7 nguyên nhân chính gây ra bệnh tiểu đêm ở người già

7 nguyên nhân chính gây ra bệnh tiểu đêm ở người già

Tiểu đêm là một trong những tình trạng gây mất ngủ thường gặp nhất ở người già. Có khá nhiều nguyên nhân dẫn đến bệnh tiểu đêm ở người cao tuổi. Các bác sĩ Hello Doctor sẽ giúp bạn làm rõ vấn đề này trong bài viết sau đây.

===

Tham vấn thông tin, tư vấn và hẹn khám bệnh:

Bác sĩ Nguyễn Tường Vũ

Bác sĩ Lê Thành Nhân

===

Trước hết, bạn nên có cái nhìn chung nhất về bệnh tiểu đêm. Bạn có thể xem thêm thông tin trong bài viết Tiểu đêm nhiều là bệnh gì.

Những nguyên nhân gây ra bệnh tiểu đêm ở người già

Giảm thể tích bàng quang: khi chúng ta già đi, thể tích các khoang cơ thể cũng thu hẹp lại, trong đó có thể tích bàng quang. Do đó, khi thể tích bàng quang giảm đi, cơ thể có cơ chế kích thích đi tiểu nhiều lần hơn để tống xuất lượng nước tiểu chứa trong bàng quang, dó là lí do tại sao rối loạn chức năng đường tiết niệu có thể dẫn tới tiểu đêm. Ngoài ra, các khác biệt về cấu trúc giải phẫu và chức năng sinh lí giữa nam và nữ cũng có thể gây ra triệu chứng tiểu đêm. Ví dụ, ở nam có tuyến tiền liệt và tuyến này hay bị phì đại (bệnh phì đại tuyến tiền liệt) gây khó khăn khi đi tiểu ở nam giới lớn tuổi; ở nữ, khi qua tuổi mãn kinh, nồng độ estrogen giảm xuống và sự sụt giảm nồng độ hormone này có thể gây ra các thay đổi ở đường tiểu làm cho bệnh nhân nữ cao tuổi phải đi tiểu thường xuyên hơn. Đặc biệt hơn, ở nữ giới sinh đẻ nhiều, các cơ vùng đáy chậu có thể yếu đi, gây ra các triệu chứng tiết niệu khác ngoài tiểu đêm như tiểu gấp, tiểu són, …

Tăng tạo nước tiểu: quá trình tạo nước tiểu quá nhiều trong lúc ngủ sẽ kích thích người bệnh thức dậy nhiều lần để đi tiểu. Một trong các lí do cho tình trạng này là giảm khả năng cô đặc nước tiểu của thận do lão hóa. Khi cơ thể già đi, các tế bào lọc của thận không còn giữ đúng khả năng lọc và cô đặc nước tiểu của nó, hậu quả là tạo ra quá nhiều nước tiểu vào cả ban ngày và ban đêm.

Nhiễm trùng đường tiểu: tình trạng nhiễm trùng đường tiểu gây kích thích bàng quang tống xuất nước tiểu nhiều hơn cả ban ngày lẫn ban đêm. Điều này có thể dẫn tới triệu chứng tiểu đêm.

Do thuốc sử dụng: người lớn tuổi thường hay sử dụng nhiều loại thuốc để điều trị các bệnh nội khoa khác như thuốc tăng huyết áp, thuốc đái tháo đường,…Một trong các loại thuốc này có tác dụng phụ là kéo nước ra khỏi mạch máu, làm cho bệnh nhân phải đi tiểu nhiều hơn. 

Do bệnh nội khoa: như đái tháo đường, bệnh thận, bệnh tăng huyết áp, bệnh suy tim,…

Nếu bạn chưa rõ về các bệnh nội khoa gây tiểu đêm, bạn có thể tra cứu ngay thông tin trong các bài viết sau:

Các rối loạn giấc ngủ: như chứng ngưng thở khi ngủ, rối loạn nhịp ngày đêm,… Để biết đầy đủ thông tin về các rối loạn giấc ngủ hơn, bạn có thể xem thêm thông tin Tại đây.

Do lối sống: như thói quen uống nước, cà phê hoặc rượu bia trước khi đi ngủ.

_____________________________

Bác sĩ tư vấn và hẹn khám

☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246

☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor

☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor 

  HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG

_____________________________

Người lớn tuổi bị bệnh tiểu đêm có nên đi khám bác sĩ không? 

Việc hay thức dậy giữa đêm để đi tiểu có thể gây ra nhiều vấn đề không mong muốn vào ban ngày như thiếu tập trung, ngủ gật, mệt mỏi, và các bệnh khác. Ở bệnh nhân lớn tuổi, bệnh tiểu đêm còn làm gia tăng khả năng té ngã và một trong những biến chứng nặng nề nhất của té ngã là gãy cổ xương đùi, có thể gây tử vong, làm tăng gánh nặng cho y tế và xã hội cũng như gia đình. Do đó, khi có triệu chứng tiểu đêm, bệnh nhân nên đi khám bác sĩ để nhanh chóng tìm ra nguyên nhân và điều trị tận gốc. 

Chẩn đoán và điều trị bệnh tiểu đêm ở người già như thế nào?

Chẩn đoán

Chẩn đoán tiểu đêm chủ yếu dựa vào lời kể của bệnh nhân. Bác sĩ sẽ hỏi bệnh nhân một số câu hỏi về vấn đề đi tiểu cả ban ngày và ban đêm, thói quen uống nước cũng như tiền sử các bệnh nội khoa và tất cả loại thuốc mà bệnh nhân đang sử dụng.

Một số câu hỏi bác sĩ có thể hỏi bệnh nhân khi thăm khám:

  • Triệu chứng này bắt đầu từ khi nào?
  • Một đêm bác phải thức dậy để đi tiểu bao nhiêu lần?
  • Dạo này khi đi tiểu, lượng nước tiểu có ít hơn hồi trước không?
  • Có khi nào bác tiểu dầm không?
  • Có thứ gì làm triệu chứng này khá hơn/tệ hơn không?
  • Ngoài tiểu đêm thì bác còn có triệu chứng nào khác không?
  • Hiện nay bác đang uống những loại thuốc nào?
  • Trong gia đình bác có ai mắc các bệnh về bàng quang hay bệnh đái tháo đường không?

Ngoài hỏi bệnh, bác sĩ sẽ thăm khám kĩ hệ tiết niệu – đường tiểu và cho bệnh nhân thực hiện một số xét nghiệm để tìm nguyên nhân như xét nghiệm máu, xét nghiệm phân tích nước tiểu, siêu âm hệ tiết niệu hoặc nội soi niệu đạo – bàng quang để tìm nguyên nhân thực thể ở đường tiểu có thể gây ra chứng bệnh tiểu đêm.

Điều trị bệnh tiểu đêm ở người lớn tuổi

Điều trị chứng bệnh tiểu đêm ở người lớn tuổi cũng phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh như ở những lứa tuổi khác. Trước hết là thay đổi lối sống và thay đổi các loại thuốc mà bệnh nhân đang sử dụng có thể làm tăng sản xuất nước tiểu. Bệnh nhân nên hạn chế uống quá nhiều nước hay cà phê, rượu bia trước khi đi ngủ, nên tập thói quen đi vệ sinh trước khi đi ngủ để hạn chế việc thức dậy giữa đêm để đi tiểu. Nếu đã xác định được nguyên nhân cụ thể thì phải điều trị triệt để nguyên nhân đó. Khi điều trị tận gốc nguyên nhân gây tiểu đêm thì triệu chứng này sẽ biến mất.

Tiểu đêm có thể là chứng bệnh gây rất nhiều phiền toái cho những bệnh nhân cao tuổi. Tuy nhiên, nếu được chẩn đoán nguyên nhân và điều trị sớm thì triệu chứng này có thể biến mất và bệnh nhân có thể đạt được chất lượng cuộc sống tốt nhất.

Xem đầy đủ cách điều trị bệnh tiểu đêm trong bài viết Cách chữa trị bệnh tiểu đêm.



Bác sĩ khám, điều trị

Nguyễn Tường Vũ

Thạc sĩ-Bác sĩ Nguyễn Tường Vũ

Khoa: Nội thần kinh, Ngoại thần kinh

Nơi làm việc: Bệnh viện Chợ Rẫy

Kinh nghiệm: 28 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Lê Thành Nhân

Thạc sĩ - Bác sĩ Lê Thành Nhân

Khoa: Tâm thần, Nội thần kinh

Nơi làm việc: Bệnh viện Chợ Rẫy

Kinh nghiệm: 7 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Nguyễn Văn Hào

Thạc sĩ Nguyễn Văn Hào

Khoa: Cơ xương khớp, Nội thần kinh, Ngoại thần kinh

Nơi làm việc: Phòng Quân y – Bộ Tư lệnh Pháo binh

Kinh nghiệm: 22 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa cấp 2

Thông tin thêm về Tiểu đêm nhiều lần

Nên chữa bệnh tiểu đêm ở đâu, cần chuẩn bị gì trước khi đi khám?
Chào bác sĩ Hello Doctor, thời gian gần đây tôi thường xuyên phải thức dậy để đi tiểu đêm. Tình trạng này diễn ra hơn 2 tuần rồi khiến tôi...
Bệnh tiểu đêm ở phụ nữ có nguy hiểm không, làm sao để khắc phục
Chào bác sĩ Hello Doctor, thời gian gần đây tôi thường phải thức dậy đi tiểu nhiều lần trong đêm. Trước đây tôi cho rằng bệnh tiểu đêm chỉ thường...
Bệnh tiểu đêm ở nam giới cần phải điều trị như thế nào?
Một trong những vấn đề sức khỏe mà nam giới thường gặp đó chính là tiểu đêm nhiều lần. Tuy không nguy hiểm nhưng bệnh lại gây ra nhiều hệ lụy đối với...
5 nguyên nhân chính gây ra bệnh tiểu đêm nhiều lần
Nguyên nhân của bệnh tiểu đêm nhiều lần rất đa dạng: từ những tình trạng sinh lý, bệnh lý đến những loại thuốc điều trị cũng có thể gây...
Triệu chứng nào giúp nhận biết nhanh bệnh tiểu đêm nhiều lần?
Dựa trên những triệu chứng và quy chuẩn nào để xác định bệnh tiểu đêm nhiều lần? Hãy cùng xem các chuyên gia của Hello Doctor giải...

Đánh giá bài viết Gửi đánh giá

  • Minh Hằng

    Bố tôi thời gian gần đây cũng thường xuyên đi tiểu đêm. Mọi người cứ đoán già đoán non là do thận yếu. Nhờ chia sẻ của bác sĩ mới biết là do nhiều nguyên nhân như vậy. Cảm ơn bác sĩ rất nhiều

    12/11/2018

Bình luận, đặt câu hỏi

Các thông tin cá nhân của bạn sẽ không bị công khai

Nội dung