Yếu cơ là gì? Teo cơ là gì? Mối liên hệ giữa yếu cơ và teo cơ
Nhiều người có thể bị nhầm lẫn giữa tình trạng yếu cơ và teo cơ. Tuy nhiên đây là hai trạng thái phân biệt và có mối liên hệ qua lại với nhau. Các chuyên gia sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn yếu cơ là gì, teo cơ là gì và hai tình trạng này có liên hệ với nhau như thế nào.
===
Tham vấn thông tin, tư vấn và hẹn khám bệnh:
===
1. Yếu cơ là gì?
Yếu cơ là tình trạng giảm sức mạnh cơ. Yếu cơ thường được phân thành 2 dạng:
- Yếu cơ thật: cơ giảm sức cơ thật sự như trong bệnh loạn dưỡng cơ, rối loạn điện giải…
- Giả yếu cơ: sức cơ vẫn bình thường nhưng người bệnh cảm thấy phải gắng sức hơn bình thường như yếu cơ do Hội chứng mệt mãn tính, Nhiễm Virus…
>>>Để hiểu rõ hơn, bạn có thể xem thêm thông tin tại BỆNH YẾU CƠ LÀ GÌ.
Nguyên nhân gây yếu cơ
Yếu cơ thường do khá nhiều nguyên nhân gây ra:
- Tại cơ:
- Hoạt động gắng sức
- Nhược cơ
- Thiểu sản cơ
- Loạn dưỡng cơ
- Toàn thân:
- Hội chứng mệt mãn tính
- Nhiễm trùng: Nhiễm virus, nhất là trong 3 ngày đầu của bệnh, thường gây ra tình trạng mỏi yếu cơ. Đôi khi có thể có đau nhức khớp đi kèm.
- Rối loạn điện giải
- Thần kinh: Yếu cơ do nhóm nguyên nhân này thường đi kèm với liệt cơ, hoặc rối loạn cảm giác vùng.
- Do tổn thương thần kinh vận động: Yếu cơ do tổn thương neuron I của đường vận động được đặc trưng bằng tổn thương khu trú một số nhóm cơ kết hợp với tăng trương lực, tăng phản xạ gân xương và có phản xạ duỗi gan bàn chân. Vị trí tổn thương của neuron I đường vận động (bó tháp) có thể được chỉ ra bằng sự có mặt của các dấu hiệu lâm sàng khác hoặc bằng vị trí của liệt. Tổn thương neuron II của đường vận động gây liệt vận động với giảm trương lực cơ, mất phản xạ gân xương, không thay đổi phản xạ gan bàn chân trừ khi chính neuron của cung phản xạ gan bàn chân tổn thương. Có thể có co cơ cục bộ. Vị trí của liệt, thay đổi cảm giác là các dấu hiệu quan trọng trong chẩn đoán phân biệt giữa tổn thương rễ, đám rối, hoặc dây. Ở bệnh nhân tổn thương vận động thần kinh cơ, liệt phân bố rời rạc, thường thay đổi, không có rối loạn cảm giác. Trong các bệnh cơ liệt thường rõ ở gốc chi, không rối loạn cảm giác, không rối loạn cơ tròn và không giảm trương lực cơ, không mất phản xạ gân xương ít nhất là cho tới giai đoạn tiến triển.
- Do tổn thương tại não, tủy sống
- Tai biến mạch máu Não
- Bại liệt
- Tổn thương tủy sống: Yếu cơ do nhóm này thường đi theo dây thần kinh chi phối, vùng cơ bị ảnh hưởng khá rộng. Tùy thuộc vào mức độ tổn thương mà liệt cơ có thể xảy ra. Ngoài ra, nguyên nhân tổn thương thần kinh trung ương còn có thể gây ra rối loạn cảm giác vùng. Điều này có nghĩa là, cơ không chỉ bị yếu, giảm phản xạ, mà còn có thể bị dị cảm, mất cảm giác.
>>>Để biết cách điều trị bệnh yếu cơ như thế nào, mời xem tại Cách điều trị bệnh yếu cơ.
_____________________________
☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246
☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor
☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor
HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG
_____________________________
2. Teo cơ là gì?
Teo cơ là tình trạng giảm khối lượng cơ, đồng đều hoặc không đồng đều giữa 2 bên cơ thể. Teo cơ thường do thiếu vận động trầm trọng vùng cơ bị ảnh hưởng. Nguyên nhân thiếu vận động có thể là do bệnh lý hoặc chấn thương.
Một khi cơ bị teo,nhóm cơ đó sẽ trở nên yếu đi, vì khối lượng cơ chính là chìa khóa quy định sức mạnh cơ.
>>>Để hiểu rõ hơn về tình trạng teo cơ, bạn có thể xem tại BỆNH TEO CƠ LÀ GÌ.
Nguyên nhân gây teo cơ
Có nhiều nguyên nhân gây ra teo cơ, bao gồm:
- Loạn dưỡng cơ: Đây là nhóm bệnh phổ biến nhất gây ra teo cơ. Các bệnh loạn dưỡng cơ thường gặp là: Duchenne, Becker, Emery-Dreifuss, loạn dưỡng cơ gốc chi..
- Teo cơ tiến triển
- Teo cơ cột sống
- Teo cơ do tổn thương đa ổ thần kinh
- Bệnh lý thần kinh ngoại biên
- Bại liệt
- Đa xơ cứng
- Gãy xương đùi
- Thoát vị đĩa đệm
Đôi khi, một số bệnh hệ thống, mãn tính cũng gây ra teo cơ như:
- HIV/AIDS
- COPD
- Ung thư
- Bỏng nặng
- Suy thận mạn
- Nhịn đói lâu ngày, suy dinh dưỡng hoặc chán ăn tâm thần
Triệu chứng bị teo cơ
- Cơ bị teo
Cũng như tên gọi của bệnh, biểu hiện rõ ràng nhất của tình trạng teo cơ là sự giảm về kích thước của cơ.
Bạn sẽ chú ý thấy vùng cơ bị teo đi nhỏ hẳn lại so với bên đối diện.
Ví dụ: Khi bị teo cơ tay trái, bạn sẽ thấy tay trái nhỏ hơn tay phải. Nếu tình trạng nghiêm trọng hơn, bạn có thể thấy tay trái yếu hẳn hơn tay phải.
Tuy nhiên, teo cơ thường chỉ ảnh hưởng đến đường kính nhóm cơ, khối lượng cơ, chứ không hề gây sụt giảm chiều dài chi.
- Yếu cơ
Sức mạnh cơ phụ thuộc nhiều vào khối lượng cơ. Do đó, khi khối cơ bị giảm, sức cơ sẽ bị yếu theo. Điều này sẽ đặc biệt thấy rõ ở các trường hợp Teo cơ vùng chân. Người bệnh có các dáng đi bất thường, khó giữ thăng bằng, dễ té.
Cơ chế gây ra teo cơ
Teo cơ là kết quả do sự mất cân đối giữa 2 chu trình tạo cơ và hủy cơ. Ở những người bị teo cơ, chu trình hủy cơ đặc biệt mạnh mẽ, hoặc chu trình tạo cơ bị ức chế. Kết quả là khối lượng cơ bi giảm không được bù trừ dẫn đến teo cơ.
>>>Nếu bạn muốn biết cách chữa bệnh teo cơ như thế nào, mời xem thêm Cách điều trị bệnh teo cơ.
_____________________________
☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246
☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor
☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor
HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG
_____________________________
3. Mối liên hệ giữa yếu cơ và teo cơ
Sức mạnh cơ được quy định bởi khối lượng cơ. Ngược lại, khối lượng cơ tăng lên nhờ sự luyện tập và chế độ dinh dưỡng. Chính vì sự liên quan mật thiết với nhau, khi một trong mai yếu tố yếu sẽ dẫn đến sự suy yếu của cả hai.
Yếu cơ thường dễ xảy ra hơn. Nhưng hầu hết trường hợp yếu cơ chỉ thoáng qua và có thể tự giới hạn. Do đó, diễn tiến đến teo cơ sẽ thường chậm hơn, đòi hỏi thời gian lâu hơn. Teo cơ thường xảy ra khi yếu liệt cơ do các nguyên nhân như: Tổn thương tủy sống, tai biến mạch máu não…
Đối với teo cơ, do khối lượng cơ thường mất thầm lặng, diễn tiến chậm. Đến khi người bệnh phát hiện, tình trạng teo cơ đã khá trầm trọng. Do đó, đối với teo cơ, triệu chứng yếu cơ thường xuất hiện và đồng hành khá sớm trong quá trình bệnh.
Để điều trị bệnh yếu cơ và teo cơ, bạn có thể liên hệ đặt khám với các bác sĩ của Hello Doctor theo số điện thoại 1900 1246.
Bác sĩ khám, điều trị
Thạc sĩ-Bác sĩ Nguyễn Tường Vũ
Khoa: Nội thần kinh, Ngoại thần kinh
Nơi làm việc: Bệnh viện Chợ Rẫy
Kinh nghiệm: 28 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Thạc sĩ - Bác sĩ Lê Thành Nhân
Khoa: Tâm thần, Nội thần kinh
Nơi làm việc: Bệnh viện Chợ Rẫy
Kinh nghiệm: 7 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Khoa: Cơ xương khớp, Nội thần kinh, Ngoại thần kinh
Nơi làm việc: Phòng Quân y – Bộ Tư lệnh Pháo binh
Kinh nghiệm: 22 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa cấp 2
Bình luận, đặt câu hỏi