Tâm thần phân liệt không biệt định và Những điều bạn cần biết

Tâm thần phân liệt không biệt định và Những điều bạn cần biết

Tâm thần phân liệt không biệt định là gì? Nguyên nhân và cách điều trị bệnh như thế nào? Hãy cùng Hello Doctor tìm hiểu chi tiết về bệnh tâm thần phân liệt không biệt định trong bài viết sau.

1. Tâm thần phân liệt không biệt định là gì?

2. Triệu chứng của bệnh

3. Nguyên nhân gây bệnh

4. Cách điều trị bệnh tâm thần phân liệt không biệt định

===

Bác sĩ tham vấn thông tin và hỗ trợ khám bệnh:

✍ Sài Gòn: Các bác sĩ Bv Tâm Thần HCM, Đại Học Y Dược, Đại học Phạm Ngọc Thạch

✍ Hà Nội: Viện Tâm Thần Bạch Mai- Đại Học Quốc Gia (khoa Y) - Đại Học Y Hà Nội.

✍ Đà Nẵng: Bệnh viện tâm thần Đà Nẵng.

☎ Gọi điện tư vấn miễn phí và hẹn khám Bác sĩ: 19001246

⌨ CHAT FACEBOOK

Tư vấn qua CHAT ZALO

===

1. Tâm thần phân liệt không biệt định là gì?

Tâm thần phân liệt không biệt định là 1 chứng bệnh về tâm thần được đặc trưng bởi các triệu chứng chung của tâm thần phân liệt nhưng lại không phù hợp với bất kì một chẩn đoán và phân loại cụ thể nào của tâm thần phân liệt.

Người bệnh có thể biểu hiện các triệu chứng “dương tính” và “âm tính” truyền thống, nhưng chúng có thể dao động trong một khoảng thời gian.

Theo bác sĩ Nguyễn Trọng Tuân - Bệnh viện Tâm thần Tp.HCM: Loại tâm thần phân liệt này đặc biệt khó khăn để chẩn đoán một cách chính xác bởi vì cần phải loại trừ người bệnh có các bệnh nào khác hoặc bị trầm cảm nặng dẫn tới các triệu chứng loạn thần.

Bác sĩ tâm thần thường sẽ xem xét các triệu chứng của bệnh nhân, đánh giá chúng và chẩn đoán tâm thần phân liệt trước tiên, sau đó sẽ đánh giá kĩ hơn để xác định đây là thể tâm thần phân liệt nào.

Nếu không thể xác định được do các triệu chứng phù hợp với nhiều thể khác thì tâm thần phân liệt thể không biệt định có thể là một chẩn đoán.

>>>> Bạn có thể tìm hiểu rõ hơn về bệnh tâm thần phân liệt trong bài viết: Tâm thần phân liệt là bệnh gì?

_____________________________

Bác sĩ tư vấn và hẹn khám

☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246

☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor

☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor 

  HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG

_____________________________

2. Triệu chứng của bệnh

Tâm thần phân liệt không biệt định thường không có triệu chứng chính xác. Những người có thể tâm thần phân liệt này có các triệu chứng chung của tâm thần phân liệt nhưng không có những triệu chứng đặc hiệu của bất kì một thể tâm thần phân liệt nào và thậm chí các triệu chứng còn thay đổi tùy theo từng cá thể.

  • Hoang tưởng
  • Rối loạn hành vi, tư duy, tri giác, cảm xúc
  • Ảo giác
  • Cảm xúc “phẳng lặng”, tẻ nhạt
  • Suy giảm năng lượng
  • Rối loạn nhân cách
  • Hiểu biết kém
  • Suy giảm vận động tâm thần
  • Thu rút bản thân với xã hội

Lưu ý: Những người bị tâm thần phân liệt không biệt định có thể gặp khó khăn với tất cả các loại triệu chứng bao gồm: dương tính, âm tính và nhận thức. Mức độ nghiêm trọng của bệnh thường liên quan đến tuổi khởi phát. Nếu bị tâm thần phân liệt ở tuổi sớm, tiên lượng có xu hướng nặng hơn.

_____________________________

Bác sĩ tư vấn và hẹn khám

☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246

☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor

☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor 

  HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG

_____________________________

3. Nguyên nhân gây bệnh

Các nhà khoa học vẫn chưa biết nguyên nhân gây tâm thần phân liệt nói chung là tâm thần phân liệt biệt định nói riêng. Nhiều giả thuyết cho rằng đó là kết quả của các yếu tố tâm sinh xã hội.

Hầu hết mọi người cho rằng tâm thần phân liệt là do các yếu tố di truyền và yếu tố môi trường gây ra. Một số người nghĩ rằng những trải nghiệm đau thương trong thời gian còn trẻ, phơi nhiễm với độc tố, và những bất thường trong phát triển não bộ có thể góp phần gây ra tâm thần phân liệt.

Trong các trường hợp tâm thần phân liệt không biệt định, có thể có nhiều rối loạn chức năng khác nhau trong não.

Ví dụ, ở một người tâm thần phân liệt không biệt định có nhiều triệu chứng dương tính, người ta cho rằng có thể có các thụ thể dopamin hoạt động quá mức.

Trong trường hợp người bệnh có nhiều triệu chứng âm tính, người ta cho rằng các vấn đề với hệ thống mạch não và cũng như mức độ kích thích thấp bất thường có thể gây ra các triệu chứng.

Những người khác lại tin rằng glutamate đóng một vai trò quan trọng trong tất cả các loại tâm thần phân liệt. Thực tế là có rất nhiều lý thuyết nhưng lại không có bằng chứng kết luận về nguyên nhân rõ ràng.

_____________________________

Bác sĩ tư vấn và hẹn khám

☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246

☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor

☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor 

  HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG

_____________________________

4. Cách điều trị bệnh tâm thần phân liệt không biệt định

Điều trị tâm thần phân liệt không biệt định hoàn toàn phụ thuộc vào các triệu chứng của người bệnh. Thông thường thuốc chống loạn thần được sử dụng trong tất cả các thể tâm thần phân liệt. Tuy nhiên, các chiến lược tăng cường khác có thể hữu ích nếu bệnh nhân không đáp ứng tốt với các loại thuốc chống loạn thần.

  • Thuốc chống loạn thần: Ban đầu bệnh nhân sẽ được điều trị bằng thuốc chống loạn thần không điển hình. Nhóm thuốc không điển hình có xu hướng mang ít tác dụng phụ hơn nhóm thuốc chống loạn thần điển hình. Tuy nhiên, nếu bệnh nhân không có kết quả tốt với nhiều loại thuốc không điển hình khác nhau, bác sĩ tâm thần có thể kê đơn thuốc nhóm điển hình.
  • Liệu pháp sốc điện (Electroconvulsive therapy – ECT): Nếu điều trị bệnh nhân tâm thần phân liệt không biệt định không hiệu quả với các lựa chọn điều trị truyền thống (ví dụ như thuốc), thì bác sĩ có thể tiến hành liệu pháp shock điện bằng cách tiến hành một loạt các cú sốc điện điều khiển tới não để gây ra cơn co giật; qua đó tạm thời điều chỉnh hoạt động điện, sóng não và vận chuyển thần kinh trong não.
  • Tâm lý trị liệu: Gặp gỡ một nhà tâm lý trị liệu được cấp phép thường xuyên có thể mang lại lợi ích to lớn cho cá nhân bị tâm thần phân liệt. Nhà tâm lý trị liệu có thể giúp dạy họ cách đối phó với các triệu chứng, đặt mục tiêu và giúp họ học cải thiện hiệu quả hơn với tình trạng của họ.
  • Đào tạo kỹ năng nghề nghiệp: Đây là khóa đào tạo giúp người bị tâm thần phân liệt không biệt định học được các kỹ năng khác nhau mà cuối cùng sẽ giúp họ có được việc làm. Một số người có thể đã có các kỹ năng cơ bản để hoạt động trong xã hội, nhưng đối với những cá nhân cần hỗ trợ thêm, đào tạo kỹ năng nghề có thể chứng minh có lợi.

Bạn có thể liên hệ với các bác sĩ của Hello Doctor chúng tôi để nhận được sự hỗ trợ và giúp đỡ qua số điện thoại 1900 1246



Bác sĩ khám, điều trị

Lê Thành Nhân

Thạc sĩ - Bác sĩ Lê Thành Nhân

Khoa: Tâm thần, Nội thần kinh

Nơi làm việc: Bệnh viện Chợ Rẫy

Kinh nghiệm: 7 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Nguyễn Thi Phú

Thạc sĩ - Bác sĩ Nguyễn Thi Phú

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Bệnh viện Đại Học Y Dược

Kinh nghiệm: 21 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Nguyễn Trọng Tuân

Bác sĩ Nguyễn Trọng Tuân

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Bệnh viện Tâm thần TP Hồ Chí Minh

Kinh nghiệm: 23 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Lê Duy

Bác sĩ Lê Duy

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Trung tâm Pháp Y Tâm thần Khu vực TP. Hồ Chí Minh

Kinh nghiệm: 15 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Vũ Ngọc Anh Thư

Bác sĩ Vũ Ngọc Anh Thư

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Hello Doctor

Kinh nghiệm: 11 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Vũ Thị Lan

Bác sĩ Chuyên khoa II Vũ Thị Lan

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Bệnh viện tuyến Trung Ương

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Phạm Công Huân

Bác sĩ Chuyên khoa II Phạm Công Huân

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Bệnh viện tuyến Trung Ương

Kinh nghiệm: 12 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Nguyễn Viết Chung

Thạc sĩ Nguyễn Viết Chung

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Khoa Y Dược - Đại học Quốc Gia Hà Nội.

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Phan Đình Huệ

Bác sĩ Phan Đình Huệ

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Bệnh viện Tâm thần thành phố Đà Nẵng

Kinh nghiệm: 19 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Phạm Thị Hoài Mai

Bác sĩ Phạm Thị Hoài Mai

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Bệnh viện Tâm thần Đà Nẵng

Kinh nghiệm: 4 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Nguyễn Thúy Anh

Bác sĩ Nguyễn Thúy Anh

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Bệnh viện Tâm thần Hà Nội

Kinh nghiệm: 16 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Lê Thị Phương Thảo

Thạc sĩ - Bác sĩ nội trú Lê Thị Phương Thảo

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Bệnh viện tuyến Trung Ương

Kinh nghiệm: 11 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Thông tin thêm về Tâm thần phân liệt

Tiêu chuẩn và phương pháp chẩn đoán bệnh tâm thần phân liệt
Tâm thần phân liệt là một căn bệnh mà hầu hết mọi người đều không phát hiện ra được. Nếu không được...
Tâm thần phân liệt thể paranoid - Nguyên nhân và cách điều trị
Tâm thần phần liệt thể Paranoid hay tâm thần phân liệt thể hoang tưởng là dạng hay gặp nhất của bệnh tâm thần phân liệt. Nguyên nhân gây...
Tâm thần phân liệt mang thai
Tâm thần phân liệt (Schizophrenia) là một rối loạn tâm thần đặc trưng bởi một sự suy giảm quá trình suy nghĩ và sự thiếu hụt các...
Tâm thần phân liệt ẩn
Tâm thần phân liệt là một rối loạn tâm thần mãn tính và nghiêm trọng ảnh hưởng đến cách một người suy nghĩ, cảm nhận và cư xử....
Nguyên nhân gây ra tâm thần phân liệt
Tâm thần phân liệt (Schizopheria) là một rối loạn tâm thần thường xuất hiện ở tuổi vị thành niên hoặc tuổi trưởng thành sớm. Đặc trưng bởi ảo...

Đánh giá bài viết Gửi đánh giá

  • Long Trần

    Chào bác sĩ. Nhà tôi có người đang bị bệnh này nhờ bác sĩ bệnh tình đã đỡ. Cảm ơn bác sĩ.

    18/07/2018

Bình luận, đặt câu hỏi

Các thông tin cá nhân của bạn sẽ không bị công khai

Nội dung