ở phụ nữ có nguy hiểm không, làm sao để khắc phục
Chào bác sĩ Hello Doctor, thời gian gần đây tôi thường phải thức dậy đi tiểu nhiều lần trong đêm. Trước đây tôi cho rằng bệnh tiểu đêm chỉ thường...
Bệnh tiểu đêm ở nam giới cần phải điều trị như thế nào?
Một trong những vấn đề sức khỏe mà nam giới thường gặp đó chính là tiểu đêm nhiều lần. Tuy không nguy hiểm nhưng bệnh lại gây ra nhiều hệ lụy đối với...
7 nguyên nhân chính gây ra bệnh tiểu đêm ở người già
Tiểu đêm là một trong những tình trạng gây mất ngủ thường gặp nhất ở người già. Có khá nhiều nguyên nhân dẫn đến bệnh tiểu đêm ở...
5 nguyên nhân chính gây ra bệnh tiểu đêm nhiều lần
Nguyên nhân của bệnh tiểu đêm nhiều lần rất đa dạng: từ những tình trạng sinh lý, bệnh lý đến những loại thuốc điều trị cũng có thể gây...
Triệu chứng nào giúp nhận biết nhanh bệnh tiểu đêm nhiều lần?
Dựa trên những triệu chứng và quy chuẩn nào để xác định bệnh tiểu đêm nhiều lần? Hãy cùng xem các chuyên gia của Hello Doctor giải...

Đánh giá bài viết Gửi đánh giá

    Bình luận, đặt câu hỏi

    Các thông tin cá nhân của bạn sẽ không bị công khai

    Nội dung