Bác sĩ điều trị tâm thần phân liệt tại TP.HCM và Hà Nội

Bác sĩ điều trị tâm thần phân liệt tại TP.HCM và Hà Nội

Bệnh nhân tâm thần phân liệt thường gặp nhiều khó khăn trong việc nhận biết hiện thực. Trong trường hợp nhẹ bệnh nhân có thể gặp các vấn đề về ghi nhớ thông tin ví dụ không nhớ được các số điện thoại cần thiết, nhưng nếu nặng thì bệnh nhân không thể tự quản lý cuộc sống của mình. Nếu gặp bác sĩ và điều trị sớm và vẫn có thể giảm bớt hiệu quả ảnh hưởng xấu của bệnh đến cuộc sống bệnh nhân và gia đình. Liên hệ bác sĩ gặp bác sĩ tâm thần tại Hà Nội và TP.Hồ Chí Minh theo số 1900 1246

1. Danh sách bác sĩ chữa tâm thần phân liệt tại TP.HCM và Hà Nội

2. Tổng quan về bệnh tâm thần phân liệt

3. Điều trị bệnh tâm thần phân liệt như thế nào

4. Chuẩn bị cho buổi khám bệnh

DANH SÁCH BÁC SĨ CHỮA TÂM THẦN PHÂN LIỆT TẠI TP.HCM VÀ HÀ NỘI

Bác sĩ tại 3 Thành Phố lớn: Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đà Nẵng.

Thành Phố Hồ Chí Minh: 152/6 Thành Thái, Phường 12, Quận 10

1.Bác sĩ Nguyễn Trọng Tuân, Bệnh viện Tâm Thần HCM. Điện thoại: 08 8600 6167

2.Bác sĩ Nguyễn Thi Phú Bệnh Viện Đại Học Y Dược HCM. Điện thoại: 08 8600 6167

3.Bác sĩ Lê Duy Trung tâm Pháp Y Tâm thần TP. Hồ Chí Minh. Điện thoại: 08 8600 6167

 

Thành Phố Hà Nội: 

 

Địa chỉ: Số 5, Ngõ 95, Ngách 4, Hoàng Cầu, Đống Đa    Điện thoại024 7305 0022

Thạc sĩ - Bác sĩ Nguyễn Viết Chung Khoa Y Dược - Đại học Quốc Gia Hà Nội.

 

Thành Phố Đà Nẵng: Số 14, Lê Doãn Nhạ, Hòa Khánh Nam, Liên Chiểu

1. Bác sĩ Phan Đình Huệ Bệnh viện Tâm Thần Đà Nẵng Điện thoại: 08 8600 6167

==

Để gặp bác sĩ trên bạn có thể liên lạc theo hình thức bên dưới: 

☎ Gọi điện tư vấn với Bác sĩ: 19001246

⌨ Tư vấn qua CHAT FACEBOOK

Tư vấn qua CHAT ZALO

 

==

TỔNG QUAN VỀ BỆNH TÂM THẦN PHÂN LIỆT

Tâm thần phân liệt là một bệnh rối loạn thần kinh thường không được hiểu biết đúng đắn. Với các triệu chứng rất đa dạng, bệnh nhân tâm thần phân liệt thường gặp nhiều khó khăn trong việc nhận biết hiện thực, suy nghĩ logic và cư xử một cách bình thường trong đời sống xã hội. Đáng ngạc nhiêu, bệnh tâm thần phân liệt lại khá phổ biến, với tỉ suất bệnh là 1 trên 100 người trên toàn thế giới.

Các triệu chứng của tâm thần phân liệt được mô tả gồm “triệu chứng dương tính” và “triệu chứng âm tính”. Các triệu chứng dương tính gồm các triệu chứng loạn thần như hoang tưởng, ảo giác và ngôn ngữ vô tổ chức. Các triệu chứng âm tính là xu hướng giới hạn các cảm xúc, cảm xúc cùn mòn (giảm thể hiện), và mất khả năng thực hiện các hiệu quả các hoạt động.

Thêm vào các triệu chứng âm tính và dương tính, nhiều bệnh nhân tâm thần phân liệt còn có các triệu chứng về nhận thức. Họ có thể gặp rắc rối với việc ghi nhớ thông tin, ví dụ như không nhớ được các số điện thoại cần thiết. Đây có thể là các vấn đề nhỏ, nhưng trong một số trường hợp có thể khiến cho bệnh nhân tâm thần phân liệt không thể tự quản lý cuộc sống hằng ngày của mình.

Việc chẩn đoán bệnh tâm thần phân liệt thường không dễ dàng. Gần như không thể chẩn đoán bệnh ngay trong một lần thăm khám. Dù cho bệnh nhân có các triệu chứng loạn thần cũng không chắc chắn người ấy mắc bệnh tâm thần phân liệt, do cũng có nhiều bệnh khác thuộc rối loạn phổ loạn thần. Có thể mất vài tháng, thậm chí vài năm để thấy được liệu biểu hiện của bệnh nhân có phù hợp với tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh hay không. Các chuyên gia tâm thần biết rằng chức năng não của bệnh nhân tâm thần phân liệt có tổn thương, nhưng các xét nghiệm trực tiếp quan sát hình thái và chức năng não bộ vẫn không thể giúp chẩn đoán bệnh. Các xét nghiệm hình ảnh học não như CT, MRI hay điện não đồ không thể chẩn đoán được bệnh, nhưng chúng có vai trò loại trừ các chẩn đoán khác cũng gây các triệu chứng tương tự như khối u hoặc rối loạn co giật.

Tâm thần phân liệt là một bệnh phải điều trị lâu dài. Các triệu chứng loạn thần có lúc tăng lúc giảm, trong khi các triệu chứng âm tính và triệu chứng về nhận thức lại tồn tại dai dẳng hơn. Nhưng nhìn chung, nếu điều trị sớm và tích cực vẫn có thể giảm bớt hiệu quả ảnh hưởng xấu của bệnh đến cuộc sống bệnh nhân và gia đình.

_____________________________

Bác sĩ tư vấn và hẹn khám

☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246

☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor

☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor 

  HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG

_____________________________

>> Đọc thêm: 

Tâm thần phân liệt không biệt định và Những điều bạn cần biết

Những điều cần biết về bệnh tâm thần phân liệt ở trẻ em

Nguồn:https://www.health.harvard.edu/a_to_z/schizophrenia-a-to-z

ĐIỀU TRỊ BỆNH TÂM THẦN PHÂN LIỆT NHƯ THẾ NÀO?

Nếu bạn nghi ngờ một người nào đó đang có các triệu chứng của tâm thần phân liệt, hãy khuyến khích họ đến gặp bác sĩ ngay lập tức. Điều trị càng sớm, ngay từ đợt khởi bệnh đầu tiên, dự hậu càng tốt.

Điều trị bằng thuốc

Nhóm thuốc chính yếu điều trị tâm thần phân liệt gọi là thuốc chống loạn thần. Chúng có tác dụng chung là điều trị các triệu chứng dương tính. Mỗi bệnh nhân đáp ứng với thuốc hơi khác nhau, do đó họ cần thử vài loại trước khi tìm ra loại phù hợp nhất.

Nếu điều trị bằng thuốc có tác dụng, bệnh nhân cần phải tiếp tục dùng thuốc dù triệu chứng có cải thiện. Khi ngưng thuốc, khả năng cao các cơn loạn thần sẽ quay lại và mỗi lần tái phát sẽ còn nặng hơn lần trước.

Bên cạnh sự hiệu quả của thuốc chống loạn thần, chúng cũng thường gây tác dụng phụ. Đó có thể là các tác dụng phụ nhẹ nhàng như khô miệng, nhìn mờ, táo bón, li bì và chóng mặt, nhưng chúng thường biến mất sau vài tuần. Ngoài ra có thể gặp các tác dụng phụ nghiêm trọng hơn như mất điều khiển cơ bắp, đi lại khó khăn, run rẩy và giật cơ mặt. Các thuốc thế hệ mới có ít tác dụng phụ hơn. Tuy nhiên, bệnh nhân cần đến gặp bác sĩ trước khi chuyển sang loại thuốc khác vì nhiều tác dụng phụ vẫn có thể kiểm soát được.

Những câu hỏi liên quan về bệnh tâm thần phân liệt:

Bệnh tâm thần phân liệt có chữa khỏi được không?

Bệnh tâm thần phân liệt có di truyền không?

Điều trị bằng các phương pháp tâm lý xã hội

Ngày càng có nhiều bằng chứng ủng hộ việc điều trị bằng các phương pháp tâm lý xã hội cho các bệnh nhân tâm thần phân liệt là rất cần thiết. Chúng không thay thế điều trị  thuốc, nhưng là sự bổ trợ rất tốt cho thuốc điều trị. Nói cách khác, việc kết hợp giữa điều trị bằng thuốc và tâm lý liệu pháp mang lại hiệu quả tốt nhất. Một số phương pháp điều trị tâm lý xã hội là:

- Điều trị cá thể: Giúp bình thường hóa cách suy nghĩ của người bệnh, giúp họ học cách đối mặt với stress và nhận ra các dấu hiệu cơn tái phát.

- Huấn luyện các kỹ năng xã hội: Giúp cải thiện khả năng giao tiếp của người bệnh cũng như cải thiện khả năng thực hiện các hoạt động thường nhật.

- Điều trị cho gia đình: Cung cấp kiến thức và giúp đỡ các gia đình có người thân bị tâm thần phân liệt.

- Phục hồi chức năng nghề nghiệp và hỗ trợ tìm việc làm: Giúp bệnh nhân chuẩn bị và tìm việc làm.

Kết hợp giữa điều trị bằng thuốc và tâm lý liệu pháp mang lại hiệu quả tốt nhất

_____________________________

Bác sĩ tư vấn và hẹn khám

☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246

☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor

☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor 

  HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG

_____________________________

CHUẨN BỊ CHO BUỔI KHÁM BỆNH

Nếu bạn muốn tìm sự giúp đỡ cho người thân nghi bị tâm thần phân liệt, hãy đến gặp bác sĩ. Hãy đến phòng khám cùng với người thân của mình để có được những thông tin chính xác nhất về tình trạng bệnh của họ. Hãy lập một danh sách:

- Bất kỳ triệu chứng nào của người thân, kể cả các triệu chứng có vẻ không liên quan đến lí do đến khám

- Các thông tin cá nhân quan trọng, bao gồm những biến cố quan trọng và sự căng thẳng trong cuộc sống người bệnh

- Các loại thuốc đang sử dụng, gồm các loại vitamin, thảo dược, các loại thực phẩm chức năng và liều lượng của chúng

- Các câu hỏi đặt cho bác sĩ:

o Điều gì có thể gây nên các triệu chứng hoặc căn bệnh này?

o Ngoài ra còn có các nguyên nhân nào khác?

o Cần phải thực hiện các xét nghiệm gì?

o Tình trạng bệnh này là tạm thời hay kéo dài cả đời?

o Phương pháp điều trị tốt nhất?

o Ngoài ra còn có phương pháp điều trị thay thế nào khác không?

o Tôi có thể làm gì để giúp đỡ người thân tôi?

o Các loại tài liệu giấy về bệnh tôi có thể tiếp cận ở đâu?

o Các trang web tham khảo về căn bệnh này.

Đừng ngại đặt thêm các câu hỏi khác trong buổi thăm khám của bạn và người thân.

Bác sĩ sẽ hỏi bạn một số vấn đề. Hãy chuẩn bị câu trả lời cho một số vấn đề đó để cuộc thăm khám đạt hiệu quả nhất. Các câu hỏi có thể là:

- Các triệu chứng của người thân bạn là gì, và lần đầu tiên phát triệu chứng là lúc nào?

- Còn ai trong gia đình đã được chẩn đoán tâm thần phân liệt không?

- Triệu chứng diễn ra liên tục hay thi thoảng xuất hiện?

- Người thân của bạn có từng nói về việc tự tử không?

- Người thân của bạn có khả năng thực hiện các hoạt động thường nhật không, ở mức độ nào? Họ có đang ăn uống bình thường, đi học hoặc đi làm, đi tắm thường xuyên không?

- Người thân của bạn có bị gì khác đã được chẩn đoán không?

- Người thân của bạn có đang uống thuốc gì không?

_____________________________

Bác sĩ tư vấn và hẹn khám

☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246

☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor

☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor 

  HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG

_____________________________



Bác sĩ khám, điều trị

Lê Thành Nhân

Thạc sĩ - Bác sĩ Lê Thành Nhân

Khoa: Tâm thần, Nội thần kinh

Nơi làm việc: Bệnh viện Chợ Rẫy

Kinh nghiệm: 7 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Nguyễn Thi Phú

Thạc sĩ - Bác sĩ Nguyễn Thi Phú

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Bệnh viện Đại Học Y Dược

Kinh nghiệm: 21 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Nguyễn Trọng Tuân

Bác sĩ Nguyễn Trọng Tuân

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Bệnh viện Tâm thần TP Hồ Chí Minh

Kinh nghiệm: 23 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Phạm Hồng Phát

Bác sĩ Phạm Hồng Phát

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Hello Doctor

Kinh nghiệm: 10 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Lê Duy

Bác sĩ Lê Duy

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Trung tâm Pháp Y Tâm thần Khu vực TP. Hồ Chí Minh

Kinh nghiệm: 15 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Vũ Ngọc Anh Thư

Bác sĩ Vũ Ngọc Anh Thư

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Hello Doctor

Kinh nghiệm: 11 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Vũ Thị Lan

Bác sĩ Chuyên khoa II Vũ Thị Lan

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Bệnh viện tuyến Trung Ương

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Phạm Công Huân

Bác sĩ Chuyên khoa II Phạm Công Huân

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Bệnh viện tuyến Trung Ương

Kinh nghiệm: 12 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Nguyễn Viết Chung

Thạc sĩ Nguyễn Viết Chung

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Khoa Y Dược - Đại học Quốc Gia Hà Nội.

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Phan Đình Huệ

Bác sĩ Phan Đình Huệ

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Bệnh viện Tâm thần thành phố Đà Nẵng

Kinh nghiệm: 19 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Phạm Thị Hoài Mai

Bác sĩ Phạm Thị Hoài Mai

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Bệnh viện Tâm thần Đà Nẵng

Kinh nghiệm: 4 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Nguyễn Thúy Anh

Bác sĩ Nguyễn Thúy Anh

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Bệnh viện Tâm thần Hà Nội

Kinh nghiệm: 16 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Lê Thị Phương Thảo

Thạc sĩ - Bác sĩ nội trú Lê Thị Phương Thảo

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Bệnh viện tuyến Trung Ương

Kinh nghiệm: 11 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Lê Thị Mỹ Giang

Thạc sĩ Tâm Lý Gia Lê Thị Mỹ Giang

Khoa: Tâm lý, Tâm thần

Nơi làm việc: Hello Doctor

Kinh nghiệm: 10 năm

Vị trí: Chuyên gia

Thông tin thêm về Tâm thần phân liệt

Tiêu chuẩn và phương pháp chẩn đoán bệnh tâm thần phân liệt
Tâm thần phân liệt là một căn bệnh mà hầu hết mọi người đều không phát hiện ra được. Nếu không được...
Tâm thần phân liệt thể paranoid - Nguyên nhân và cách điều trị
Tâm thần phần liệt thể Paranoid hay tâm thần phân liệt thể hoang tưởng là dạng hay gặp nhất của bệnh tâm thần phân liệt. Nguyên nhân gây...
Tâm thần phân liệt mang thai
Tâm thần phân liệt (Schizophrenia) là một rối loạn tâm thần đặc trưng bởi một sự suy giảm quá trình suy nghĩ và sự thiếu hụt các...
Tâm thần phân liệt ẩn
Tâm thần phân liệt là một rối loạn tâm thần mãn tính và nghiêm trọng ảnh hưởng đến cách một người suy nghĩ, cảm nhận và cư xử....
Nguyên nhân gây ra tâm thần phân liệt
Tâm thần phân liệt (Schizopheria) là một rối loạn tâm thần thường xuất hiện ở tuổi vị thành niên hoặc tuổi trưởng thành sớm. Đặc trưng bởi ảo...

Đánh giá bài viết Gửi đánh giá

  • Sáu

    Tuân thủ theo phác đồ điều trị của bác sĩ Trụ. Bây giờ em tôi bắt đầu từ từ có nhận thức đúng từ từ. Không thường xuyên lên cơn nhiều như trước kia nữa. Nhà tôi khỏe hơn rất nhiều, cảm ơn bác sĩ

    02/12/2019
  • phuc

    Cảm ơn bs Tuân đã tư vấn rất nhiệt tình cho gia đình tôi cách chăm sóc người thân bị tâm thần phân liệt.

    02/12/2019

Bình luận, đặt câu hỏi

Các thông tin cá nhân của bạn sẽ không bị công khai

Nội dung