Tâm thần phân liệt thể paranoid - Nguyên nhân và cách điều trị

Tâm thần phân liệt thể paranoid - Nguyên nhân và cách điều trị

Tâm thần phần liệt thể Paranoid hay tâm thần phân liệt thể hoang tưởng là dạng hay gặp nhất của bệnh tâm thần phân liệt. Nguyên nhân gây bệnh là gì? Cách điều trị như thế nào? Mời bạn tham khảo trong bài viết sau đây.

1. Nguyên nhân tâm thần phân liệt thể paranoid

2. Triệu chứng tâm thần phân liệt thể paranoid

3. Điều trị tâm thần phân liệt thể paranoid

===

Bác sĩ tham vấn thông tin và hỗ trợ khám bệnh:

✍ Sài Gòn: Các bác sĩ Bv Tâm Thần HCM, Đại Học Y Dược, Đại học Phạm Ngọc Thạch

✍ Hà Nội: Viện Tâm Thần Bạch Mai- Đại Học Quốc Gia (khoa Y) - Đại Học Y Hà Nội.

✍ Đà Nẵng: Bệnh viện tâm thần Đà Nẵng.

☎ Gọi điện tư vấn miễn phí và hẹn khám Bác sĩ: 19001246

⌨ CHAT FACEBOOK

Tư vấn qua CHAT ZALO

===

Bệnh tâm thần phân liệt thể Paranoid là bệnh khá phổ biến, theo Tổ chức Y tế Thế giới tỷ lệ người mắc bệnh tâm thần phân liệt  trên thế giới là 0,6-1,5% dân số, ở nước ta tỷ lệ này là 0,7%, trong đó thể Paranoid chiếm đến 65% tổng số bệnh nhân tâm thần phân liệt.

Bệnh chủ yếu khởi phát ở lứa tuổi trẻ từ 15-25 tuổi, là lứa tuổi học tập và lao động và một trong những biểu hiện chính là chứng hoang tưởng

Các loại hoang tưởng, ảo giác thường gặp ở bệnh nhân tâm thần phân liệt thể Paranoid là

  • Hoang tưởng bị truy hại (chiếm khoảng 68,63%)
  • Hoang tưởng bị chi phối (chiếm 50%),
  • Hoang tưởng bị kiểm soát (chiếm 30,395%), ảo giác chủ yếu là ảo thanh (chiếm đến 86,6%).

1. Nguyên nhân

Nguyên nhân chính xác của tâm thần phân liệt thể hoang tưởng vẫn chưa được biết rõ. Bản thân bệnh tâm thần phân liệt có mối liên quan mật thiết giữa các thành viên trong gia đình do đó có khả năng liên quan đến di truyền.

Tuy nhiên, không phải ai  có một thành viên trong gia đình bị tâm thần phân liệt sẽ phát triển chứng rối loạn này. Và không phải tất cả những người phát triển tâm thần phân liệt sẽ có triệu chứng hoang tưởng.

Các yếu tố nguy cơ cho tình trạng này bao gồm:

  • Bất thường về não
  • Bị lạm dụng thời thơ ấu
  • Mức oxy thấp khi sinh
  • Rời xa hoặc mất cha mẹ ở độ tuổi trẻ
  • Mẹ tiếp xúc với virus trong giai đoạn phôi thai hoặc trước khi sinh

_____________________________

Bác sĩ tư vấn và hẹn khám

☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246

☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor

☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor 

  HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG

_____________________________

2. Triệu chứng

  • Rối loạn giấc ngủ như mất ngủ, khó ngủ, không ngủ, đảo giấc (ngày ngủ đêm thức). Có trường hợp dẫn đến căng thẳng, mất ngủ, đờ đẫn không muốn ăn uống hay hoạt động gì, suốt ngày ngồi hay nằm một chỗ. Tuy nhiên có khi bệnh nhân không có loại rối loạn này. Bạn có thể tìm hiểu thêm về chứng rối loạn giấc ngủ trong bài viết: Rối loạn giấc ngủ - Nguyên nhân và cách điều trị.
  • Có những rối loạn về hành vi, rối loạn về cảm xúc như cảm giác hai chiều vừa yêu vừa ghét hay cảm xúc trái ngược là người thân thì rất ghét, căm thù nhưng người dưng lại tin yêu hay đi dự đám ma thì cười nhưng đi đám cưới lại khóc.
  • Bệnh nhân còn có các triệu chứng điển hình như đi lang thang, nhặt rác, tích trữ các vật dụng bỏ đi, cười một mình, tự trò chuyện một mình, nói chuyện, cười nói một mình...
  • Dấu hiệu đáng quan tâm nhất mà bác sĩ thường ghi chẩn đoán là "ảo thanh bình phẩm" hay ảo thanh. Tức là bệnh nhân thường nghe có tiếng nói chuyện trong đầu, hoặc tiếng nói trong bụng phát ra. Có khi là tiếng nói xấu hoặc khen bệnh nhân, có khi phân tích, nhận xét những hành vi, suy nghĩ của bệnh nhân. Thậm chí tiếng nói đó ra lệnh, bắt bệnh nhân làm theo việc này việc khác, trong đầu bệnh nhân nhiều lúc có tiếng đó. Một số trường hợp bị chứng ảo giác, thỉnh thoảng cứ nghe ai nói chuyện, ra lệnh, bình phẩm, bắt ép phải làm thế này, thế kia....
  • Bệnh nhân còn có biểu hiện hoang tưởng ma nhập, người chết nhập vào, luôn có cảm giác bị theo dõi, bị hại, bị bắt, bị giết, bị bệnh. Có người lại có hoang tưởng phát minh, nghiên cứu sáng chế... Thực tế rất nhiều bệnh nhân tuy mắc bệnh hoang tưởng ảo giác nhưng nói năng lưu loát, trí nhớ tốt, thậm chí nhớ tốt hơn người bình thường.

Rối loạn hành vi mức độ nặng có thể dẫn đến hành động sử dụng vũ khí, đột nhập vào nhà người khác

_____________________________

Bác sĩ tư vấn và hẹn khám

☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246

☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor

☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor 

  HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG

_____________________________

3. Điều trị bệnh tâm thần phân liệt thể Paranoid

3.1. Dùng thuốc

Các loại thuốc được gọi là thuốc chống loạn thần có thể giúp làm giảm bớt các triệu chứng chính, chẳng hạn như ảo tưởng và ảo giác. Những loại thuốc này hoạt động bằng cách kiểm soát dopamine trong não. Bao gồm:

  • Chlorpromazine (Thorazine)
  • Fluphenazine (Modectate)
  • Haloperidol (Haldol)
  • Perphenazine (Trilafon)

Có thể mất chút thời gian để tìm đúng loại thuốc và liều lượng phù hợp nhất với bạn. Bạn có thể thấy các triệu chứng giảm đi ngay lập tức. Đôi khi có thể không thấy tác dụng đầy đủ của điều trị trong 3 đến 6 tuần. Đối với một số người, thuốc có thể mất đến 12 tuần để đạt hiệu quả đầy đủ.

Một số loại thuốc có thể tiếp tục cải thiện các triệu chứng trong suốt nhiều tháng. Có nguy cơ tác dụng phụ, chẳng hạn như:

  • Chóng mặt
  • Buồn ngủ và mệt mỏi
  • Khô miệng
  • Huyết áp thấp
  • Buồn nôn
  • Ói mửa
  • Chuyển động không thể kiểm soát
  • Thay đổi thị lực
  • Tăng cân

3.2. Trị liệu tâm lý

Các lựa chọn trị liệu có thể bao gồm các liệu pháp nhóm tâm lý. Liệu pháp nhóm có thể hữu ích vì bạn sẽ ở cùng với những người khác trải qua những trải nghiệm tương tự. Nó cũng giúp chống lại sự bị cô lập với người mắc tâm thần phân liệt thường gặp phải.

Những phương pháp này kết hợp liệu pháp trò chuyện với các chiến lược xã hội để giúp bạn giải quyết những vấn đề xảy ra hàng ngày. Trong các buổi trị liệu, bạn học được các kỹ thuật quản lý căng thẳng, cũng như các dấu hiệu cảnh báo trước về chứng rối loạn tâm thần.

_____________________________

Bác sĩ tư vấn và hẹn khám

☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246

☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor

☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor 

  HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG

_____________________________

3.3. Điều trị nội trú (Nhập viện)

Khi phát hiện sớm, tâm thần phân liệt với chứng hoang tưởng có thể đáp ứng thành công với thuốc và liệu pháp. Tuy nhiên, nếu người bệnh có nguy cơ gây hại cho bản thân hoặc người khác, có thể phải nhập viện.

Nhập viện đôi khi cũng đượcchỉ định cho những người không thể tự cung cấp cho mình những nhu cầu cơ bản như quần áo, thực phẩm và chỗ ở.

Yếu tố gia đình rất quan trọng trong việc chăm sóc, nhắc nhở bệnh nhân tự giác uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ và tái khám đúng hẹn. Bệnh nhân có thể làm việc nhưng không được làm việc nặng nhọc, thức đêm. Không uống rượu, bia, hút thuốc lá. Với trà, cà phê có thể dùng chừng mực.

​​Bạn có thể liên hệ với các bác sĩ của Hello Doctor chúng tôi để nhận được sự hỗ trợ và giúp đỡ qua số điện thoại 1900 1246.



Bác sĩ khám, điều trị

Lê Thành Nhân

Thạc sĩ - Bác sĩ Lê Thành Nhân

Khoa: Tâm thần, Nội thần kinh

Nơi làm việc: Bệnh viện Chợ Rẫy

Kinh nghiệm: 7 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Nguyễn Thi Phú

Thạc sĩ - Bác sĩ Nguyễn Thi Phú

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Bệnh viện Đại Học Y Dược

Kinh nghiệm: 21 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Nguyễn Trọng Tuân

Bác sĩ Nguyễn Trọng Tuân

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Bệnh viện Tâm thần TP Hồ Chí Minh

Kinh nghiệm: 23 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Lê Duy

Bác sĩ Lê Duy

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Trung tâm Pháp Y Tâm thần Khu vực TP. Hồ Chí Minh

Kinh nghiệm: 15 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Vũ Ngọc Anh Thư

Bác sĩ Vũ Ngọc Anh Thư

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Hello Doctor

Kinh nghiệm: 11 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Vũ Thị Lan

Bác sĩ Chuyên khoa II Vũ Thị Lan

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Viện Sức khỏe Tâm thần Quốc gia - Bệnh viện Bạch Mai

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Phạm Công Huân

Bác sĩ Chuyên khoa II Phạm Công Huân

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Bệnh viện Bạch Mai

Kinh nghiệm: 12 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Nguyễn Viết Chung

Thạc sĩ Nguyễn Viết Chung

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Khoa Y Dược - Đại học Quốc Gia Hà Nội.

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Phan Đình Huệ

Bác sĩ Phan Đình Huệ

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Bệnh viện Tâm thần thành phố Đà Nẵng

Kinh nghiệm: 19 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Phạm Thị Hoài Mai

Bác sĩ Phạm Thị Hoài Mai

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Bệnh viện Tâm thần Đà Nẵng

Kinh nghiệm: 4 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Nguyễn Thúy Anh

Bác sĩ Nguyễn Thúy Anh

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Bệnh viện Tâm thần Hà Nội

Kinh nghiệm: 16 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Lê Thị Phương Thảo

Thạc sĩ - Bác sĩ nội trú Lê Thị Phương Thảo

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Bệnh viện Bạch Mai

Kinh nghiệm: 11 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Thông tin thêm về Tâm thần phân liệt

Tiêu chuẩn và phương pháp chẩn đoán bệnh tâm thần phân liệt
Tâm thần phân liệt là một căn bệnh mà hầu hết mọi người đều không phát hiện ra được. Nếu không được...
Tâm thần phân liệt mang thai
Tâm thần phân liệt (Schizophrenia) là một rối loạn tâm thần đặc trưng bởi một sự suy giảm quá trình suy nghĩ và sự thiếu hụt các...
Tâm thần phân liệt ẩn
Tâm thần phân liệt là một rối loạn tâm thần mãn tính và nghiêm trọng ảnh hưởng đến cách một người suy nghĩ, cảm nhận và cư xử....
Nguyên nhân gây ra tâm thần phân liệt
Tâm thần phân liệt (Schizopheria) là một rối loạn tâm thần thường xuất hiện ở tuổi vị thành niên hoặc tuổi trưởng thành sớm. Đặc trưng bởi ảo...
Phân biệt bệnh tâm thần phân liệt và trầm cảm như thế nào?
Tâm thần phân liệt và trầm cảm đều là 2 bệnh lý về tâm thần khá phổ biến hiện nay. Vậy...

Đánh giá bài viết Gửi đánh giá

  • Hà Nguyễn

    Chào bác sĩ. Con gái tôi mắc chứng bệnh tâm thần phân liệt đã mấy tháng nay nhờ bác sĩ tư vấn và giúp đỡ bệnh tình đã thuyên giảm. Cảm ơn bác sĩ.

    11/08/2018

Bình luận, đặt câu hỏi

Các thông tin cá nhân của bạn sẽ không bị công khai

Nội dung