Phân biệt bệnh tâm thần phân liệt và trầm cảm như thế nào?
Tâm thần phân liệt và trầm cảm đều là 2 bệnh lý về tâm thần khá phổ biến hiện nay. Vậy phân biệt tâm thần phân liệt và trầm cảm như thế nào? Hãy cùng Hello Doctor tìm hiểu trong bài viết sau đây.
===
Bác sĩ tham vấn thông tin và hỗ trợ khám bệnh:
✍ Sài Gòn: Các bác sĩ Bv Tâm Thần HCM, Đại Học Y Dược, Đại học Phạm Ngọc Thạch
✍ Hà Nội: Viện Tâm Thần Bạch Mai- Đại Học Quốc Gia (khoa Y) - Đại Học Y Hà Nội.
✍ Đà Nẵng: Bệnh viện tâm thần Đà Nẵng.
☎ Gọi điện tư vấn miễn phí và hẹn khám Bác sĩ: 19001246
===
1. Về bản chất
Tâm thần phân liệt là một rối loạn tâm thần nghiêm trọng khiến người bệnh nhìn thực tế một cách bất thường, đặc trưng bởi sự suy giảm quá trình suy nghĩ và sự thiếu hụt các đáp ứng cảm xúc điển hình. Những bệnh nhân mắc phải tâm thần phân liệt cần phải được điều trị lâu dài.
Bệnh trầm cảm (Depression) hay còn được gọi là một rối loạn về cảm xúc, có đặc điểm chung là mang đến những cảm giác buồn bã, mất hứng thú kéo dài gây ra những tác hại không thể lường trước.
Để hiểu rõ hơn về bệnh tâm thần phân liệt và bệnh trầm cảm: nguyên nhân, tác hại và cách điều trị, bạn có thể tham khảo tại bài viết:
_____________________________
☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246
☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor
☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor
HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG
_____________________________
2. Về tần số
Theo bác sĩ Nguyễn Trọng Tuân - Hello Doctor
Có khoảng 25% những bệnh nhân được chẩn đoán tâm thần phân liệt cũng có đủ những tiêu chuẩn chẩn đoán cho bệnh trầm cảm. Cụ thể hơn, những triệu chứng của bệnh trầm cảm có thể xuất hiện trong suốt cả quá trình bệnh lý của tâm thần phân liệt, kể từ lúc khởi phát triệu chứng, bệnh nhân thường có các dấu hiệu như cảm thấy lạc lối, hay tuyệt vọng.
Tần suất lưu hành của bệnh trầm cảm vào khoảng 7%, với nhiều điểm khác biệt giữa hai giới và giữa các độ tuổi khác nhau. Chi tiết hơn, tần số mắc phải trầm cảm ở độ tuổi từ 18 đến 29 cao gấp 3 lần ở những đối tượng 60 tuổi, và tần số mắc bệnh ở nữ cao gấp 1,5 – 3 lần so với ở nam giới.
Rối loạn trầm cảm có thể xuất hiện ở mọi độ tuổi, tuy nhiên, khởi phát bệnh thường được ghi nhận ở những bệnh nhân 20 tuổi.
Ở nam, tâm thần phân liệt thường khởi phát ở giữa tuổi 20. Ở phụ nữ, những dấu hiệu có thể xuất hiện từ những năm cuối cùng ở cùng độ tuổi. Trẻ em thường ít khi mắc phải căn bệnh này, và nó cũng ít được phát hiện trên những người hơn 45 tuổi.
_____________________________
☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246
☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor
☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor
HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG
_____________________________
3. Về triệu chứng của bệnh
3.1 Trầm cảm
Dấu hiệu thường gặp nhất ở những bệnh nhân trầm cảm là sự suy giảm hứng thú hay cảm xúc, khiến cho người bệnh suy giảm khả năng hoạt động, kéo dài ít nhất 2 tuần, đặc trưng bởi ít nhất 5 (hoặc hơn) các triệu chứng sau (trong đó 2 triệu chứng đầu tiên cần phải hiện diện để có thể chẩn đoán trầm cảm):
- Tâm trạng chán nản hầu như suốt ngày, và gần như vào mọi ngày
- Suy giảm hứng thú với mọi, hoặc gần như mọi hoạt động, trong gần cả ngày, và mọi ngày
- Sụt cân hay tăng cân quá mức, hoặc thay đổi khẩu vị (ăn nhiều hơn hay ít hơn) gần như mọi ngày
- Rối loạn giấc ngủ (mất ngủ hay ngủ quá mức) gần như mọi ngày
- Tăng động do tâm lý (không thể nghỉ ngơi) hoặc hoạt động chậm chạp gần như mọi ngày
- Mệt mỏi hay thiếu năng lượng gần như mọi ngày
- Cảm thấy tội lỗi, cảm thấy bản thân không xứng đáng gần như mọi ngày
- Suy giảm khả năng suy nghĩ hoặc tập trung hoặc khả năng đưa ra quyết định gần như mọi ngày
- Có những suy nghĩ lặp đi lặp lại về cái chết, về tự sát, có mong muốn tự sát hay thậm chí là kế hoạch cụ thể để tự sát.
Để có thể hội đủ tiêu chuẩn chẩn đoán trầm cảm, những triệu chứng của bệnh nhân phải là những triệu chứng để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng cho các chức năng về công việc, xã hội, hay về những lĩnh vực khác, và những dấu hiệu đó có thể không thuộc về một bệnh lý đặc hiệu nào khác.
_____________________________
☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246
☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor
☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor
HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG
_____________________________
3.2 Tâm thần phân liệt
Tâm thần phân liệt để lại nhiều hậu quả, mà trong đó là những vấn đề về sự suy nghĩ, nhận thức, hành vi hoặc tâm trạng. Các triệu chứng và dấu hiệu đó có thể rất đa dạng, nhưng thường gặp nhất là ảo tưởng, ảo giác, hay rối loạn ngôn ngữ, phản ánh sự suy yếu trong chức năng của não bộ. Cụ thể là :
- Ảo tưởng
- Ảo giác
- Rối loạn suy nghĩ (ngôn ngữ).
- Rối loạn hành vi trầm trọng
- Khó ngủ
- Dễ bị kích động hay trầm cảm
- Thiếu động lực sống
- Những hậu quả tiêu cực khác, do nguyên nhân suy giảm hay mất hoàn toàn khả năng hoạt động bình thường. Ví dụ, bệnh nhân có thể không còn quan tâm đến vệ sinh cá nhân của mình, không thể thể hiện được cảm xúc cá nhân. Bệnh nhân cũng có thể mất đi hứng thú cho các công việc thường ngày, không còn tham gia vào các hoạt động xã hội, không còn trải nghiệm được các sự hứng thú.
- Ý nghĩ, hành vi, ý định tự sát
Khi những triệu chứng của trầm cảm kết hợp với bệnh tâm thần phân liệt, chúng sẽ càng làm ảnh hưởng đến tâm lý xã hội của bệnh nhân, đồng thời làm tăng nguy cơ tự sát của họ. Khoảng 5%-6% bệnh nhân tâm thần phân liệt chết do tự sát và khoảng 20% có ý định tự sát, nhưng nguy cơ tự sát tồn tại trong xuyên suốt những đợt trầm cảm của bệnh tâm thần phân liệt.
Bác sĩ khám, điều trị
Thạc sĩ - Bác sĩ Lê Thành Nhân
Khoa: Tâm thần, Nội thần kinh
Nơi làm việc: Bệnh viện Chợ Rẫy
Kinh nghiệm: 7 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Thạc sĩ - Bác sĩ Nguyễn Thi Phú
Khoa: Tâm thần
Nơi làm việc: Bệnh viện Đại Học Y Dược
Kinh nghiệm: 21 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Khoa: Tâm thần
Nơi làm việc: Bệnh viện Tâm thần TP Hồ Chí Minh
Kinh nghiệm: 23 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Khoa: Tâm thần
Nơi làm việc: Trung tâm Pháp Y Tâm thần Khu vực TP. Hồ Chí Minh
Kinh nghiệm: 15 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Bác sĩ Chuyên khoa II Vũ Thị Lan
Khoa: Tâm thần
Nơi làm việc: Bệnh viện tuyến Trung Ương
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Bác sĩ Chuyên khoa II Phạm Công Huân
Khoa: Tâm thần
Nơi làm việc: Bệnh viện tuyến Trung Ương
Kinh nghiệm: 12 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Khoa: Tâm thần
Nơi làm việc: Bệnh viện Tâm thần thành phố Đà Nẵng
Kinh nghiệm: 19 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Thạc sĩ - Bác sĩ nội trú Lê Thị Phương Thảo
Khoa: Tâm thần
Nơi làm việc: Bệnh viện tuyến Trung Ương
Kinh nghiệm: 11 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Bình luận, đặt câu hỏi