Tâm thần phân liệt mang thai
Tâm thần phân liệt (Schizophrenia) là một rối loạn tâm thần đặc trưng bởi một sự suy giảm quá trình suy nghĩ và sự thiếu hụt các đáp ứng cảm xúc điển hình.
1. Triệu chứng tâm thần phân liệt mang thai
2. Tâm thần phân liệt và thai nghén
===
Bác sĩ tham vấn thông tin và hỗ trợ khám bệnh:
✍ Sài Gòn: Các bác sĩ Bv Tâm Thần HCM, Đại Học Y Dược, Đại học Phạm Ngọc Thạch
✍ Hà Nội: Viện Tâm Thần Bạch Mai- Đại Học Quốc Gia (khoa Y) - Đại Học Y Hà Nội.
✍ Đà Nẵng: Bệnh viện tâm thần Đà Nẵng.
☎ Gọi điện tư vấn miễn phí và hẹn khám Bác sĩ: 19001246
===
Các triệu chứng thường gặp bao gồm ảo giác, nghe thấy tiếng động hay giọng nói đến từ tâm trí và tự thức biến nó thành những cảm xúc tiêu cực và tích cực, bởi vì sự tương tác đó đã tác động đến cảm xúc nên dẫn đến phản ứng hành vi không rõ ràng của bệnh nhân, thỉnh thoảng thường có thái độ căm ghét, thù hận những người thân, gia đình và xã hội. Chỉ những tác động nhỏ đủ khiến cho người bệnh mất đi sự ý thức, nhận thức xong đó lo sợ, hoảng loạn, giận dữ xong đó cư xử với người tác động và xung quanh với những hành vi thiếu kiểm soát. Người bệnh bị rối loạn suy nghĩ, vô cảm và thiếu động lực sống, bất ổn trí nhớ. Bệnh gây rối loạn các chức năng xã hội và ảnh hưởng lớn đến công việc. Bệnh hay gặp ở người trẻ trưởng thành với tỉ lệ ước tính trên toàn cầu khoảng 0.3–0.7%. Việc chẩn đoán dựa trên quan sát hành vi và những cảm nhận do người bệnh thuật lại.
Hút thuốc trong khi có thai làm tăng nguy cơ mắc bệnh tâm thần phân liệt cho trẻ
1. Triệu chứng
Các triệu chứng của tâm thần phân liệt được chia làm ba phương diện: dương tính, âm tính và rối loạn tổ chức.
Triệu chứng dương tính
Một trong những triệu chứng phổ biến nhất và dễ thấy nhất chính là ảo giác, hoặc trải nghiệm của giác quan không đến từ kích thích thật sự. Mặc dù ảo giác có thể xảy ra với bất kỳ giác quan nào, nhưng thông thường, người mắc tâm thần phân liệt trải nghiệm nó dưới dạng huyễn thính – nghe thấy giọng nói không có thật. Nhiều bệnh nhân nghe thấy giọng nói bên tai nhận xét về hành vi của họ hay ra lệnh cho họ. Người khác thì nghe thấy nhiều giọng nói đang cãi lộn với nhau.
Hoang tưởng
Trong những trường hợp tệ nhất, bệnh nhân cố hết sức và khăng khăng bảo vệ niềm tin ảo tưởng của mình mặc cho những bằng chứng trái ngược hiện ra ngay trước mắt. Lo lắng là một đặc tính khác của ảo tưởng. Trong chu kỳ loạn tinh thần cấp tính, người bệnh không thể nào ngưng suy nghĩ về những niềm tin không thật đó.
_____________________________
☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246
☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor
☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor
HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG
_____________________________
Nhiều bệnh nhân tâm thần phân liệt mắc chứng hoang tưởng, hoặc có những niềm tin đặc thù kỳ quái dù cho nó có lố bịch thế nào đi chăng nữa
Triệu chứng âm tính
Triệu chứng âm tính là sự khuyết thiếu những phản ứng đặc thù về cảm xúc, ngôn ngữ hay động lực. Và bởi vì thế, ban đầu nó thường rất khó thấy và khó phát hiện hơn triệu chứng dương tính. Nó cũng thường ổn định qua thời gian hơn là triệu chứng dương tính vì triệu chứng dương tính biến đổi nghiêm trọng khi bệnh nhân ở trong và ở ngoài chu kỳ loạn tinh thần.
Một trong những triệu chứng điển hình của dạng tiêu cực chính là người bệnh không thể hiện bất kỳ cảm xúc nào, được gọi là “Diễn đạt cảm xúc bị giảm thiểu” hoặc “hiệu ứng cảm xúc cùn mòn” . Bệnh nhân với chứng này thường không thể hiện bất kỳ dấu hiện cảm xúc hay suy nghĩ. Họ không vui cũng chẳng buồn, và có vẻ thờ ơ với môi trường chung quanh. Gương mặt họ vô cảm và lãnh đạm.
Một dạng khác của sự thiếu hụt cảm xúc chính là không thể cảm nhận được khoái lạc. Nhiều người mắc tâm thần phân liệt trở nên cách ly với xã hội.
Một dạng triệu chứng âm tính khác đó là nhiễu loạn ngôn ngữ. Một kiểu của triệu chứng này được gọi là “nghèo nàn ngôn ngữ”, người bệnh giảm thiểu số luợng ngôn ngữ.
Rối loạn tổ chức
Một số triệu chứng của bệnh tâm thần phân liệt khó có thể phân loại vào tích cực hay tiêu cực, và được đặt riêng là rối loạn tổ chức.
Một triệu chứng quan trọng trong tập hợp các triệu chứng của tâm thần phân liệt là ngôn ngữ vô tổ chức. Nó liên quan đến xu hướng những gì bệnh nhân nói không có lý hoặc không có nghĩa gì cả. Dấu hiệu của ngôn ngữ vô tổ chức chính là trả lời những câu không liên quan gì đến câu hỏi, ý tưởng rời rạc không kết nối và dùng từ ngữ theo kiểu khác thường. Triệu chứng này cũng được gọi là “rối loạn suy nghĩ”. Những đặc điểm thường gặp ở ngôn ngữ vô tổ chức chính là chuyển đổi chủ đề trò chuyện quá đột ngột, trả lời chẳng ăn nhập gì với câu hỏi, hoặc lặp đi lặp lại một từ hoặc một cụm từ liên tục.
_____________________________
☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246
☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor
☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor
HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG
_____________________________
2. Tâm thần phân liệt và thai nghén
Theo một nghiên cứu mới, phụ nữ bị tâm thần phân liệt có nguy cơ gia tăng các vấn đề nghiêm trọng trong khi mang thai và sinh con.
Các nhà nghiên cứu Canada đã phân tích dữ liệu về các ca sinh tại tỉnh Ontario từ 2002 đến 2011 và thấy rằng tiền sản giật, sinh non và các biến chứng thai kỳ và sinh đẻ nghiêm trọng khác có khả năng xảy ra gấp đôi ở phụ nữ bị tâm thần phân liệt hơn so với những người không bị rối loạn tâm thần.
Phụ nữ bị tâm thần phân liệt có nhiều khả năng phát triển rau bong non (trong đó nhau thai tách khỏi tử cung trước khi em bé ra đời) và sốc nhiễm khuẩn, tỷ lệ cao mổ lấy thai và những tai biến, biến chứng nặng hơn trước trong và sau khi sinh đẻ.
Các nhà nghiên cứu đã kiểm tra hồ sơ cho các bà mẹ mới trong độ tuổi từ 15 đến 49, và thấy rằng nguy cơ tử vong chu sinh là lớn gấp năm lần đối với phụ nữ bị tâm thần phân liệt. Và trẻ sinh ra từ các bà mẹ bị tâm thần phân liệt có khuynh hướng có trọng lượng cao hoặc thấp bất thường.
Phụ nữ bị tâm thần phân liệt cũng có nhiều vấn đề về sức khỏe hơn trước khi thụ thai, theo nghiên cứu được công bố ngày 3/2 trên tạp chí sản phụ khoa Anh.
_____________________________
☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246
☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor
☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor
HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG
_____________________________
So với phụ nữ không mắc bệnh tâm thần, phụ nữ tâm thần phân liệt dễ bị tiểu đường (khoảng 4% so với 1%), cao huyết áp mạn tính (gần 4% so với 2%) và huyết khối (khoảng 2% so với 0,5%) ) trước khi mang thai.
Đối với bệnh nhân tâm thần phân liệt, BS không khuyến khích có thai khi bệnh chưa ổn định; một là do thuốc điều trị tâm thần có thể ảnh hưởng đến khả năng thụ thai; hai là việc điều trị bệnh sẽ phải thay đổi trong quá trình mang thai gây ra nhiều vấn đề mới trong kiểm soát bệnh, khi đó người mẹ bị tâm thần phân liệt có thể sẽ không thể chăm sóc tốt em bé được.
Điều trị tâm thần phân liệt khá phức tạp, các bệnh nhân tự ý bỏ thuốc hoặc giảm liều không theo khuyến cáo của BS thông thường đều sẽ tái phát, khi bệnh đã tái phát sẽ nặng hơn và khó kiểm soát hơn; người bệnh mất dần các chức năng tâm lý xã hội và tàn phế. Do đó, người bệnh mang thai mắc tâm thần phân liệt không được tự ý bỏ thuốc mà nên đi khám bác sĩ để có lời khuyên tốt nhất.
Bạn có thể liên hệ với các bác sĩ của Hello Doctor chúng tôi để nhận được sự hỗ trợ và giúp đỡ qua số điện thoại 1900 1246.
Bác sĩ khám, điều trị
Thạc sĩ - Bác sĩ Lê Thành Nhân
Khoa: Tâm thần, Nội thần kinh
Nơi làm việc: Bệnh viện Chợ Rẫy
Kinh nghiệm: 7 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Thạc sĩ - Bác sĩ Nguyễn Thi Phú
Khoa: Tâm thần
Nơi làm việc: Bệnh viện Đại Học Y Dược
Kinh nghiệm: 21 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Khoa: Tâm thần
Nơi làm việc: Bệnh viện Tâm thần TP Hồ Chí Minh
Kinh nghiệm: 23 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Khoa: Tâm thần
Nơi làm việc: Trung tâm Pháp Y Tâm thần Khu vực TP. Hồ Chí Minh
Kinh nghiệm: 15 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Bác sĩ Chuyên khoa II Vũ Thị Lan
Khoa: Tâm thần
Nơi làm việc: Bệnh viện tuyến Trung Ương
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Bác sĩ Chuyên khoa II Phạm Công Huân
Khoa: Tâm thần
Nơi làm việc: Bệnh viện tuyến Trung Ương
Kinh nghiệm: 12 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Khoa: Tâm thần
Nơi làm việc: Bệnh viện Tâm thần thành phố Đà Nẵng
Kinh nghiệm: 19 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Thạc sĩ - Bác sĩ nội trú Lê Thị Phương Thảo
Khoa: Tâm thần
Nơi làm việc: Bệnh viện tuyến Trung Ương
Kinh nghiệm: 11 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Bình luận, đặt câu hỏi