Những điều cần biết về bệnh tâm thần phân liệt ở trẻ em

Những điều cần biết về bệnh tâm thần phân liệt ở trẻ em

Bệnh tâm thần phân liệt ở trẻ em là một rối loạn tâm thần nghiêm trọng nhưng hiếm gặp, và là nguyên nhân khiến cho một đứa trẻ nhìn nhận hiện thực sai lệch. Bệnh tâm thần phân liệt ảnh hưởng không những đến hành vi, mà còn cảm xúc và cả tư duy của đứa trẻ.

1. Bệnh tâm thần phân liệt ở trẻ em là gì?

2. Dấu hiệu và triệu chứng của bệnh tâm thần phân liệt ở trẻ em

3. Điều trị bệnh tâm thần phân liệt ở trẻ em

4. Bác sĩ điều trị

===

Bác sĩ tham vấn thông tin và hỗ trợ khám bệnh:

✍ Sài Gòn: Các bác sĩ Bv Tâm Thần HCM, Đại Học Y Dược, Đại học Phạm Ngọc Thạch

✍ Hà Nội: Viện Tâm Thần Bạch Mai- Đại Học Quốc Gia (khoa Y) - Đại Học Y Hà Nội.

✍ Đà Nẵng: Bệnh viện tâm thần Đà Nẵng.

☎ Gọi điện tư vấn miễn phí và hẹn khám Bác sĩ: 19001246

⌨ CHAT FACEBOOK

Tư vấn qua CHAT ZALO

===

1. Bệnh tâm thần phân liệt ở trẻ em là gì?

Bệnh tâm thần phân liệt ở trẻ em về cơ bản cũng giống như tâm thần phân liệt người lớn. Sự khác biệt chính là nó bắt đầu sớm hơn nhiều.

Tâm thần phân liệt giai đoạn sớm có thể làm giảm khả năng phát triển tính xã hội, tâm sinh lý cũng như nhận thức của trẻ.

Không có phương pháp chữa bệnh tâm thần phân liệt. Nó đòi hỏi việc điều trị suốt đời, và rất khó để tuân thủ điều trị, vì những người bị tâm thần phân liệt thường không thấy mình bị "bệnh".

_____________________________

Bác sĩ tư vấn và hẹn khám

☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246

☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor

☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor 

  HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG

_____________________________

2. Dấu hiệu và triệu chứng của bệnh tâm thần phân liệt ở trẻ em

Một bác sĩ có thể chẩn đoán một đứa trẻ bị tâm thần phân liệt nếu chúng có hai hoặc nhiều hơn các triệu chứng sau đây trong vòng một tháng hoặc lâu hơn:

Tuy nhiên, trước khi xác nhận chẩn đoán, bác sĩ sẽ đảm bảo rằng các triệu chứng của đứa trẻ không phải là do bất kỳ nguyên nhân hoặc do dùng thuốc khác. Ngoài ra, đứa trẻ cũng phải có chỉ số IQ trên 70 trước khi chẩn đoán được xác nhận.

Một số triệu chứng không bao giờ biến mất, trong khi các triệu chứng khác có thể thuyên giảm dần. Mức độ nghiêm trọng và loại triệu chứng có thể khác nhau tại các giai đoạn trong cuộc đời và khác biệt giữa người này với người khác.

Những dấu hiệu ban đầu là gì?

Một số dấu hiệu sớm bao gồm:

  • Biết bò trễ, tư thế bò bất thường
  • Biết đi trễ 
  • Biết nói trễ 
  • Có các hành vi bất thường, như hay vỗ, vẫy tay

Dấu hiệu ở trẻ vị thành niên

Cũng rất khó để chẩn đoán trẻ vị thành niên bị tâm thần phân liệt vì nhiều thanh thiếu niên có thể có một số hành vi này mà không có rối loạn tâm thần nào.

_____________________________

Bác sĩ tư vấn và hẹn khám

☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246

☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor

☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor 

  HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG

_____________________________

Một số triệu chứng phổ biến nhất ở thanh thiếu niên bao gồm:

  • Thiếu động lực
  • Khó ngủ
  • Xa lánh bạn bè và gia đình
  • Sử dụng chất gây nghiện
  • Học hành sa sút
  • Cáu gắt 
  • Tâm trạng chán nản
  • Hành vi kỳ lạ

Các dấu hiệu muộn của bệnh tâm thần phân liệt

Bệnh tâm thần phân liệt phát triển và thay đổi theo thời gian. Các triệu chứng phát triển muộn có thể bao gồm:

- Ảo giác thường liên quan đến nghe và nhìn thấy những thứ không tồn tại. Ảo giác phổ biến nhất trong bệnh tâm thần phân liệt là nghe thấy giọng nói lạ.

- Những ảo tưởng xảy ra khi trẻ tin vào những điều không có thực. Những ảo tưởng này khác nhau giữa nhận thức tiêu cực và tích cực. Một số ví dụ có thể bao gồm cảm giác được yêu thích hoặc cảm thấy bị tổn thương. Ảo tưởng xảy ra trong hầu hết các trường hợp tâm thần phân liệt.

- Rối loạn tư duy thường không được chứng minh, nhưng được cho là hậu quả của rối loạn ngôn ngữ. Trẻ có thể gặp khó khăn khi giao tiếp, có thể do trả lời các câu hỏi với thông tin không liên quan.

- Hành vi vận động bất thường có thể bao gồm một số dấu hiệu như kích động hay trở nên ngớ ngẩn. Hành vi này khiến trẻ khó hoàn thành các nhiệm vụ được giao.

Các triệu chứng tiêu cực liên quan đến việc trẻ không thể hoạt động bình thường, và có thể ảnh hưởng đến một loạt các hoạt động khác. Ví dụ, một đứa trẻ hoặc thiếu niên có thể bỏ bê vệ sinh cá nhân. Trong những trường hợp khác, đứa trẻ có thể không giao tiếp bằng mắt, có biểu hiện thờ ơ khi nói chuyện, không bao giờ muốn giao lưu với bạn bè, hoặc ít khi tham gia vào các hoạt động.

Theo thời gian bệnh tiến triển, đứa trẻ có thể bắt đầu có nhiều hơn và nhiều hơn nữa các triệu chứng liên quan đến ảo tưởng và ảo giác. Trong các giai đoạn sau, một đứa trẻ có thể trải qua giai đoạn rối loạn tâm thần, nơi chúng thoát ra khỏi hiện thực. Thông thường trong những trường hợp này, đứa trẻ cần phải nằm viện. 

Cuối cùng, điều quan trọng cần biết rằng trẻ em và thanh thiếu niên bị tâm thần phân liệt có xu hướng suy nghĩ và hành động tự tử. Cha mẹ và người chăm sóc nên luôn cẩn trọng khi thấy dấu hiệu của những ý nghĩ tự tử và tìm sự giúp đỡ ngay lập tức.

_____________________________

Bác sĩ tư vấn và hẹn khám

☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246

☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor

☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor 

  HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG

_____________________________

Khám và điều trị bệnh tâm thần phân liệt ở trẻ em

Khi nào nên đi khám bác sĩ?

Nhiều dấu hiệu và triệu chứng, đặc biệt là các dấu hiệu sớm của bệnh tâm thần phân liệt rất giống các bệnh khác. Phụ huynh nên tìm sự trợ giúp của bác sĩ nếu họ nhận thấy một số điều sau đây:

  • Hành vi hung hăng
  • Những ý tưởng và lời nói kì quặc
  • Chậm phát triển so với bạn bè đồng trang lứa
  • Thiếu quan tâm đến xã hội 
  • Nhầm lẫn giữa giấc mơ với thực tế
  • Học kém
  • Bị hoang tưởng
  • Không đáp ứng được các hành vi bình thường  hàng ngày
  • Thiếu cảm xúc hoặc cảm xúc không thích hợp

_____________________________

Bác sĩ tư vấn và hẹn khám

☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246

☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor

☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor 

  HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG

_____________________________

3. Điều trị bệnh tâm thần phân liệt ở trẻ em

Chẩn đoán

Bác sĩ sẽ cần phải loại trừ những rối loạn sức khoẻ tâm thần khác. Đồng thời, đảm bảo rằng các triệu chứng không phải do thuốc, ma túy, rượu hoặc các tình trạng sức khoẻ khác.

Thông thường, chẩn đoán bao gồm:

- Tầm soát và kiểm tra giúp bác sĩ loại trừ nguyên nhân do các rối loạn sức khoẻ tâm thần khác hay sử dụng ma túy và rượu. Tầm soát có thể bao gồm chụp quét hình ảnh.

- Khám sức khoẻ để loại trừ các tình trạng sức khỏe khác.

- Kiểm tra tâm lý của trẻ bao gồm việc quan sát vẻ ngoài và thái độ của đứa trẻ, đánh giá suy nghĩ, cảm xúc, khuynh hướng gây tổn thương cho người khác, khả năng suy nghĩ, tâm trạng, chức năng và lo âu.

- Chẩn đoán bằng cách sử dụng Cẩm nang Chẩn đoán và Thống kê rối loạn tâm thần (DSM-5), với các định nghĩa, tiêu chí chính xác cho bệnh tâm thần phân liệt ở trẻ em.

Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể kê toa một số loại thuốc trước khi chẩn đoán bệnh tâm thần phân liệt để giúp ngăn đứa trẻ làm hại bản thân hoặc người khác.

_____________________________

Bác sĩ tư vấn và hẹn khám

☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246

☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor

☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor 

  HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG

_____________________________

Điều trị

Một số phương pháp điều trị phổ biến nhất bao gồm:

  • Thuốc, như thuốc chống loạn thần
  • Giáo dục kỹ năng sống và đào tạo trong các tình huống xã hội, học tập, và gia đình
  • Liệu pháp tâm lý cho cả đứa trẻ và gia đình
  • Nhập viện để điều trị trong giai đoạn khủng hoảng

Tùy vào tình trạng của trẻ mà bác sĩ sẽ đưa ra những phương án điều trị thích hợp. Lưu ý rằng gia đình cần phải giám sát quá trình điều trị của trẻ, không nên để trẻ tự ý sử dụng thuốc. 



Bác sĩ khám, điều trị

Nguyễn Thi Phú

Thạc sĩ - Bác sĩ Nguyễn Thi Phú

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Bệnh viện Đại Học Y Dược

Kinh nghiệm: 21 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Nguyễn Trọng Tuân

Bác sĩ Nguyễn Trọng Tuân

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Bệnh viện Tâm thần TP Hồ Chí Minh

Kinh nghiệm: 23 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Thông tin thêm về Tâm thần phân liệt

Tiêu chuẩn và phương pháp chẩn đoán bệnh tâm thần phân liệt
Tâm thần phân liệt là một căn bệnh mà hầu hết mọi người đều không phát hiện ra được. Nếu không được...
Tâm thần phân liệt thể paranoid - Nguyên nhân và cách điều trị
Tâm thần phần liệt thể Paranoid hay tâm thần phân liệt thể hoang tưởng là dạng hay gặp nhất của bệnh tâm thần phân liệt. Nguyên nhân gây...
Tâm thần phân liệt mang thai
Tâm thần phân liệt (Schizophrenia) là một rối loạn tâm thần đặc trưng bởi một sự suy giảm quá trình suy nghĩ và sự thiếu hụt các...
Tâm thần phân liệt ẩn
Tâm thần phân liệt là một rối loạn tâm thần mãn tính và nghiêm trọng ảnh hưởng đến cách một người suy nghĩ, cảm nhận và cư xử....
Nguyên nhân gây ra tâm thần phân liệt
Tâm thần phân liệt (Schizopheria) là một rối loạn tâm thần thường xuất hiện ở tuổi vị thành niên hoặc tuổi trưởng thành sớm. Đặc trưng bởi ảo...

Đánh giá bài viết Gửi đánh giá

    Bình luận, đặt câu hỏi

    Các thông tin cá nhân của bạn sẽ không bị công khai

    Nội dung