Tiểu đêm nhiều lần
Tiểu đêm nhiều lần là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng mất ngủ ở nhiều người. Nếu bạn cần thức dậy nhiều hơn hai lần mỗi đêm để đi tiểu, rất có thể bạn đã bị bệnh tiểu đêm.
- Bệnh tiểu đêm là gì
- Nguyên nhân gây ra bệnh tiểu đêm
- Cách chẩn đoán bệnh tiểu đêm
- Điều trị bệnh tiểu đêm
- Biện pháp ngăn chặn
1. Bệnh tiểu đêm là gì?
Tiểu đêm, hoặc đa niệu về đêm có tên tiếng Anh là Nocturia, là thuật ngữ y khoa cho việc đi tiểu nhiều lần vào ban đêm. Trong lúc ngủ, cơ thể của bạn tạo ra ít nước tiểu hơn. Do đó hầu hết mọi người không cần phải thức dậy vào ban đêm để đi tiểu và có thể ngủ liên tục từ 6 đến 8 giờ.
Nếu bạn cần thức dậy nhiều hơn hai lần mỗi đêm để đi tiểu, rất có thể bạn đã bị tiểu đêm. Ngoài việc gây rối loạn giấc ngủ, tiểu đêm cũng có thể là dấu hiệu của một số tình trạng bệnh lý.
Tiểu đêm là triệu chứng phổ biến ở cả nam giới và nữ giới. Bệnh có tác động đáng kể đến chất lượng giấc ngủ của mỗi người.
===
Tham vấn thông tin, tư vấn và hẹn khám bệnh:
===
2. Nguyên nhân gây ra bệnh tiểu đêm
Nguyên nhân của tiểu đêm có thể do lối sống hoặc do tình trạng bệnh lý. Tiểu đêm có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, nhưng thường gặp nhất ở người lớn tuổi.
Tình trạng bệnh lý
Có nhiều tình trạng bệnh lý có thể gây ra tiểu đêm. Nguyên nhân phổ biến của tiểu đêm là nhiễm trùng đường tiết niệu (UTI) hoặc nhiễm trùng bàng quang. Các loại nhiễm trùng này gây ra cảm giác nóng rát thường xuyên và tiểu gấp suốt cả ngày lẫn đêm. Tình trạng này cần phải dùng thuốc kháng sinh để điều trị.
Các tình trạng bệnh lý khác có thể gây tiểu đêm bao gồm:
- Nhiễm trùng hoặc phì đại tuyến tiền liệt
- Sa bàng quang
- Bàng quang hoạt động quá mức (oab)
- Khối u của bàng quang, tuyến tiền liệt, hoặc vùng xương chậu
- Đái tháo đường
- Rối loạn lo âu
- Nhiễm trùng thận
- Phù hoặc sưng chân dưới
- Ngưng thở khi ngủ
- Rối loạn thần kinh, chẳng hạn như bệnh đa xơ cứng (MS), bệnh Parkinson, hoặc nén cột sống
Tiểu đêm cũng phổ biến ở những người bị suy cơ quan, chẳng hạn như suy tim suy gan.
Mang thai
Tiểu đêm có thể là triệu chứng sớm của thai kỳ. Điều này có thể xảy ra vào đầu thai kỳ, hoặc vào những tháng sau đó, khi tử cung ngày càng đè lên bàng quang.
Thuốc men
Một số loại thuốc có tác dụng phụ gây tiểu đêm. Điều này đặc biệt đúng với thuốc lợi tiểu, được kê toa để điều trị tăng huyết áp.
Lối sống
Một nguyên nhân phổ biến khác của tiểu đêm là tiêu thụ quá nhiều chất lỏng. Đồ uống có cồn và caffein có tính lợi tiểu, có nghĩa là uống nhiều rượu khiến cơ thể sản sinh ra nhiều nước tiểu hơn. Tiêu thụ đồ uống có cồn hoặc caffeine quá mức có thể dẫn đến việc thức dậy đi tiểu vào ban đêm.
Một số khác sau khi tiểu đêm một thời gian đã hình thành thói quen thức dậy vào ban đêm để đi tiểu.
Những nguyên nhân gây ra bệnh tiểu đêm nhiều lần
3. Tiểu đêm được chẩn đoán như thế nào?
Có thể khó để chẩn đoán nguyên nhân gây tiểu đêm. Bác sĩ sẽ phải đưa ra nhiều câu hỏi khác nhau để tìm ra. Việc duy trì viết nhật ký trong một vài ngày để ghi lại những gì bạn đã uống và uống bao nhiêu, cùng với mức độ đi tiểu thường xuyên của bạn sẽ rất có ích.
Các câu hỏi mà bác sĩ có thể đưa ra bao gồm:
- Việc tiểu đêm bắt đầu khi nào?
- Bạn phải đi tiểu bao nhiêu lần mỗi đêm?
- Bạn có sản xuất ít nước tiểu hơn trước đây không?
- Bạn có từng tiểu ướt giường trước đây?
- Có điều gì làm cho vấn đề tồi tệ hơn không?
- Bạn có bất kỳ triệu chứng nào khác không?
- Những thuốc bạn đang dùng?
- Tiền sử gia đình về vấn đề bàng quang hoặc đái tháo đường không?
Bạn có thể làm các xét nghiệm như:
- Kiểm tra lượng đường trong máu để kiểm tra bệnh đái tháo đường
- Công thức máu và sinh hóa máu
- Phân tích nước tiểu
- Cấy nước tiểu
- Xét nghiệm suy giảm lượng dịch
- Kiểm tra hình ảnh, chẳng hạn như siêu âm hoặc CT
- Xét nghiệm tiết niệu, như soi bang quang
4. Các phương pháp điều trị bệnh tiểu đêm
Nếu việc tiểu đêm của bạn do thuốc gây ra, việc uống thuốc vào thời gian sớm hơn trong ngày có thể sẽ giúp giảm triệu chứng.
Điều trị tiểu đêm có thể phải dùng thuốc, chẳng hạn như:
- Thuốc kháng cholinergic: giúp giảm các triệu chứng của bàng quang hoạt động quá mức.
- Desmopressin: làm thận tiết ra ít nước tiểu hơn vào ban đêm.
Tiểu đêm có thể là triệu chứng của một tình trạng nghiêm trọng hơn, chẳng hạn như đái tháo đường hoặc nhiễm trùng tiết niệu. Nếu không được điều trị sớm thì tình trạng có thể xấu đi hoặc lan rộng. Tiểu đêm do tình trạng bệnh lý gây ra thường sẽ dừng lại khi bệnh đó được điều trị thành công.
5. Biện pháp ngăn chặn và tiên lượng
Có một số bước có thể giúp giảm bớt tác động của tiểu đêm đến cuộc sống của bạn.
- Giảm lượng nước uống vào từ 2 đến 4 giờ trước khi đi ngủ
- Tránh các đồ uống có chứa cồn và caffeine
- Đi tiểu trước khi đi ngủ.
- Trách các thực phẩm có thể kích thích bàng quang, như sô cô la, thức ăn cay, thực phẩm có tính axit và chất làm ngọt nhân tạo.
- Các bài tập Kegel và vật lý trị liệu sàn chậu có thể giúp tăng cường cơ xương chậu của bạn và cải thiện khả năng kiểm soát bàng quang.
Hãy chú ý đến những điều làm cho các triệu chứng của bạn tồi tệ hơn, từ đó cố gắng sửa đổi thói quen sao cho phù hợp. Viết nhật ký về những gì bạn uống và khi nào sẽ giúp bạn kiểm soát lượng nước nạp vào tốt hơn.
Tiên lượng
Bởi vì tiểu đêm ảnh hưởng đến chu kỳ giấc ngủ của bạn, nó có thể dẫn đến thiếu ngủ, mệt mỏi, buồn ngủ và thay đổi tâm trạng nếu không được điều trị. Trao đổi với bác sĩ của bạn để thảo luận về việc thay đổi lối sống và các lựa chọn điều trị có thể giúp bạn.
Những thông tin hữu ích mà bạn nên tham khảo:
- Nguyên nhân gây ra bệnh tiểu đêm
- Chữa trị bệnh tiểu đêm
- Cách khắc phục tiểu đêm nhiều lần
- Bệnh tiểu đêm ở người gìa
- Bệnh tiểu đêm ở trẻ em
Điều trị bệnh tiểu đêm sớm giúp bạn tránh được tình trạng mất ngủ mạn tính cũng như đảm bảo sức khỏe của bản thân. Vì vậy bạn nên đi khám sớm nếu thấy mình đang có tình trạng tiểu đêm không kiểm soát nhiều lần. Liên hệ ngay với các bác sĩ của Hello Doctor theo số 1900 1246 để được giúp đỡ và hỗ trợ.
Bác sĩ khám, điều trị
Thạc sĩ-Bác sĩ Nguyễn Tường Vũ
Khoa: Nội thần kinh, Ngoại thần kinh
Nơi làm việc: Bệnh viện Chợ Rẫy
Kinh nghiệm: 28 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Thạc sĩ - Bác sĩ Lê Thành Nhân
Khoa: Tâm thần, Nội thần kinh
Nơi làm việc: Bệnh viện Chợ Rẫy
Kinh nghiệm: 7 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Khoa: Cơ xương khớp, Nội thần kinh, Ngoại thần kinh
Nơi làm việc: Phòng Quân y – Bộ Tư lệnh Pháo binh
Kinh nghiệm: 22 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa cấp 2
Bình luận, đặt câu hỏi